chiến lược trong hoạt động của Tập đoàn( có thể là vị trí về mặt kinh tế,dây chuyền công nghệ…), Công ty mẹ sẽ nắm cổ phần chi phối trên 50%, thậm chí là 100% theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trong quan hệ, Công ty mẹ thường chi phối Công ty con thông qua vốn đầu tư, khống chế Công ty con trong chiến lược phát triển, định hướng sản xuất kinh doanh, thị trường, công nghệ…Đồng thời, Công ty mẹ thường hỗ trợ Công ty con thông qua thương hiệu, cung cấp thông tin, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo định hướng chung của Tập đoàn
Đối với doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn với vai trò là Công ty con, các Công ty này quan hệ với nhau chủ yếu thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc có thể là các thỏa thuận, cam kết
Để đảm bảo cho sự phát triển theo mục tiêu chung, đảm bảo thống nhất về lợi ích của Tập đoàn, cần có văn bản mang tính thỏa ước, cam kết chung giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn về các lĩnh vực hoạt động. Thỏa ước này cần phải thể hiện được một số nội dung về mục tiêu chung của Tập đoàn:
Các phương thức, lĩnh vực hợp tác liên doanh giữa các thành viên trong Tập đoàn ngoài những vấn đề thuộc thẩm quyền điều phối của Công ty mẹ
Qui định về vấn đề tài chính chung của Tập đoàn
Các vấn đề về sử dụng tên gọi, thương hiệu
Điều kiện, trình tự tham gia hoặc rút khỏi Tập đoàn
Vấn đề sửa đổi điều lệ…
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 1
- Thực trạng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 2
- Tính Tất Yếu Hình Thành Các Tập Đoàn Kinh Tế Ở Việt Nam
- Thực Trạng Phát Triển Của Một Số Tập Đoàn Kinh Tế Đã Được Thành Lập Ở Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 6
- Một Số Khó Khăn Và Vướng Mắc Trong Hình Thành Và Phát Triển Tập Đoàn Kinh Tế Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
2. Những điều kiện cơ bản hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
Về trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất kinh doanh:
Đa số các Tập đoàn kinh tế thế giới đều có quy mô lớn về vốn, doanh thu, lao động, máy móc thiết bị, số các doanh nghiệp thành viên. So với các Tập đoàn kinh tế trên thế giới và khu vực, các tổng Công ty của ta chưa thực sự là Tập đoàn kinh tế xét theo tiêu chí quy mô (trước hết là về vốn). Tính đến tháng 6/2003, 17 tổng Công ty 91 có tổng số vốn nhà nước là 95.000 tỷ đồng,
bình quân vốn nhà nước ở mỗi tổng Công ty là 5.588 tỷ đồng (tương đương 355 triệu USD). Trong số 17 tổng Công ty 91, có tới 14 tổng Công ty có số vốn dưới 1.000 tỷ đồng. Do mỗi nước có trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất và có những mục tiêu, yêu cầu cụ thể riêng, nên sự so sánh đơn giản ấy sẽ có thể dẫn tới nghi ngờ hoặc phủ định khả năng hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp này. Trong điều kiện nước ta hiện nay, để Tập đoàn kinh tế hình thành và hoạt động có hiệu quả, phát huy được thế mạnh, cần có mức vốn thấp nhất là 12.000 tỷ đồng (tương đương 750 triệu USD).
Về mối quan hệ liên kết:
Về thực chất, Tập đoàn kinh tế là Công ty cổ phần với mối liên kết kiểu Công ty mẹ – Công ty con. Hiện nay, mô hình này là hình thức liên kết phổ biến của Tập đoàn kinh tế ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu, mục đích xây dựng Tập đoàn kinh tế ở nước ta.
Về môi trường kinh doanh:
Bất cứ một loại hình tổ chức nào muốn ra đời, tồn tại và phát triển đều đòi hỏi phải có môi trường thích hợp. Môi trường kinh doanh vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực đến Tập đoàn. Vì lẽ đó, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của Tập đoàn là đòi hỏi bức xúc và quan trọng. Đó chính là điều kiện sống còn để hình thành và phát triển Tập đoàn. Môi trường để Tập đoàn kinh tế hình thành và hoạt động có hiệu quả bao gồm:
Môi trường pháp lý: Gồm hệ thống pháp lý và các văn bản pháp quy, trong đó đặc biệt quan trọng là các luật về kinh doanh, chống độc quyền và các quy chế khung về tổ chức và hoạt động của các loại hình tổ chức kinh doanh. Chúng ta cần phải có hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tự do liên kết kinh tế để hình thành lợi nhuận bình quân, và có chính sách phân phối lợi nhuận theo vốn đầu tư. Hệ thống pháp luật có liên quan đến Tập đoàn kinh tế phải có tác dụng tạo điều kiện cần thiết, khuyến khích Tập đoàn kinh tế phát triển, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các mặt tiêu cực phát sinh trong hoạt động của Tập đoàn kinh tế.
Môi trường kinh tế: Bao gồm sự phát triển của thị trường và các quan hệ kinh tế trên thị trường, sự phát triển của các quan hệ cạnh tranh và liên kết kinh tế giữa các chủ thể, sự khẳng định các quan hệ sở hữu tồn tại hợp pháp,
sự phát triển của các quan hệ phân công, hiệp tác…
Về trình độ cán bộ quản lý:
Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn và độ phức tạp cao trong tổ chức quản lý, nên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực sự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt, để quản lý điều hành bộ máy của Tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Nhà nước không thể trao một lượng vốn lớn hàng ngàn tỷ đồng vào tay nhà quản lý, kinh doanh chưa đủ tầm, chưa đủ tài và kinh nghiệm để tổ chức quản lý quy mô Tập đoàn kinh tế. Mặt khác, doanh nghiệp tư nhân không thể mạo hiểm đem doanh nghiệp và vốn của mình gia nhập, Tập đoàn kinh tế nhà nước khi đội ngũ cán bộ còn yếu kém. Cho nên, một trong những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế là phải có đội ngũ chủ doanh nghiệp, cũng như đội ngũ các nhà quản lý điều hành có tài, giàu kinh nghiệm quản lý và quản trị kinh doanh trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường để ngang tầm với quy mô Tập đoàn kinh tế.
3. Nguyên tắc hành lập Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
Hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế nhà nước phải gắn liền với thực hiện những định hướng chung của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế. Do đó, doanh nghiệp nhà nước phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước đã xác định rất rõ quan điểm về vấn đề này: duy trì một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong những lĩnh vực độc quyền nhà nước, một bộ phận cần thiết khác, có qui mô nhỏ để kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước phải được điều chỉnh để có cơ cấu hợp lý, qui mô vừa và lớn, chuyển sang hoạt động theo chế độ Công ty, tập trung vào những ngành, lĩnh
vực then chốt, địa bàn quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta còn nhỏ bé, doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm tỷ trọng áp đảo, có mặt ở hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân; các tổng Công ty 91 - mô hình thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế đã có bước phát triển nhất định, lại tập trung ở những ngành, lĩnh vực ta có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, để việc hình thành các Tập đoàn kinh tế có hiệu quả và có tính khả thi, thì cần phải dựa trên cơ sở sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước nói chung, trong đó lấy một số tổng Công ty 91 làm nòng cốt để hình thành Tập đoàn kinh tế.
Xuất phát từ quan điểm đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 và lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ định hướng hình thành một số Tập đoàn kinh tế trong giai đoạn hiện nay như sau:
Về phương thức hình thành: hình thành Tập đoàn trên cơ sở các tổng Công ty nhà nước, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngoài, kinh doanh đa ngành, trong có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có qui mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh.
Về lựa chọn ngành, lĩnh vực để hình thành Tập đoàn kinh tế: đó là những lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng,....
Hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế phải gắn liền và đáp ứng có hiệu quả yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Là sản phẩm của sự phát triển nền kinh tế thị trường, các Tập đoàn kinh tế có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Việc hình thành các Tập đoàn kinh tế sẽ tạo ra các ―đầu kéo‖ quan trọng và là lực lượng nòng cốt trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Mặt khác, việc hình thành một số Tập đoàn kinh tế trong những ngành, lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ phát huy cao nhất lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, hình thành các Tập đoàn kinh tế được coi là giải pháp mang tính chiến lược để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh và bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả nhất.
Tập đoàn kinh tế phải đa dạng về sở hữu và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong Tập đoàn. Xuất phát từ chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút được tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế, việc hình thành các Tập đoàn kinh tế có đa sở hữu là phù hợp; đồng thời, đây cũng là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh với cơ chế thị trường; đáp ứng yêu cầu của mối liên kết kinh tế đa dạng và sự biến đổi nhanh nhạy của thị trường dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và giao lưu kinh tế quốc tế.Tuy nhiên, trong Tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ và các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước) vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tập đoàn kinh doanh đa ngành nhưng vẫn phải có ngành chuyên môn chính, chuyên sâu. Đa dạng hóa về ngành nghề kinh doanh trên cơ sở chuyên môn hóa theo một hoặc một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Tập đoàn kinh tế thường có qui mô lớn, cơ cấu ngành nghề phức tạp, tuy nhiên có một hoặc một số ngành được chuyên môn hóa cao. Việc đa dạng hóa kinh doanh có thể thực hiện thông qua một trong 3 hình thức liên kết sau:
Liên kết theo chiều dọc: gồm các doanh nghiệp thành viên sản xuất kinh doanh trong các công đoạn từ đầu vào (khâu nguyên liệu) đến những doanh nghiệp chế biến và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Liên kết theo chiều ngang: gồm các doanh nghiệp cùng ngành nghề, có liên quan với nhau về kỹ thuật, công nghệ (như dệt, may, cơ khí chế tạo, xây dựng,...).
Liên kết hỗn hợp: gồm cả hai hình thức liên kết trên hoặc là những
doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề hầu như không liên quan gì đến nhau về kỹ thuật, công nghệ nhưng có tác dụng sử dụng hiệu quả vốn, đất đai, nhà xưởng, lao động dôi dư của nhau.
Thực hiện nguyên tắc tự nguyện khi hình thành Tập đoàn kinh tế. Vừa qua, khi thành lập các tổng Công ty 91, nguyên tắc tự nguyện gia nhập tổng Công ty có được đặt ra, nhưng trong thực tế không ít trường hợp các doanh nghiệp vào tổng Công ty 91 chưa thật sự xuất phát từ sự tự nguyện. Trong bối cảnh, điều kiện và nhu cầu phát triển của nước ta vào thời điểm đó, việc thành lập một số tổng Công ty 91 mới chỉ là bước đầu thí điểm tập trung nhiều doanh nghiệp trong cùng một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật theo hình thức Tập đoàn, chứ chưa phải hình thành Tập đoàn kinh tế một cách đích thực, có sự tích tụ, tập trung theo đúng qui luật thị trường. Trong thời gian tới đây, khi rà soát các tổng Công ty 91 còn lại để trên cơ sở đó hình thành một số Tập đoàn (theo đúng nghĩa của nó) thì phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện khi gia nhập Tập đoàn kinh tế.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình hình thành, phát triển và tổ chức quản lý Tập đoàn kinh tế. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình hình thành, phát triển và tổ chức quản lý Tập đoàn kinh tế được thể hiện như sau:
Mỗi doanh nghiệp có quyền lựa chọn và tự nguyện tham gia vào Tập đoàn kinh tế. Nhà nước quyết định hoặc công nhận sự ra đời của một Tập đoàn kinh tế.
Xác định cơ cấu tổ chức, quản lý của Tập đoàn kinh tế và phân cấp quản lý giữa Tập đoàn với các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Việc xác định đúng vai trò, chức năng quyền hạn, trách nhiệm của Tập đoàn và các đơn vị thành viên và phân cấp giữa chúng là vấn đề mấu chốt của vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Tập đoàn kinh tế, trong đó quan trọng nhất là xác định tư cách pháp nhân của các đơn vị thành viên; sau đó là xác định việc hình thành, quản lý, sử dụng các quỹ, vốn, tổ chức hạch toán kinh tế.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng tổ chức và quản lý của các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam nói chung
1.1. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
Khi chuyển đổi và cơ cấu lại theo mô hình Tập đoàn kinh tế , cơ cấu của các tổng Công ty đã được điều chỉnh lại theo hướng phát triển cơ cấu Công ty mẹ-Công ty con là chủ yếu. Trong đó Công ty mẹ có vốn đầu tư đa dạng dưới hình thức vốn cổ phần, vốn liên doanh và vốn góp ở các Công ty con, Công ty liên kết. Không phải tất cả các thành viên của tổng Công ty phải theo cơ cấu Công ty mẹ - Công ty con, nhưng đây chính là cơ cấu chủ đạo trong các Tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay.
Công ty mẹ: Trong mô hình Tập đoàn kinh tế này, Công ty mẹ là Công ty nhà nước, hoạt động theo luật doanh nghiêp nhà nước và được hình thành từ việc chuyển đổi, tổ chức lại tổng Công ty. Công ty mẹ trong cơ cấu Tập đoàn hiện nay giữ vai trò quan trọng. Đó là đầu tàu của Tập đoàn và là trung tâm chính sách. Các Công ty mẹ hiện nay đều do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, vốn góp chi phối. Vì vậy các Công ty mẹ thường được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước. Tuy nhiên hiện nay cũng xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng nên mở rộng loại hình của Công ty mẹ, có thể là Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, tùy thuộc vào quyết định phân loại tổng Công ty đó thuộc nhóm nhà nước giữ 100% vốn hay cổ phần chi phối.
Về tên gọi của Công ty mẹ, ở một số Tập đoàn mới hình thành ở Việt Nam hiện nay, Công ty mẹ được lấy tên là Tập đoàn . Điều đó có thể dẫn đến nhận thức nhầm lẫn giữa Công ty mẹ với vai trò chủ chốt của Tập đoàn với lại Tập đoàn bản chất là một tổ hợp hay một nhóm các doanh nghiệp liên kết nhau. Tập đoàn BCVT Việt Nam là một trường hợp như vậy. Cụ thể, theo Quyết định 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn BCVT Việt Nam thì: ―Tập đoàn BCVT Việt Nam
(1) được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại TCT BCVT Việt Nam và các đơn vị thành viên, có cơ cấu bao gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn BCVT Việt Nam (2) (gọi tắt là Tập đoàn); TCT Bưu chính Việt Nam; Các TCT viễn thông vùng; Các Công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; Các Công ty do Tập đoàn nắm giữ 50% vốn điều lệ; Các Công
ty liên doanh với nước ngoài về viễn thông và công nghệ thông tin; Các đơn vị sự nghiệp‖. Như vậy, rõ ràng thuật ngữ ―Tập đoàn BCVT‖(1) được hiểu là một tổ hợp các DN bao gồm Công ty mẹ và các DN thành viên.
Đồng thời, do đặt luôn tên Công ty mẹ là Tập đoàn BCVT Việt Nam nên lúc này thuật ngữ ―Tập đoàn BCVT Việt Nam‖ (2) được hiểu là chỉ một đơn vị là Công ty mẹ . Và theo cách hiểu này thì ―Tập đoàn BCVT‖ (1) bao gồm cả Công ty mẹ - ―Tập đoàn BCVT Việt Nam‖ (2). Như vậy, rõ ràng do đặt tên Công ty mẹ là Tập đoàn BCVT Việt Nam nên có đôi lúc sẽ gây nhầm lẫn và không rõ ràng trong cách hiểu và nhìn nhận về cả tổ hợp - Tập đoàn BCVT Việt Nam và Công ty mẹ trong Tập đoàn.
Về chức năng và cơ cấu của Công ty mẹ, Công ty mẹ có thể trực tiếp thực hiện thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc không trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện hoạt động quản lý và kinh doanh vốn đầu tư ở các Công ty khác hoạt động dưới dạng quản lý và kinh doanh vốn đầu tư ở các Công ty khác dưới hình thức Công ty ― holding ‖. Công ty mẹ có thể thực hiện chức năng đầu tư tài chính vào các Công ty con, Công ty liên kế mà không cần trực tiếp sản xuất kinh doanh nhưng cần điều kiện đi kèm là Công ty mẹ phải thực sự có quyền đầu tư tài chính , thực sự là chủ sở hữu các khoản vốn hiện tại đã nằm ở các doanh nghiệp thành viên của tổng Công ty. .Điều này còn phụ thuộc vào đặc thù riêng cũng như chiến lược phát triển riêng của từng Tập đoàn. Ví dụ, đối với Tập đoàn bưu chính viễn thông và Tập đoàn điện lực thì Công ty mẹ tập trung vào chức năng đầu mối thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên hoặc nắm giữ khâu then chốt như mạng trục viễn thông, mạng phân phối điện quốc gia. Như vậy tùy tùy theo tính đa dạng về ngành nghề hoạt động cùng với số lượng và loại hình doanh nghiệp thành viên Tập đoàn, Công ty mẹ có thể trực tiếp chi phối các Công ty con hoặc chi phối các Công ty con thông qua Công ty đầu tư tài chính của Tập đoàn
Công ty con: Các Công ty con trong Tập đoàn là các doanh nghiệp có quan hệ với Công ty mẹ, là nhưng doang nghiệp mà Công ty mẹ đầu tư, nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp chi phối. Các Tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay có một số loại hình Công ty con như sau: