Tình Hình Rút Giấy Phép Đầu Tư Của Các Dự Án Fdi Vào Ngành Du Lịch Việt Nam Thời Kỳ 1988-2002.


quân của ngành là 33,05%: ở Hà Nội tỷ lệ thực hiện vốn đăng ký là 38,2%, TP Hồ Chí Minh là 33,2%, Bà Rịa- Vũng Tàu là 35,6%, Hải Phòng là 31,5%, Khánh Hoà là 34,1%...Trong khi đó tỉ lệ thực hiện vốn đăng ký ở 12 tỉnh thành còn lại chỉ đạt khoảng 15,5%. Nguyên nhân là do tại những tỉnh thành phố này, hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin liên lạc... kém phát triển hơn gây trở ngại cho các nhà đầu tư khi triển khai các dự án.

2.3.Tình hình rút giấy phép đầu tư

Sau 15 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, đến nay trong ngành du lịch đã có khoảng 70 dự án bị rút giấy phép đầu tư (chiếm 19% tổng số dự án được cấp giấy phép) với số vốn giải thể là 1.592 triệu USD (chiếm 17,5% tổng vốn đầu tư). Đây là tỷ lệ cao so với tình hình khu vực có vốn FDI nói chung: 18% về số dự án và 15% về số vốn đầu tư. Tuy nhiên, số dự án bị rút giấy phép đầu tư qua các năm là không giống nhau.

Bảng 8: Tình hình rút giấy phép đầu tư của các dự án FDI vào ngành du lịch Việt Nam thời kỳ 1988-2002.


Năm

Số dự án

Vốn giải thể (triệu USD)

Khách sạn

-du lịch

Văn phòng căn hộ

Tổng

Khách sạn

-du lịch

Văn phòng căn hộ

Tổng

1988-1990

0

0

0




1991-1993

21

5

26

148,9

38,981

188

1994

3

0

3

37,208


37,2

1995

2

2

4

59,2

11,371

70,6

1996

7

5

12

354,643

248,785

603

1997

9

1

10

436,575

16,2

453

1998

8

0

8

146,9


147

1999

6

1

7

90,507

3

93,5

2000

0






2001

0






2002

0






Tổng

56

14

70

1273,933

318,337

1592

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 8

Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch


Do đặc điểm của các dự án đầu tư vào du lịch là thời hạn hoạt động của các dự án thường dài tới 20-30 năm (ngắn nhất thì cũng phải 10-15 năm) nên hầu hết các dự án bị rút giấy phép đầu tư không phải do hết thời hạn đăng ký kinh doanh mà là do những nguyên nhân khác như: không triển khai thực hiện, triển khai không đúng với quy định trong giấy phép đầu tư, vi phạm quy định của pháp luật của Việt Nam, hoặc do không còn khả năng tiếp tục triển khai. Đồng thời các dự án bị rút giấy phép đầu tư tập trung chủ yếu trong lĩnh vực khách sạn du lịch. Nhìn bảng số liệu ta thấy, số dự án bị rút giấy phép đầu tư tập trung ở các năm 1991-1993, và các năm 1996-1998. Nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ rất sớm của các dự án trong những năm 1991, 1992 là:

Bên nước ngoài không có khả năng về tài chính, không có khả năng về

chuyên môn, không có thiện chí làm ăn nghiêm túc tại Việt Nam.

Một số dự án, chủ đầu tư nước ngoài lợi dụng lúc Việt Nam mới mở cửa, thiếu kinh nghiệm đã nhảy vào xin giấy phép để giữ chỗ, sau đó mới đi tìm nguồn vốn hoặc tìm đối tác để chuyển giao nhằm thu chênh lệch. Nhưng khi không thu xếp được vốn hoặc không chuyển giao được giấy phép thì họ tự ý bỏ luôn.

