Phân Bổ Vốn Cam Kết Fdi Trong Ngành Du Lịch Theo Hình Thức Fdi


nước Châu Á, trong thời gian tới Việt Nam cần tập trung thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư có tiềm năng tài chính và kinh nghiệm quản lý giỏi từ Châu Mỹ và Châu Âu.

1.4.Phân bổ vốn đăng ký theo hình thức đầu tư.

Cũng như tình hình FDI trong cả nước, hình thức liên doanh chiếm đa số trong đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam.


Bảng 2: Phân bổ vốn cam kết FDI trong ngành du lịch theo hình thức FDI


Hình thức kinh doanh

Dự án

Vốn đầu tư

Số

tuyệt đối

Tỉ lệ

(%)

Số tuyệt đối

(triệu USD)

Tỉ lệ

(%)

100% vốn nước ngoài

6

1,7

35,71

0,4

Liên doanh

337

95,74

8797,81

97,9

HĐHTKD

9

2,56

152,97

1,7

Tổng

352

100

8986,49

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 7

Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch

Hơn 95% số dự án đầu tư vào du lịch Việt Nam là dưới hình thức liên doanh, gần 3% số dự án được đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm gần 2%. Nguyên nhân hình thức liên doanh chiếm phần lớn là các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng liên kết với các đối tác địa phương hơn là tiến hành đầu tư một mình để vượt qua những trở ngại như chi phí giao dịch cao cũng như sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ tại nước sở tại. Mặt khác, liên doanh có khả năng nâng cao vị trí chiến lược của công ty nước ngoài trong thị trường cạnh tranh vì đối tác địa phương có thể giới thiệu các mối quan hệ sẵn có, hơn nữa, có thể phá vỡ sự cạnh tranh bằng cách biến các nhà cạnh tranh tiềm năng thành đối tác. Không kém phần quan trọng, liên doanh giúp các nhà đầu tư nước ngoài vượt qua được các quy định của chính phủ, giảm chi phí giao dịch và các rủi ro về tài chính


trong khi vẫn có thể cung cấp các cơ hội kết hợp cho phía đối tác. Nói cách khác, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh như một phương tiện để tiếp cận thị trường và chính quyền địa phương thông qua đối tác địa phương của mình.

Tuy nhiên cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy hình thức đầu tư có thể thay đổi trong những năm tới. Lúc đầu, Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất (trong ngành du lịch, Việt Nam góp khoảng 32%), nước ngoài góp vốn bằng tiền và công nghệ mới (khoảng 68% trong du lịch). Nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều liên doanh bị tan vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau như khó khăn giải phóng mặt bằng, do bên nước ngoài không đủ vốn, do các thủ tục hành chính kéo dài mà bên đối tác nước ngoài bị lỡ cơ hội đầu tư, mâu thuẵn trong quản lý liên doanh... Chính vì vậy, có nhiều khả năng sẽ xuất hiện hình thức đầu tư mới như xây dựng-chuyển giao (BT) và tỷ lệ của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài sẽ tăng lên và sẽ được ưa chuộng hơn trong thời gian tới.

1.5.Phân bổ vốn đăng ký theo vùng lãnh thổ.

Trong những năm 1988-1991, các dự án thường tập trung ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Lâm Đồng, các dự án ở phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án. Đến nay cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ đang dần chuyển dịch theo hướng ngày càng cân đối hơn. Đến cuối năm 2002 miền Bắc đã chiếm 40% tổng số dự án. Tuy thế, vẫn có sự chênh lệch về số vốn cam kết giữa các miền: FDI trong du lịch tập trung ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc và miền Trung.

Bảng 3: Địa bàn FDI vào du lịch Việt Nam đến cuối năm 2002.


STT

Tỉnh, thành phố

Dự án

Vốn đăng ký

Số tuyệt

đối

Tỷ trọng

(%)

Số tuyệt đối

(Triệu USD)

Tỷ trọng

(%)

1

TP Hồ Chí Minh

121

42,91

4636,46

52,59

2

Hà Nội

81

28,72

2380,39

27

3

Lâm Đồng

3

1,06

764,92

8,68

4

Bà rịa-Vũng Tàu

19

6,74

227,46

2,58


5

Quảng Ninh

13

4,61

201,01

2,28

6

Hải Phòng

8

2,84

172,8

1,96

7

Đà Nẵng

8

2,84

112,85

1,28

8

Đồng Nai

2

0,71

76,729

0,87

9

Khánh Hoà

6

2,13

61,71

0,7

10

Vĩnh Phúc

3

1,06

46,05

0,52

11

Bình Dương

1

0,35

28,231

0,32

12

Hải Dương

2

0,71

22,654

0,26

13

Hà Tây

1

0,35

21,875

0,25

14

Bình Thuận

4

1,42

20,6267

0,23

15

Thừa Thiên Huế

3

1,06

10,49

0,12

16

An Giang

1

0,35

7

0,08

17

Lào Cai

1

0,35

7

0,08

18

Bến Tre

1

0,35

5,5

0,06

19

Quảng Nam

1

0,35

5

0,06

20

Cần Thơ

1

0,35

4,2

0,05

21

Tiền Giang

1

0,35

3

0,03

22

Bắc Ninh

1

0,35

0,08

0

Tổng

282

100

8816,245

100

Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch

Nhìn bảng ta có thể thấy, sự phân bố các dự án đầu tư vào ngành du lịch

giữa các địa bàn đầu tư là không đồng đều.

Hiện tại mới chỉ có 22/61 tỉnh thành phố thu hút được FDI vào ngành du lịch. Các dự án FDI vào du lịch tập trung nhiều nhất ở một số trung tâm đô thị kinh tế, chính trị lớn có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như Hà Nội, TPHCM. Riêng Hà Nội và TPHCM đã thu hút được 202 dự án (chiếm 71,63% số dự án đang hoạt động và 79,59% số vốn đăng ký).

80 dự án còn lại được phân bố đều cho 20 tỉnh, thành phố còn lại, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu thu hút được 19 dự án (chiếm tỷ trọng 6.74%), Quảng Ninh có 13 dự án, Hải PHòng 8 dự án, Đà Nẵng chiếm 6 dự án, Khánh Hoà chiếm 6 dự án, Bình Thuận 4 dự án các tỉnh còn lại thu hút được từ 1-3 dự án.

Như vậy mặc dù có nhiều tiềm năng khác nhau về du lịch song cho đến nay có đến 39 tỉnh, thành phố trong cả nước chưa thu hút được đầu tư nước ngoài


vào lĩnh vực du lịch. Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng ở những tỉnh này nhìn chung còn yếu kém về số lượng và chất lượng.

1.5. Phân bổ vốn đăng ký theo loại hình kinh doanh.

Xét trong tổng thể các dự án về đầu tư vào lĩnh vực du lịch đứng đầu là số dự án về lĩnh vực khách sạn du lịch (chiếm 56,03%), lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ cho thuê chiếm 43,97% tổng số dự án (124/282 dự án).

Bảng 4: FDI vào du lịch nói chung đến cuối năm 2002



Lĩnh vực kinh doanh

Dự án

Vốn đầu tư

Số

tuyệt đối

Tỷ trọng

(%)

Số tuyệt đối

(triệu USD)

Tỷ trọng

(%)

Khách sạn-du lịch

158

56,03

3823,2

51,71

Văn phòng căn hộ

124

43,97

3570,96

48,29

Tổng

282

100

7394,16

100

Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch

Chỉ tính các dự án đang hoạt động, Không tính các dự án đầu tư vào khu đô thị. Đối với hoạt động du lịch thuần tuý (khách sạn-du lịch) có sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Trong tổng số 158 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là 3,82 tỷ USD thì lĩnh vực xây dựng khách sạn và dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng rất lớn 73,42 % (116/158 dự án) với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD. Các dự án xây dựng khu vui chơi giải trí, thể thao đứng thứ 2 với số vốn đầu tư 0,36 tỷ USD trong 17 dự án được cấp giấy phép (10,76%); số vốn và số lượng dự án đầu tư xây dựng khu du lịch và vào lữ hành, vận chuyển khách chỉ chiếm tỷ

trọng nhỏ.

Bảng 5: FDI vào lĩnh vực khách sạn- du lịch Việt Nam đến cuối năm 2002.


Lĩnh vực

Dự án

Vốn đầu tư

Số tuyệt đối

Tỷ trọng

(%)

Số tuyệt đối

(Triệu USD)

Tỷ trọng

(%)

Khách sạn

116

73,42

2413,2

63,12

Khu du lịch

14

8,86

1010

26,42

Lữ hành

11

6,96

40

1,05

Khu vui chơi giải trí,

thể thao

17

10,76

360

9,42

Tổng

158

100

3823,2

100


Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch

Chỉ tính các dự án đang hoạt động, Không tính các dự án đầu tư vào khu đô thị.

Như vậy ta có thể thấy rằng FDI trong du lịch hiện nay mới coi trọng nhu cầu phục vụ lưu trú mà ít quan tâm hơn đến các nhu cầu khác. Chỉ tính riêng 3 năm 1993, 1994, 1995 và không kể đến các dự án hết hạn và giải thể đã có 57 khách sạn và 82 tổ hợp văn phòng - căn hộ cho thuê được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép xây dựng.

Trong khi đó cũng trong thời gian này, chúng ta chỉ cấp giấy phép được cho 6 dự án lữ hành, vận chuyển khách, 8 dự án xây dựng khu vui chơi giải trí thể thao và 5 dự án xây dựng khu du lịch và hầu hết các dự án này có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các dự án xây dựng khách sạn và tổ hợp văn phòng - căn hộ cho thuê.

Việc đầu tư tràn lan xây dựng các khách sạn là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không bền vững. Cụ thể là hiện tượng thừa khách sạn, thiếu nơi vui chơi diễn ra phổ biến, công suất phòng trung bình giảm từ 70% giai đoạn 1991 - 1995 xuống còn dưới 40%, kéo theo việc giảm giá phòng và cạnh tranh không lành mạnh làm giảm đáng kể hiệu quả đầu tư. Vì vậy để du lịch phát triển bền vững cần thiết phải thay đổi cơ cấu đầu tư hiện nay để có thể cân đối việc phục vụ tất cả các nhu cầu của du khách du lịch và nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư.

2.Tình hình thực hiện vốn đầu tư đăng ký.

2.1. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện và vốn đầu tư đăng ký.

Bắt đầu từ năm 1989, các dự án FDI đã bắt đầu triển khai thực hiện vốn đầu tư. Tính đến 8/2003 tổng số vốn FDI thực hiện trong lĩnh vực du lịch đạt hơn 3 tỷ USD (gồm cả vốn thực hiện của các dự án đã hết hạn và các dự án giải thể trước thời hạn) đạt 33,5% tổng vốn đăng ký. Tỉ lệ thực hiện vốn cam kết ở mức 33,05% là tương đối tháp so với mức trung bình của cả nước là khoảng 50%. Điều này chứng tỏ đã có sự thay đổi quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài.


Vốn đăng ký vào du lịch vốn thực hiện

Triệu USD

Ban đầu, các nhà đầu tư thấy môi trường đầu tư là thuận lợi nhưng sau đó họ đã ý thức được những hạn chế và trở ngại trong việc thực hiện các dự án du lịch. Tiến độ thực hiên vốn đầu tư được thể hiện rõ trong đồ thị sau đây:


91

92

93

94

95

96

97

98

99

2000

2001

2002

Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư - Tổng cục Du lịch

Từ năm 1989, lượng vốn thực hiện trong ngành du lịch không ngừng tăng lên cho tới năm 1994 do những thuận lợi của môi trường đầu tư và tỉ suất lợi nhuận cao trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên, việc kinh doanh khách sạn tràn lan trong những năm 93, 94 khiến lượng khách sạn dần dần trở nên quá tải, tỉ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này có nguy cơ giảm dần. Các nhà đầu tư bắt đầu dè dặt trong việc thực hiện vốn đầu tư đã cam kết. Họ đã nhận ra việc đầu tư vào xây dựng các khách sạn chứa đựng nhiều rủi ro do quá nhiều người cùng chơi trên một sân chơi nhỏ hẹp. Và đó chính là nguyên nhân khiến cho lượng vốn thực hiện trong năm 1995, 1996 giảm đi. Vào năm 1997, việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài năm 1996 đã tỏ ra có hiệu quả, tạo được lòng tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư tại Việt Nam khiến cho lượng vốn thực hiện trong năm này tăng lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, các chủ đầu tư lớn của Việt Nam trong ngành du lịch như Singapore, Malayxia, Thái Lan...lâm vào khó khăn tài chính và phải

hỗn việc thực hiện vốn đầu tư dẫn tới việc giảm sút liên tục lượng vốn thực


hiện trong những năm tiếp theo. Từ năm 2000, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã qua đi nhưng do môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều hạn chế nên lượng vốn đăng ký cũng như thực hiện trong lĩnh vực du lịch không những không phục hồi mà còn có nguy cơ giảm sút. Để khắc phục tình trạng trên, việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư vào ngành du lịch có ý nghĩa rất quan trọng.

2.2. Cơ cấu phân bổ vốn thực hiện.

Phân bổ vốn thực hiện theo lĩnh vực đầu tư.

Lượng vốn thực hiện tập trung chủ yếu trong tiểu ngành khách sạn chiếm tỷ trọng 50,53% với tổng vốn thực hiện là 1.501 triệu USD. Các dự án xây dựng văn phòng đứng thứ 2 chiếm 37,05% với số vốn thực hiện là 1.100,39 triệu USD. Lượng vốn thực hiện trong tiểu ngành lữ hành, xây dựng khu vui chơi giải trí, khu du lịch chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn.(11,78% vốn thực hiện được đổ vào lĩnh vực xây dựng khu du lịch, khu vui chơi giải trí và chỉ có 0,64% vốn thực hiện được rót vào lĩnh vực lữ hành). Việc phân bổ vốn giải ngân không đồng đều giữa các tiểu ngành như trên là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cơ bản: vốn chảy vào khu vực có lợi nhuận cao.

Bảng 6: Phân bổ vốn thực hiện trong ngành du lịch Việt Nam theo lĩnh

vực đầu tư tính đến cuối năm 2002.


Lĩnh vực

Vốn đầu tư thực hiện

Vốn đăng

ký (triệu USD)

Vốn TH/Vốn ĐK

(%)

Số tuyệt đối

(triệu USD)

Tỉ lệ

(%)

Khách sạn

1501

50,53

3997,33

37,55

Lữ hành

19

0,64

48,2

39,42

Khu du lịch, khu

VCGT

350

11,78

1370

25,55

Văn phòng căn hộ

1100,39

37,05

3570,96

30,81


2970,39

100

8986,49

33,05

Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch


Tuy nhiên, các dự án trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn lại đạt tỷ lệ thực hiện cao hơn các dự án đầu tư vào khu du lịch, khu vui chơi giải trí (37,55% đối với lĩnh vực khách sạn và 39,42% đối với lĩnh vực lữ hành). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do việc đầu tư vào lĩnh vực lữ hành, khách sạn có thời gian quay vòng vốn nhanh hơn, độ rủi ro ít hơn, môi trường đầu tư ổn định hơn.

Phân bổ vốn thực hiện theo tỉnh, thành phố.

Trong thời gian qua, tuy Đảng và Nhà nước có nhiều nỗ lực nhằm thu hút FDI vào các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa nhưng vốn thực hiện FDI trong ngành du lịch vẫn tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn có kinh tế phát triển, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc khá hoàn thiện như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu...


Bảng 7: Tình hình thực hiện FDI ở 10 tỉnh thành phố lớn trên cả nước

trong lĩnh vực du lịch tính đến cuối năm 2002.


STT

Tỉnh, thành phố

Dự án

Vốn đăng ký

Vốn thực hiện

Số

tuyệt đối

Tỷ

trọng (%)

Số tuyệt đối

(triệu USD)

Tỷ

trọng (%)

Số tuyệt đối

(triệu USD)

Tỷ

trọng (%)

1

TP Hồ Chí Minh

121

42,91

4636,46

52,59

1539

33,2

2

Hà Nội

81

28,72

2380,39

27

909,3

38,2

3

Lâm Đồng

3

1,06

764,92

8,68

217,2

28,4

4

Bà Rịa-Vũng Tàu

19

6,74

227,46

2,58

80,98

35,6

5

Quảng Ninh

13

4,61

201,01

2,28

38,59

19,2

6

Hải Phòng

8

2,84

172,8

1,96

54,43

31,5

7

Đà Nẵng

8

2,84

112,85

1,28

27,08

24

8

Đồng Nai

2

0,71

76,729

0,87

19,95

26

9

Khánh Hoà

6

2,13

61,71

0,7

21,04

34,1

10

Vĩnh Phúc

3

1,06

46,05

0,52

14,92

32,4


Tổng

264


8680,379


2922,49


Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch

Các số liệu cho thấy chỉ riêng 10 thành phố này đã chiếm 98,4% vốn thực hiện.

Tỉ lệ thực hiện vốn đầu tư ở những thành phố này cũng cao so với mức bình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/04/2023