Thực trạng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 6


Bộ máy quản lý, điều hành Tập đoàn Bảo Việt bao gồm: Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát; Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Tập đoàn Bảo Việt kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Mô hình tổ chức của Tập đoàn:


Tập đoàn Bảo Việt thực hiện đầu tư chiến lược và đầu tư tài chính cho 1


Tập đoàn Bảo Việt thực hiện đầu tư chiến lược và đầu tư tài chính cho các Công ty con độc lập như: Bảo Việt Nhân Thọ, Bảo Việt Việt Nam kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty quản lý quỹ đầu tư Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, các Công ty liên doanh và liên kết khác kinh doanh bảo hiểm, tài chính và nhiều ngành nghề khác. Ngoài ra còn có 6 Công ty con do Tập đoàn Bảo Việt giữ trên 50% vốn điều lệ; 20 Công ty liên kết do Tập đoàn Bảo Việt giữ dưới 50% vốn điều lệ. Trong số các Công ty con do Tập đoàn Bảo Việt giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài Công ty cổ phần Chứng khoán


Bảo Việt, Công ty liên doanh Bảo hiểm quốc tế Việt Nam và Công ty cổ phần Khách sạn và Du lịch Bảo Việt, sẽ có 3 Công ty được thành lập mới là Ngân hàng cổ phần Bảo Việt, Công ty cho thuê tài chính Bảo Việt và Công ty Bất động sản Bảo Việt. Như vậy, Tập đoàn Bảo Việt đã chính thức được phép kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng và bất động sản. Cũng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ quyết định phương án cụ thể cổ phần hoá tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam; thành lập Tập đoàn Bảo Việt và các Công ty con theo các quy định hiện hành; Quyết định chọn Công ty tư vấn nước ngoài để tư vấn cổ phần hoá và Phê duyệt Quy chế tài chính của Tập đoàn Bảo Việt.

Trong năm 2006, nhiệm vụ trọng tâm của Bảo Việt là thực hiện quyết định 310/2005/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thiện mô hình phân cấp quản lý giữa Tập đoàn và các đơn vị thành viên; mở rộng hoạt động bảo hiểm và các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác như thành lập mới Ngân hàng cổ phần Bảo Việt, Công ty cho thuê tài chính Bảo Việt, Công ty bất động sản Bảo Việt, Công ty bảo hiểm Y tế cộng động Bảo Việt...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Hiện nay, Bảo Việt là một nhà kinh doanh bảo hiểm lớn trên thị trường Việt Nam. Bảo Việt có mạng lưới 128 Công ty phụ thuộc, 400 phòng phục vụ khách hàng trên cả nước... Doanh thu năm 2005 đạt 6.100 tỷ đồng trong đó có

3.100 tỷ đồng từ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chiếm 39% thị phần bảo hiểm và đang dẫn dầu thị trường. Bên cạnh đó, tính đến năm 2005, Bảo Việt đã đầu tư trở lại trên 9.700 tỷ đồng cho nền kinh tế, trong đó có đến 60% đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính Phủ.

Việc chuyển đổi và vận hành theo mô hình Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm của Bảo Việt sẽ tạo điều kiện cho Bảo việt phát huy được lợi thế về quy mô kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề và liên minh chiến lược, bảo đảm duy trì được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập về tất cả các mặt hiệu quả, chất lượng, đổi mới và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.

2.3. Tập đoàn Điện lực

Trong Quyết định số 147/2006/QĐ-TTg ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đã nêu rõ nhiệm vụ của Tập đoàn là ―...kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực là


ngành kinh doanh chính; làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả‖.

Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng sẽ hoạt động các ngành nghề kinh doanh cụ thể như công nghiệp điện năng, khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, xây lắp, bảo dưỡng các công trình điện, công trình công nghiệp, dân dụng, công trình viễn thông công nghệ thông tin; sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện và phụ kiện điện, cấu kiện thép bê tông và cung ứng vật tư thiết bị ngành điện; xuất nhập khẩu điện năng, vật tư thiết bị phục vụ ngành điện. Tập đoàn được phép kinh doanh vận tải thủy bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh; khai thác nguyên liệu phi quặng; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin; hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm...

Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ nắm giữ 100% vốn điều lệ và có 6 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 5 Công ty chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong năm 2006 - 2007 và 2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới lập. Công ty mẹ sẽ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của 26 Công ty đồng thời có thêm 6 Công ty liên kết và 5 đơn vị sự nghiệp khác

Tập đoàn Điện lực Việt Nam được hình thành trên cơ sở đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu, được sắp xếp, tổ chức lại từ tổng Công ty Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên. Tập đoàn có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và có chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu, triển khai, đào tạo và làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Mối quan hệ giữa Công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam với chủ sở hữu nhà nước và các Công ty con, Công ty liên kết được thực hiện theo pháp luật và quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ. Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.


Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam là Công ty nhà nước, có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác.

Mặc dù vẫn được viết tắt là (EVN) nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam với đầy đủ những yếu tố chuẩn bị chín muồi, đã được hình thành với một dáng dấp và nguồn lực hoàn toàn đổi mới. Đây là bước phát triển tất yếu của tổng Công ty Điện lực Việt Nam nhằm đáp ứng những đòi hỏi về nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, xác lập, vận hành thị trường điện, hội nhập kinh tế quốc tế.


2.4. Tập đoàn Dầu khí

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg, ngày 29/8/2006, chính thức phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.Theo quyết định trên, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập với hình thức đa sở hữu, trong đó Nhà nước sở hữu chi phối về vốn. Tập đoàn này được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên.

Cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty mẹ (Tập đoàn Dầu khí) Việt Nam là Công ty nhà nước; có chức năng ký kết và giám sát việc thực hiện các hợp đồng dầu khí với nước ngoài; thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí; đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các Công ty con thông qua vốn, tài sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường.

Các tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó Công ty mẹ thường do chính tổng Công ty đảm nhiệm và thường nắm giữ 100% vốn điều lệ. Với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng vậy, Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Trong cơ cấu Tập đoàn còn có 4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, 14 Công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 2 Công ty Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và 2 cơ sở đào tạo khác…

Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ Tập


đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ làm nòng cốt để ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và bảo đảm an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước.

Cơ chế vốn của Tập đoàn dầu khí:

Một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của quá trình xây dựng và phát triển mô hình Tập đoàn Dầu khí là xây dựng mô hình tài chính phù hợp.

Trước hết, vốn của Tập đoàn bao gồm vốn của Công ty mẹ và vốn của các Công ty con. Vốn của Công ty mẹ hình thành từ nguồn vốn của Nhà nước bao gồm: toàn bộ phần vốn của Nhà nước tại Công ty mẹ được xác định tại thời điểm thành lập Tập đoàn (phần này sẽ được xác định như phần vốn đầu tư của Nhà nước vào Tập đoàn) và phần vốn đầu tư bổ sung của Nhà nước trong quá trình hoạt động sau này.

Ngoài phần vốn của Nhà nước, vốn của Tập đoàn phải được hình thành chủ yếu từ phần vốn tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn vay và các nguồn vốn huy động đa dạng khác thông qua liên doanh, hợp tác đầu tư, trong đó, đặc biệt chú ý đến vai trò của nguồn phát hành trái phiếu. Vốn của Công ty con được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư của Công ty mẹ.

Trong quá trình hoạt động, các Công ty con có thể bổ sung nguồn vốn thông qua các kênh đầu tư bổ sung của Công ty mẹ, vay vốn, tự bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh và các nguồn vốn huy động khác.

2.5. Tập đoàn Than – Khoáng sản

Tập đoàn Than Việt Nam là Tập đoàn kinh tế đa ngành và chính thức hoạt động theo hình thức Tập đoàn từ 01/01/2005 theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ. Hầu hết những gì Tập đoàn Than Việt Nam đã thực hiện trước đây và đang triển khai hiện nay là theo tinh thần của Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý của Tập đoàn Than Việt

Nam:

Về sắp xếp tổ chức, trong giai đoạn từ 2001 đến 2005, Tổng Công ty


Than Việt Nam đã có những hoạt động sau:

Cổ phần hóa 11/57 doanh nghiệp thành viên (Đặc biệt, ngày 29-12- 2005 Tổng Công ty đã tổ chức bán 12 tỷ đồng cổ phiếu của Công ty than Núi Béo tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đợt bán cổ phiếu đã thu hút 204 nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đăng ký mua với giá bình quân mỗi cổ phiếu đạt 29.200 đồng/cổ phiếu, tăng gấp 2,29 lần so với mệnh giá).

Chuyển sang mô hình trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 6 doanh nghiệp

Tiếp nhận 1 tổng Công ty và 3 Công ty từ Quảng Ninh và Thái Nguyên về làm doanh nghiệp thành viên hoặc trực thuộc doanh nghiệp thành viên.

Đến cuối năm 2005, trong Tổng Công ty than đã có 45 Công ty con, trong đó có 11 Công ty cổ phần, 6 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hai Công ty than Nội địa và Uông Bí hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Và tổng Công ty Than Việt Nam đã vinh dự được trở thành Tập đoàn kinh tế đầu tiên của cả nước.

Từ khi chuyển sang hình thức Tập đoàn kinh tế, Tập đoàn Than Việt Nam đã chuyển sang cơ chế hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển than với các Công ty thành viên, thanh toán nhanh tiền bán than nhanh hơn trước (từ 5 đến 7 ngày 1 lần thanh toán); chuyển hẳn mối quan hệ giữa Tổng Công ty và các Công ty thành viên sang hợp đồng kinh tế.

Trong quá trình hoạt động cùng với việc sắp xếp lại và đổi mới tổ chức, Tập đoàn Than Việt Nam đã từng bước xóa bỏ các Công ty vùng bằng cách đưa tất cả các mỏ than lớn, xí nghiệp tuyển than, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác có quy mô và các đơn vị hành chính sự nghiệp ra khỏi các Công ty vùng và trở thành đơn vị thành viên của Tập đoàn.

Cùng với việc sắp xếp lại, thành lập và kiện toàn tổ chức các đơn vị trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, tư vấn, thăm dò khảo sát, sản xuất điện cho phù hợp với yêu cầu phát triển; chuyển một số đơn vị sự nghiệp về Bộ hoặc địa phương quản lý để thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác giáo dục, y tế của Nhà nước như các trung tâm y tế khu vực, Bảo hiểm xã hội ngành Than, nhà trẻ, mẫu giáo... Tập đoàn chỉ trực tiếp nắm giữ các trường đào tạo nghề chuyên ngành khai thác than; đồng thời tiếp nhận một số doanh


nghiệp địa phương có liên quan đến sản xuất, kinh doanh của ngành, từng bước thực hiện cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đơn vị thành viên (đến nay đã cổ phần hóa được 18 đơn vị, trong đó có 6 đơn vị thành viên và 12 bộ phận doanh nghiệp; bán cho tập thể người lao động 1 doanh nghiệp và 1 bộ phận doanh nghiệp; chuyển đổi 3 doanh nghiệp thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).

Qua quá trình sắp xếp lại và đổi mới đến nay, Tập đoàn Than Việt Nam đã có 5 đầu mối trực thuộc, trong đó có 46 doanh nghiệp thành viên (26 thành viên hạch toán độc lập, 7 thành viên hạch toán phụ thuộc, 3 thành viên là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và 10 thành viên là Công ty cổ phần do Tập đoàn Than Việt Nam giữ cổ phần chi phối); 6 đơn vị sự nghiệp có thu (2 Viện Nghiên cứu, 3 trường đào tạo và 1 Trung tâm y tế lao động); 3 đơn vị trực thuộc, hạch toán báo sổ.

2.6. Tập đoàn Dệt may

Ngày 8/12/2005, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam đã tổ chức công bố Quyết định 314/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005 về việc phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Dệt May Việt Nam và quyết định 316/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX). Với quyết định này, từ một tổng Công ty có trên 60 đơn vị thành viên và Công ty liên kết, VINATEX trở thành một Tập đoàn có trên 10 Công ty mẹ - Công ty con, Công ty 100% vốn nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và Công ty cổ phần.

Quá trình đổi mới

Một số tổng Công ty được chuyển đổi theo mô hình Công ty mẹ-con và một số chuyển đổi sang Tập đoàn. Điểm giống nhau giữa hai mô hình là cùng hoạt động trên nguyên tắc Công ty mẹ đầu tư vốn vào các Công ty con. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai mô hình là quy mô hoạt động. Thực tế tại tổng Công ty Dệt May Việt Nam, hầu hết các đơn vị thành viên đã được cổ phần hóa, trong đó nhiều đơn vị đã tự phát hoạt động theo mô hình mẹ - con. Chẳng hạn, Công ty May Việt Tiến có khoảng 30 Công ty con không thành lập theo kiểu hành chính, mà hình thành trên cơ sở đầu tư vốn hoặc cùng góp vốn kinh doanh. Tương tự, trong tổng Công ty hiện có khoảng 15 Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con như: Công ty May Nhà Bè,


Dệt Phong Phú, Dệt May Hà Nội, Dệt Nam Định, May 10, May Đức Giang, May Phương Đông, Dệt May Hòa Thọ, Dệt Thành Công… Việc Chính phủ ra quyết định thành lập Tập đoàn Dệt May thể hiện tính quy mô của Tập đoàn và tạo cơ sở pháp lý vững chắc để VINATEX hoạt động, tăng cường sức mạnh liên kết trong toàn hệ thống và phát huy vai trò nòng cốt hạt nhân vào sự phát triển của toàn ngành.

Thực tế cho thấy việc chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn mẹ - con của tổng Công ty Dệt May Việt Nam mang tính tất yếu, đáp ứng yêu cầu khách quan của sự phát triển. Theo mô hình Tập đoàn mẹ - con được phê duyệt, cơ quan tổng Công ty trước đây nay chuyển thành Tập đoàn Dệt May và là Công ty mẹ đại diện sở hữu trực tiếp vốn Nhà nước tại Tập đoàn. Quan hệ mệnh lệnh hành chính trước kia trong mô hình tổng Công ty 91 được thay bằng quan hệ của chủ sở hữu đầu tư. Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã trực tiếp đầu tư vào 04 Công ty con là Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên, 23 Công ty cổ phần có vốn chi phối và 19 Công ty cổ phần và Công ty liên doanh khác. Mục tiêu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là trở thành một Tập đoàn đa sở hữu hàng đầu cả về quy mô sản xuất kinh doanh lẫn sức cạnh tranh sản phẩm trong khu vực châu á với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2010 và 3,5 tỷ USD vào năm 2015.

Theo cơ chế tổ chức cán bộ của Tập đoàn Dệt May, Hội đồng Quản trị bổ nhiệm tổng giám đốc Tập đoàn sau khi đã xin ý kiến chủ sở hữu nhà nước là Thủ tướng Chính phủ; Tổng Giám đốc được quyền chọn và đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm Phó tổng giám đốc, giám đốc điều hành và kế toán trưởng Tập đoàn. Các trưởng ban thì do tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi thông qua Hội đồng quản trị còn các cấp khác là do tổng giám đốc lựa chọn và quyết định bổ nhiệm.

Tầm nhìn của Tập đoàn sẽ là hình thức đa sở hữu và không còn là đơn vị 100% vốn Nhà nước. Năm 2010, Tập đoàn sẽ trở thành thương hiệu mạnh, lấy thị trường nội địa làm địa bàn hoạt động và thị trường xuất khẩu làm động lực phát triển.

Để quản lý, Tập đoàn cũng chia ra thành 4 khối là quản lý chức năng, quản lý chuyên môn hoá, quản lý kinh doanh phụ trợ và quản lý theo mô hình sự nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022