Một số dự án ngay từ khi xin giấy phép đầu tư đã tỏ ra không có tính khả thi như tỷ lệ vốn pháp định trên vốn đầu tư quá thấp nên chủ đầu tư không thể thu xếp được nguồn vốn vay cho dự án (ví dụ Công ty liên doanh làng du lịch Hà Nội được cấp giấy phép năm 1989, có vốn pháp định là 1,75 triệu USD chỉ bằng 4% tổng vốn đầu tư 32,35 triệu USD. Với tỷ lệ như vậy nên suốt 3 năm liền bên nước ngoài không thu xếp được nguồn vốn cho dự án và cuối cùng đã phải rút giấy phép đầu tư), hoặc do bên Việt Nam không nắm vững luật pháp, tình hình thực tế và không được hướng dẫn một cách đầy đủ nên khi đàm phán với nước ngoài đã ép bên nước ngoài chấp nhận những điều kiện quá có lợi cho bên Việt Nam nhưng thực tế không thể đảm bảo cho lợi ích của nhà đầu tư, vì vậy sau khi được cấp giấy phép bên nước ngoài cũng tự ý bỏ luôn. Chẳng hạn


trường hợp dự án khách sạn South Pacific ở Nha Trang, bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất với mức 66,7 USD/năm/m2, gấp 3,7 lần mức cao nhất trong khung giá quy định của Bộ Tài chính, làm cho tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam đạt 37,5%, bên nước ngoài chiếm 62,5%, nhưng tỷ lệ chia lợi nhuận lại là 50:50. Đây là dự án rất hấp dẫn đối với bên Việt Nam và bên nước ngoài cũng chấp nhận nhưng sau khi có giấy phép thì bên nước ngoài không quay trở lại nữa.

Còn sự đổ vỡ của các dự án FDI vào du lịch trong những năm 1996-1998 có thể là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do ảnh hưởng khách quan của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính hoặc bị phá sản nên mất khả năng thực hiện các dự án ở Việt Nam dẫn tới việc số dự án bị rút giấy phép trong những năm 1997, 1998 tăng mạnh so với các năm khác.

Thứ hai, việc lựa chọn đối tác nước ngoài của ta còn thiếu chặt chẽ, bộc lộ những sai sót. Nhiều đối tác nước ngoài không có vốn hoặc không đủ năng lực tài chính, mà chỉ vào Việt Nam làm môi giới, bán giấy phép hoặc hợp đồng. Nhiều đối tác không có chuyên môn mà vẫn liên doanh làm khách sạn- du lịch... Có đối tác chưa tuân theo đầy đủ luật Việt Nam. Điều này đã dẫn tới tình trạng đổ bể chậm triển khai hoặc không triển khai được nhiều dự án.

3.Đánh giá về FDI vào ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 1988-2003

3.1. Thành tựu.

3.1.1.Bù đắp sự thiếu hụt về vốn cho phát triển du lịch.

Từ năm 1988 đến nay, gần 3 tỷ USD vốn FDI đã được giải ngân vào ngành du lịch Việt Nam. Lượng vốn FDI này đã góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt về vốn để phát triển ngành du lịch. Có thể nói, FDI đóng một vai trò quan trọng góp phần cải thiện đáng kể những mặt yếu kém của ngành trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Các dự án FDI vào các khách sạn, trung tâm thương


mại, tổ hợp văn phòng căn hộ đã mang lại bộ mặt mới cho các thành phố. Tại thủ đô, một loạt các khách sạn mang tầm cỡ quốc tế đã được xây dựng và bước vào kinh doanh như: khách sạn Metropole, Daewoo, Tháp Hà Nội, Meritus, khách sạn SAS, khách sạn Hilton... Tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng dăm năm nhiều khách sạn đồ sộ mọc lên khắp mọi phường, mọi quận; trong đó phải kể đến khách sạn New World, khách sạn Ommi, Equatorial, Royal. Dọc miền Trung cũng đã có được những khách sạn tầm cỡ như Century ở Huế, Palace ở Đà Lạt, Novotel ở Phan Thiết. Còn những thành phố nhỏ như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang, Vũng Tàu... cũng thu hút được không ít vốn FDI vào kinh doanh du lịch, khách sạn. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến cuối năm 2002 cả nước có số lượng cơ sở lưu trú như sau:

Bảng 9: Cơ sơ lưu trú của ngành du lịch tính đến cuối năm 2002.



Số lượng

Số phòng

Khách sạn

1.904

53.026

Nhà nghỉ

68

7.603

Biệt thự

52

1.310

Làng du lịch

11

357

Căn hộ cho thuê

19

249

Bãi cắm trại

8

83

Cơ sở lưu trú khác

1.205

9.876

Tổng

3.267

72.504

Nguồn: Website: www.Vietnamtourism.gov

Hệ thống cơ sở lưu trú của Việt Nam không chỉ phong phú về số lượng mà chất lượng cũng ngày càng được nâng cao. Hiện cả nước có 850 khách sạn được xếp hạng sao (chiếm 45% tổng khách sạn toàn ngành), trong đó có khoảng 110 khách sạn được xếp hạng từ 3 đến 5 sao. Trong số này có 13 khách sạn 5 sao, 19 khách sạn 4 sao và 78 khách sạn 3 sao. Hầu hết các khách sạn 4 sao, 5 sao đều thuộc về các doanh nghiệp có vốn FDI.

3.1.2.Góp phần tăng doanh thu của ngành du lịch.


Tính đến năm 2002, các dự án đầu tư FDI trong lĩnh vực du lịch đã có tổng doanh thu là 1.519,54 triệu USD. Doanh thu từ khu vực FDI trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu của toàn ngành du lịch. Bảng 10: Doanh thu từ các doanh nghiệp FDI trong du lịch 1991-2002


Năm

Doanh thu khu vực FDI

Doanh thu toàn ngành

(triệu USD)

Khu vực FDI

so với toàn ngành(%)

Số tuyệt đối

(triệu USD)

Tỉ lệ tăng (%)

1991

12,7

-

158,5

8,01

1992

18,4

144,88

94,1

19,55

1993

28,7

155,98

122,7

23,39

1994

52,3

182,23

310,2

16,86

1995

68,8

131,55

477

14,42

1996

125,6

182,56

724,5

17,34

1997

155,1

123,49

854,3

18,16

1998

141,5

91,23

776,2

18,23

1999

160,48

113,41

884,87

18,14

2000

224,85

140,11

1238,82

18,15

2001

249,09

110,78

1367,1

18,22

2002

282,02

113,22

1566,67

18

Tổng

1519,54


8574,96

17,72

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu của khu vực FDI trong 3 năm 1992, 1993, 1994 đạt mức cao và liên tục tăng từ 44,88% vào năm 1992 lên 55,98% năm 1993 và đạt 82,23% vào năm 1994. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, nguồn cung khách sạn không đáp ứng kịp so với nhu cầu của khách quốc tế dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu và giá cả bị đẩy lên cao. Tỉ lệ lợi nhuận cao trong lĩnh vực khách sạn đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào lĩnh vực này. Việc đầu tư một cách tràn lan, không có kế hoạch đã dẫn đến tình trạng cung về hệ thống khách sạn tăng nhanh vượt quá cầu. Các khách sạn đua nhau hạ giá để thu hút khách. Kết quả của cuộc cạnh tranh ác liệt về giá cả để giành giật khách hàng này là sự giảm sút về tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trong những năm tiếp theo. Đặc biệt năm 1998, tỉ lệ tăng trưởng doanh thu ở mức âm


(-8,8%). Năm này đánh dấu thời kỳ khó khăn của các khách sạn đắt tiền cũng như các khách sạn tư nhân nhỏ của Việt Nam. Khách đến Việt Nam thường chọn các khách sạn 3 sao hoặc thấp hơn nơi có giá cả vừa phải dẫn tới tỉ lệ thuê phòng ở các khách sạn nhiều sao, đắt tiền giảm. Hàng loạt các khách sạn đắt tiền đã phải giảm giá đến một nửa. Do thiếu khách, nhiều khách sạn nhỏ đã phải đóng cửa. Từ năm 2000, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng với tốc độ cao nhưng nhu cầu về khách sạn vẫn chưa đủ để thay đổi chính sách giá. Thị trường vẫn thuộc người mua và sự cạnh tranh vẫn rất gay gắt. Tuy nhiên điều đáng mừng là dù tỉ lệ tăng trưởng doanh thu có giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn luôn ở mức dương.

Nhìn chung, doanh thu từ khu vực FDI trong ngành du lịch trung bình chiếm khoảng 18% tổng doanh thu toàn ngành. Tuy nhiên, phần thu nhập của các doanh nghiệp có vốn FDI có khuynh hướng giảm dần so với toàn ngành. Năm 1993, doanh thu của các doanh nghiệp FDI chiếm 23,4% so với tổng số. Tỉ lệ này giảm vào những năm sau và từ năm 1997 đến nay trung bình chỉ đạt khoảng 18%. Nguyên nhân là số lượng khách có đủ tiền để thuê những khách sạn đắt tiền 4-5 sao của khu vực FDI không nhiều và phải chuyển sang thuê những khách sạn rẻ hơn không phải do khu vực FDI cung cấp. Trong những năm tới, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cũng như trong ngành du lịch cần có giải pháp hợp lí để khắc phục tình trạng này.

3.1.3. Chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến.

Nguồn vốn góp của các đối tác nước ngoài thường bằng máy móc công nghệ. Tuy còn nhiều vần đề bàn cãi về giá cả công nghệ nhưng chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ chuyển giao mang lại. Khoa học công nghệ đã góp phần đổi mới, hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển khách du lịch, trong việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống khách sạn, phát triẻn các dịch vụ viễn thông, trong điều hành quản lý và định hướng marketing du lịch. Hơn nữa, việc ứng dụng những thành


tựu khoa học hiện đại ở mỗi tổ chức kinh doanh du lịch đã giúp cho việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hay việc xây dựng những chiến lược phát triển du lịch trong mối quan hệ tương tác nhanh chóng và chính xác hơn... Nhờ đó, các tài nguyên du lịch được khai thác càng ngày càng đáp ứng được những nhu cầu mong muốn đa dạng của du khách, không chỉ ở hiện tại mà hướng tới tương lai lâu dài.

3.1.4.Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực.

Du lịch là ngành cần nhiều lao động. Các dự án FDI trong ngành du lịch trực tiếp và gián tiếp tạo ra việc làm cho nền kinh tế Việt Nam. Lao động trực tiếp là lực lượng lao động làm việc tại chính các doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường. Lao động gián tiếp là lao động cần để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Lượng lao động này hoạt động trong các ngành như xây dựng, y tế, ngân hàng tài chính... Các nhà kinh tế ước tính cứ một lao động trực tiếp trong ngành du lịch sẽ kéo theo 2,2 lao động gián tiếp trong các lĩnh vực liên quan.

Bảng 11: Tác động của FDI trong ngành du lịch đối với việc làm trực tiếp.


Năm

Doanh nghiệp FDI

(việc làm)

Toàn ngành du lịch

(việc làm)

Khu vực FDI so với

toàn ngành (%)

1992

4085

35000

11,67

1993

4270

35354

12,08

1994

5130

43210

11,87

1995

5980

51510

11,61

1996

8660

81760

10,59

1997

11400

98700

11,55

1998

12800

150000

8,53

1999

18300

164000

11,16

2000

19000

170000

11,18

2001

20900

185000

11,3

2002

21200

190000

11,16

Nguồn: Tổng cục du lịch

Tính đến hết năm 2002, các doanh nghiệp có vốn FDI trong ngành du lịch đã trực tiếp tạo việc làm cho hơn 21.000 lao động trực tiếp. Trong giai đoạn


1992-2002 có khoảng 11% việc làm ngành du lịch là do FDI mang lại. Nếu như năm 1992 chỉ có 4.085 lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch thì đến năm 2002 con số này đã tăng hơn 5 lần.

Không chỉ tạo ra một số lượng lớn việc làm, các dự án FDI còn góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp vừa tạo điều kiện, vừa thúc đẩy lao động tiếp cận, học tập, nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại của thế giới, kỹ năng quản lý tiên tiến của các công ty xuyên quốc gia. Công nghệ được chuyển giao từ các công ty FDI cho các công ty trong nước thông qua việc cung cấp thiết bị mới cho ngành khách sạn, khu vui chơi giải trí, chuyển giao kỹ năng quản lý, đào tạo lao động. Nhiều chương trình đào tạo được tổ chức bởi các doanh nghiệp FDI nhằm nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động. Các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ đào tạo vì họ nhận thức được rằng kết quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào chất lượng lực lượng lao động.


3.1.5.Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

Các dự án FDI trong ngành du lịch đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua 2 loại thuế chủ yếu là thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu thu từ thu nhập của người lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI trong ngành du lịch. Thuế gián thu bao gồm thuế hải quan và thuế đánh vào các sản phẩm du lịch. Đóng góp của FDI đối với ngân sách nhà nước được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 12: Tác động của FDI trong ngành du lịch đối với ngân sách Nhà nước 1992-2002.


Năm

Doanh nghiệp FDI

Ngành du lịch

Tỉ lệ khu vực FDI

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/04/2023