Một Số Khó Khăn Và Vướng Mắc Trong Hình Thành Và Phát Triển Tập Đoàn Kinh Tế Tại Việt Nam


Về các lĩnh vực hoạt động, có 5 lĩnh vực mà Tập đoàn hướng tới. Thứ nhất là, sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt may. Các sản phẩm sẽ phải mang giá trị cao, có tính năng và sự khác biệt sẽ ra đời theo hình thức FOB. Thứ hai là, hoạt động thương mại, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống bán lẻ. Đây là hoạt động chủ đạo trong kinh doanh nhằm xây dựng thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, đặt nền móng trong bối cảnh hội nhập. Thứ ba là, hoạt động tài chính, tín dụng và kinh doanh tài chính với thiên hướng về hoạt động của một Công ty đầu tư. Thứ tư là, kinh doanh hạ tầng cơ sở, đồng thời 3 khu công nghiệp của Tập đoàn sẽ tiếp tục được mở rộng. Lĩnh vực này sẽ tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài. Thứ năm là, dịch vụ tư vấn, thương mại, sẽ đẩy mạnh hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đào tạo...

Việt Nam hiện nay đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO thì việc xuất khẩu không còn quota sẽ làm cho tính cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam tăng lên một cách mạnh mẽ.

Tổng Công ty Dệt may Việt Nam được thành lập từ năm 1995, sau 10 năm hoạt động đã có sự đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam. Mặc dù với số lao động 105.000 người, chỉ chiếm 10% so với lao động công nghiệp của toàn ngành nhưng năm 2004 đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp gần 9.500 tỷ đồng, chiếm 32% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Vinatex đạt trên 1.035 triệu USD, chiếm 23,6% của toàn ngành. Năng lực sản xuất bông của Vinatex hiện chiếm 95% năng lực của toàn ngành, tương tự sợi chiếm 45%, vải chiếm 26,4%, may công nghiệp chiếm 20%. Lợi nhuận lũy kế 10 năm của Vinatex đạt 510 tỷ đồng và nộp ngân sách 1768 tỷ đồng... Thực ra, hiện nay Vinatex đã hoạt động một phần theo mô hình Công ty mẹ - con. Cho đến thời điểm này, Vinatex đã cổ phần hóa được 40 trên tổng số 52 đơn vị, trong đó Vinatex đã giữ cổ phần chi phối và thực sự đã là Công ty mẹ của 28 đơn vị cổ phần trong nhóm 40 Công ty đã cổ phần hóa.

Ngoài ra, Vinatex đã thực hiện việc chuyển đổi 9 đơn vị là doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Trong cơ cấu các doanh nghiệp thành viên của Vinatex, đã có trên 15 doanh nghiệp do cơ chế thị trường đã tự phát hoạt động


theo mô hình mẹ - con từ nhiều năm nay như: Công ty may Việt Tiến, May Nhà Bè, May 10, Hanosimex, Dệt Phong Phú, Dệt Thành Công, Dệt Nam Định, May Đức Giang, May Phương Đông, Dệt may Hòa Thái, Dệt Việt Thắng, Cty bông Việt Nam... Các Công ty này đang là những Công ty mẹ đầu tư vốn vào các Công ty con và cả Công ty ―cháu‖ ở bên dưới. Như vậy việc Chính phủ ra quyết định thành lập Tập đoàn đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Vinatex nói riêng và Tập đoàn Dệt may Việt Nam nói chung hoạt động và đóng góp lớn hơn vào sự phát triển của toàn ngành dệt may.

2.7. Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số104/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Vinashin, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Theo quyết định này, Tập đoàn Vinashin sẽ hoạt động theo hướng đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chủ đạo, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu.

Tập đoàn Vinashin sẽ kinh doanh đa ngành, ngành công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là chủ đạo, gắn kết giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo. Tập đoàn sẽ là nòng cốt để ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực trạng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 7

Mối quan hệ giữa Công ty mẹ trong Tập đoàn Vinashin với chủ sở hữu nhà nước và các Công ty con, Công ty liên kết được thực hiện theo pháp luật và quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ.

Trái phiếu của Vinashin đã phát hành 500 tỉ đồng trong nước và sẽ phát hành ra nước ngoài để tạo vốn đóng tàu. Vinashin đang nỗ lực cao nhất để tự vượt lên chính mình, nhanh chóng trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam.

Tập đoàn Vinashin sẽ sử dụng công cụ tài chính, thương hiệu, thị trường, khoa học công nghệ để điều hành thay cho mệnh lệnh hành chính trước đây. Cụ thể là Công ty mẹ với tiềm lực tài chính lớn lên tới vài chục ngàn tỷ đồng sẽ nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần khống chế và quyết định về mô hình tổ chức quản lý, nhân sự chủ chốt của Công ty con. Công ty mẹ sẽ tiến hành chức năng thương mại chung, trực tiếp ký những hợp đồng xuất khẩu lớn, dài hạn, đảm bảo thống nhất thị trường.


Mục tiêu của Tập đoàn Vinashin đến năm 2010 sẽ trở thành quốc gia đóng tàu mạnh thứ tư trên thế giới, nâng tỷ lệ nội địa hoá từ 15% hiện nay lên 60%, tạo việc làm, cải thiện đời sống người lao động, đưa mức sản lượng lên 3 triệu tấn tàu/năm, phấn đấu đạt 10% thị trường đóng tàu thế giới trong một tương lai gần... Trước mắt, ngành công nghiệp tàu thuỷ đang nỗ lực hoàn thành những mục tiêu đề ra trong đề án phát triển công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: đóng mới tàu chở hàng

80.000 DWT, tàu chở dầu thô từ 100.000-300.000 tấn, tàu container 3.000 TEU... và sửa chữa các loại tàu có trọng tải 400.000 DWT.

Tập đoàn Vinashin đã có những thành công nhất định và đáng ghi nhận đối với sự phát triển chung của cả nước sau 10 năm hoạt động về kinh doanh, quản lý, tổ chức sản xuất, đào tạo con người, mở rộng, thâu tóm thị trường quốc tế, nắm được thế chủ động trong những cơ hội thuận lợi. Chính vì vậy, Tập đoàn Vinashin sẽ ngày càng phát triển và sẽ đi lên trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế lớn mạnh của Việt Nam.

2.8. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Quá trình ra đời Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam

Ngày 30/10/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 248/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Quyết định số 249/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Rubber Group (VRG) được tổ chức theo mô hình đa sở hữu, trong đó Nhà nước sở hữu chi phối về vốn, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Cao su Việt Nam. Tập đoàn kinh doanh đa ngành, hoạt động chính là trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su, gắn kết chặt chẽ với khoa học công nghệ và đào tạo, làm nòng cốt thúc đẩy ngành công nghiệp cao su Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam gồm 80 đơn vị thành viên và liên kết, 4 đơn vị sự nghiệp, 22 doanh nghiệp nhà nước và hơn 50 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đặc biệt có 13 Công ty được thành lập để đầu tư ra nước ngoài

Cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su bao gồm:


Công ty mẹ (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) là Công ty nhà nước,

3 tổng Công ty do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ (TCT Cao su Đồng Nai, TCT Công nghiệp cao su và TCT Cao su Việt-Lào) hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con,

2 Công ty con do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ (CTCS Dầu Tiếng, CT Tài chính cao su)

4 Công ty cổ phần, Công ty TNHH do Công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (CT CP CS Hòa Bình, CT CP Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Hố Nai, CT CP Sông Côn, CT TNHH BOT 741 Bình Dương).

22 Công ty sẽ cổ phần hóa (CTCS Bà Rịa, Phước Hòa, Bình Long, Lộc Ninh, Đồng Phú, Phú Riềng, Tân Biên, Krông Buk, Eah Leo, Chư Pah, Chư Prông, Mang Yang, Chư Sê, Bình Thuận, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, CT Cơ khí Cao su, CT TNHH 1 TV Cao su Tây Ninh)

11 Công ty cổ phần do Công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ

4 đơn vị sự nghiệp có thu do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn (Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam , Trường Trung học Kỹ thuật nghiệp vụ Cao su, Trung tâm Y tế Cao su, Tạp chí Cao su Việt Nam).

3. Một số khó khăn và vướng mắc trong hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam

Qua thực trạng một số Tập đoàn kinh tế đã được nêu ở phần trên có thể thấy Tập đoàn kinh tế là mô hình mang lại nhiều lợi ích trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn và vướng mắc cần khắc phục để có thể tiếp tục xây dựng phát triển các Tập đoàn kinh tế khác ngày một vững mạnh trong tương lai. Dưới đây là một số khó khăn và vướng mắc đối với việc hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam hiện nay.

3.1. Khó khăn về mặt quản lý Nhà nước

Việc thành lập và phát triển của các Tập đoàn kinh tế hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và vướng mắc về văn bản pháp luật trong việc hướng dẫn thành lập các Tập đoàn kinh tế. Các mô hình Tập đoàn kinh tế


không giống mô hình tổng Công ty (sự độc lập thực sự của các pháp nhân, quan hệ bình đẳng trước pháp luật của tổng Công ty và các đơn vị thành viên "pháp nhân nằm trong pháp nhân"). Chính cơ cấu tổ chức đó của tổng Công ty đã tạo ra sự không rõ ràng trong nghĩa vụ và trách nhiệm, tạo ra sự kém chủ động của các đơn vị thành viên cũng như tạo ra mối quan hệ chỉ đạo nặng về hành chính, mệnh lệnh... Mô hình Tập đoàn cơ bản sẽ khắc phục được những bất cập của mô hình tổng Công ty vì việc xây dựng mô hình Tập đoàn kinh tế hiện tại chỉ dựa vào Luật Doanh nghiệp và Nghị định 153 của Chính phủ về việc quản lý tổng Công ty Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trở ngại cho việc xây dựng các Tập đoàn lớn ở Việt Nam như thiếu chính sách khuyến khích cạnh tranh và hạn chế độc quyền; hạn chế trong chính sách đầu tư ra nước ngoài vì Luật Doanh nghiệp nhà nước hiện hành mới chỉ quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện. Các quy định khác về thành lập Doanh nghiệp ở nước ngoài còn hạn chế về quy mô và chưa rõ ràng về pháp lý. Ngoài ra, chính sách về khoa học công nghệ, hạn chế về đầu tư, tài chính... cũng đang là những trở ngại trong việc thành lập Tập đoàn kinh tế.

Lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án thí điểm mô hình Tập đoàn kinh tế hiện nay là mối quan hệ và liên kết giữa các đơn vị trong Tập đoàn, cơ chế thực hiện liên kết; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (thành phần, quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý trong bộ máy quản lý Tập đoàn; thương hiệu của Tập đoàn; quy mô vốn điều lệ và các tiêu chí khác để xác lập Tập đoàn; cơ chế chính sách đối với Tập đoàn kinh tế.

Việc điều hành tài chính ở các tổng Công ty như hiện nay bằng quyền lực hành chính là chủ yếu, điều hành mang tính chất là đơn vị quản lý cấp trên, trong khi thẩm quyền lại không đầy đủ (có việc tổng Công ty giải quyết được, nhưng có việc phải cơ quan cấp Bộ mới xử lý được) và nhiều tổng Công ty có tiềm lực tài chính quá nhỏ bé.

Thiếu chính sách khuyến khích cạnh tranh và hạn chế độc quyền; chính sách đầu tư ra nước ngoài cũng đang là những hạn chế đáng kể trong việc xây dựng các Tập đoàn kinh tế (hiện tại Luật doanh nghiệp mới chỉ quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện. Các chính sách về khoa


học công nghệ, hạn chế về đầu tư, tài chính; quy định khác về thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài còn hạn chế về quy mô và chưa rõ ràng về pháp lý).

Nhà nước không nên áp đặt một mô hình mẫu duy nhất, mô hình cụ thể do các tổng Công ty và doanh nghiệp tự quyết định, lựa chọn căn cứ vào đặc thù của mình (ví dụ như theo mô hình một ủy ban điều hành dưới đó là các doanh nghiệp khối sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp khối bán hàng, các doanh nghiệp khối tài chính…)


3..2. Khó khăn về vận hành và quản lý trong nội tại các Tập đoàn kinh tế hiện nay

Trong việc quản lý và điều hành, các Tập đoàn kinh tế lớn hiện nay thì năng lực của lãnh đạo và các nhà quản lý còn thiếu nhiều cả về số lượng và chất lượng. Yếu tố con người trong việc quản lý và điều hành quyết định sự thành công lớn mạnh của mỗi một Tập đoàn kinh tế.

Về khả năng liên kết thì khả năng hợp tác, liên kết giữa Công ty mẹ với các Công ty con và giữa các Công ty con với nhau còn yếu kém, do đó chưa tạo ra sức mạnh tập trung, việc cạnh tranh lẫn nhau vẫn còn tồn tại. Các yếu tố đó sẽ tạo ra hiệu qủa sản xuất kinh doanh thấp, sức cạnh tranh yếu là điều tất yếu xảy ra. Cho nên việc tăng cường liên kết cứng là nòng cốt, điều tiết và liên kết mềm theo xu hướng nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của Tập đoàn giữa các đơn vị để nâng cao chất lượng, giảm chi phí, tích tụ vốn đầu tư để tăng sức cạnh tranh trong Tập đoàn và tăng hiệu quả hoạt động của cả Tập đoàn kinh tế. Ben cạnh đó, Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong tổng Công ty có tính chặt chẽ của liên kết hành chính nhưng lỏng lẻo về quan hệ kinh tế và phân chia lợi ích. Về cơ bản đó là liên kết của các đơn vị thành viên thuộc một sở hữu duy nhất (Nhà nước), trong khi các Tập đoàn kinh tế trên thế giới có đan xen và đa dạng về sở hữu. Bên cạnh đó, tổ chức quản lý cũng rất khó khăn vì vai trò mờ nhạt của Hội đồng quản trị và đặc biệt là vướng mắc trong quan hệ quản lý giữa Hội đồng quản trị và điều hành của Tổng giám đốc.

Về đường lối chiến lược, việc các tổng Công ty khi thành lập Tập đoàn kinh tế chưa chú ý đến chiến lược phát triển về phát triển sản phẩm thương


hiệu, thị trường tiêu thụ hoặc thị phần cho từng thành viên để cạnh tranh có hiệu quả, ... thì sẽ dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh cùng một loại sản phẩm, cùng ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng. Do không đa dạng hoá các ngành nghề, sản phẩm dịch vụ khi thành lập Tập đoàn sẽ dễ xảy ra những xung đột lợi ích trong nội bộ là điều tất yếu.

Về vốn, tình trạng vốn của các tổng Công ty còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào vốn ngân sách nhà nước, còn yếu kém trong khả năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội do cơ cấu đơn sở hữu là chủ yếu. Số Tổng Công ty có phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá mạnh mẽ còn quá ít. Nhiều Tổng Công ty mang tính tập hợp các Doanh nghiệp thành viên cùng ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm, đối tượng khách hàng và thị trường nên dẫn đến xung đột về lợi ích.

Sự hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay mới chỉ là bước đầu, do đó khó tránh khỏi có những khó khăn và vướng mắc cho phía quản lý nhà nước, cũng như phía nội tại của Tập đoàn kinh tế. Trên đây là những khó khăn và tồn tại hiện nay đối với việc hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế Việt Nam. Cần phải có những biện pháp cụ thể và phải triển khai nhanh chóng các biện pháp trên nhằm tháo gỡ những khó khăn và khắc phục những tồn tại trên để tạo được những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các Tập đoàn kinh tế trong thời gian tới‌

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1. Điều kiện khách quan hình thành Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Nước ta đã là thành viên chính thức WTO từ sau ngày 07/11/2006. Trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới, sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước trở thành nhân tố bắt buộc đối với các doanh nghiệp, nhân tố đó là điều kiện đưa đến sự hình thành những doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp cần hình thành các chuỗi liên kết, chủ động thu hút đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu để tăng năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời cần linh hoạt trong hợp tác, liên doanh, thực hiện các đơn hàng lớn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, chú ý hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, chứng nhận xuất xưởng sản phẩm và vấn đề môi trường, điều kiện làm việc để bảo đảm phát triển doanh nghiệp bền vững.

Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu có vị trí cao về các


mặt hàng nông sản: gạo, cà phê, hồ tiêu, chè, điều... trong khu vực và thế giới nhưng hơn 90% số sản phẩm là xuất nguyên liệu hoặc mới chế biến thô. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cấp khâu chế biến để tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm, khẳng định uy tín thương hiệu, giữ chữ tín trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, coi trọng thông tin về thị trường, giá cả, kênh phân phối hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường nước ngoài và thị hiếu người tiêu dựng nước ngoài. Xác định nhu cầu hàng hóa của thế giới và khu vực để từ đó doanh nghiệp đưa ra quyết định sản xuất theo nhu cầu, không sản xuất theo khả năng của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh cần tuân theo các quy định của Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO

Hiện nay, trong từng ngành sản xuất kinh doanh còn có những điểm yếu nhất định. Cụ thể như: Trong ngành dịch vụ và bán lẻ hàng hóa, điểm yếu nhất là tính liên kết trong các doanh nghiệp chưa được coi trọng đúng mức, mặc dù các nhà bán lẻ Việt Nam có những thuận lợi riêng như am hiểu thị trường, người tiêu dùng, cũng như phương thức kinh doanh. Những điều đó nhà bán lẻ nước ngoài phải mất thời gian mới có thể hiểu được. Các tập đoàn phân phối bán lẻ trên thế giới, với kinh nghiệm thương trường, mạnh vì vốn, hiện nay đang hết sức quan tâm thị trường tiêu thụ hơn 80 triệu dân sẽ tìm mọi biện pháp để nắm cho được khâu phân phối bán lẻ. Hiện đó có 15 tập đoàn phân phối lớn có mặt ở Việt Nam đang triển khai mạng lưới bán lẻ ở các thành phố lớn. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng đổi mới phương thức quản lý kinh doanh cải tiến khâu cung ứng hàng hóa, có thể thuê chuyên gia nước ngoài điều hành hoạt động kinh doanh, giảm tới mức thấp nhất chi phí kinh doanh. Để khắc phục điểm yếu trong ngành này các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự liên kết với nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán lẻ. Tạo chuỗi liên kết giữa sản xuất đến phương pháp bán lẻ, kể cả theo chiều ngang cũng như theo chiều dọc. Đây sẽ là điều kiện khách quan để hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam trong ngành dịch vụ phân phối hàng hóa tại thị trường nội địa.

Đối với ngành công nghiệp, tuy chi phí đó giảm song do phụ thuộc 80- 90% nguyên liệu thế giới, chủ yếu làm gia công là chính (dệt - may, da giày, cơ khí, điện tử...), việc đổi mới cơ cấu công nghiệp và trình độ công nghệ nhìn chung ở các doanh nghiệp còn thấp (tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí