Thực Trạng Phát Triển Của Một Số Tập Đoàn Kinh Tế Đã Được Thành Lập Ở Việt Nam


Công ty con là các Công ty cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn có cổ phần, vốn góp chi phối của Công ty mẹ, hoạt động trong nước hoặc ở nước ngoài

Công ty con là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ là chủ sở hữu

Công ty con là Công ty liên doanh với nước ngoài do Công ty mẹ giữ quyền chi phối hoạt động theo qui điịnh của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều lệ Công ty

Các Công ty con khác không có cổ phần, vốn góp chi phối nhưng tự nguyện chịu sự chi phối của Công ty mẹ thông qua hợp đồng liên kết, theo pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình

1.2. Cơ chế quản lý của Tập đoàn kinh tế

Bộ máy lãnh đạo của Công ty mẹ thường được coi là bộ máy lãnh đạo, quản lý của Tập đoàn. Hiện nay ở Việt Nam có một số hình thức quản lý của Công ty mẹ với tổ hợp Tập đoàn như sau:

Lãnh đạo của Công ty mẹ kiêm nhiệm lãnh đạo của các Công ty con, thành viên Tập đoàn

Công ty mẹ xây dựng chiến lược chung của Tập đoàn, quản lý chung chiến lược của Tập đoàn

Công ty mẹ định hướng cho Công ty con thể hiện ở điều lệ của các Công ty con và Công ty mẹ chịu trách nhiệm phê duyệt điều lệ của Công ty con

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Công ty mẹ quản lý việc xây dựng, sử dụng và bảo vệ thương hiệu chung của tạp đoàn

Công ty mẹ chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và hình thành tổ chức tham vấn của Tập đoàn bằng cách tổ chức các hội nghị, cuộc họp giữa các đại diện của các Công ty con, thành viên Tập đoàn để tham vấn về các vấn đề chung của Tập đoàn

Tùy theo đặc trưng của từng Tập đoàn mà có nhưng hình thức tổ chức quản lý khác nhau.Đối với Tập đoàn tập doàn bưu chính viễn thông thì Công ty mẹ (Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam) là Công ty nhà nước, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các Công ty con thông qua vốn, nghiệp vụ, công nghệ, thương hiệu, thị trường


đồng thời trực tiếp quản lý, kinh doanh mạng lưới viễn thông đường trục và đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ công ích do nhà nước giao.Trong quyết định vêgồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc

2. Thực trạng phát triển của một số Tập đoàn kinh tế đã được thành lập ở Việt Nam

Một Tập đoàn kinh tế bao giờ cũng gồm những thành viên tự nguyện, các thành viên xét thấy có được những lợi ích khi gia nhập Tập đoàn. Nhưng ở nước ta, việc thành lập các tổng Công ty theo mô hình Tập đoàn kinh doanh lại dựa trên sự chỉ định của Nhà nước, các doanh nghiệp thành viên có nghĩa vụ phải tham gia. Vì vậy, nếu tổng Công ty hoạt động không có hiệu quả, ở một mức độ nào đó sẽ là một rào cản đối với các doanh nghiệp thành viên. Quan hệ nội bộ giữa tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên không hình thành mô hình Công ty mẹ - con dựa trên sự tham gia đan xen của nhiều chủ thể thuộc các lĩnh vực có chế độ sở hữu khác nhau, mà chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước trong cùng một ngành, một lĩnh vực. Các quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của tổng Công ty theo mô hình Tập đoàn kinh doanh còn có nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ, gây trở ngại cho hoạt động của các doanh nghiệp thành viên như cơ chế điều hoà vốn, các vấn đề về đầu tư, tiền lương, đơn giá sản phẩm...

Ngoài ra, có thể thấy quy mô hoạt động của các tổng Công ty còn khá nhỏ bé, các chỉ tiêu về vốn, doanh thu, lợi nhuận so với các Tập đoàn kinh tế trong khu vực và thế giới còn khá khiêm tốn, phạm vi hoạt động của các tổng Công ty hầu hết mới dừng lại ở thị trường trong nước. Tóm lại, các tổng Công ty theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở nước ta hiện nay thực sự mới chỉ là hình thức sơ khai ban đầu của mô hình Tập đoàn kinh tế. Hình thức chủ yếu một số Tập đoàn kinh tế non trẻ tại Việt Nam như Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực…hiện nay là hình thức Công ty mẹ - Công ty con.

Hiện nay ở Việt Nam chính thức có 8 Tập đoàn kinh tế Nhà nước (Bưu chính - Viễn thông, Than - khoáng sản, Dầu khí, Điện lực, Công nghiệp tàu thủy, Dệt may, Cao su, Tài chính - bảo hiểm) được Thủ tướng chính phủ phê duyệt thành lập thông qua các đề án thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế trên cơ sở Tổng Công ty Nhà nước quy mô lớn và các đề án này đang được triển


khai thực hiện

Bên cạnh đó cũng một số mô hình Tập đoàn kinh tế tư nhân chưa chính danh tiêu biểu (Đồng Tâm, Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom, Trung Nguyên...). Tuy nhiên phải nhấn mạnh rằng: ―Các Tập đoàn kinh tế tư nhân hiện nay, nhìn chung, buộc phải mang cái tên không chính danh là Công ty cổ phần Tập đoàn, hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn.Trên thực tế về pháp lý mô hình Tập đoàn kinh tế tư nhân cho đến nay vẫn chưa được thừa nhận‖. Bên cạnh đó các Tập đoàn kinh tế tư nhân tuy đã phát triển nhưng nhìn chung vẫn còn rời rạc, chưa đầu tư vào những ngành kinh tế mũi nhọn, chưa có tiềm lực mạnh. Ngoài ra, khả năng liên kết trong kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực này còn rất thấp. Các Tập đoàn này mới chỉ manh mún chưa đủ để trở thành Tập đoàn kinh tế một cách đúng nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường.Vì vậy mà trong phạm vi khóa luận này chỉ đề cập đến các Tập đoàn kinh tế nhà nước tiêu biểu

Xuất phát từ chủ trương và định hướng, hiện nay Việt Nam đã có được một số Tập đoàn kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng. Dưới đây là một số Tập đoàn kinh tế đã và đang hoạt động tại Việt Nam.

2.1. Tập đoàn Bưu chính viễn thông

Quan niệm về Tập đoàn BCVT:

Trước hết, Tập đoàn BCVT cũng là một loại hình của tập đoàn kinh tế hoạt động trong linh vực thương mại dịch vụ, bởi vậy, nó mang đầy đủ những đặc điểm của Tập đoàn kinh tế nói chung. Tuy nhiên, Tập đoàn BCVT cũng có những đặc thù riêng khác với các Tập đoàn kinh tế khác ở chỗ: Nếu như các Tập đoàn kinh tế nói chung bắt nguồn kinh doanh từ lĩnh vực đầu tư vào sản xuất hàng hoá, với các chiến lược kinh doanh tập trung vào đầu tư nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, ứng dụng tiến bộ công nghệ để sản xuất những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường... thì các Tập đoàn BCVT lại bắt đầu lĩnh vực hoạt động kinh doanh bằng việc đầu tư vào xây dựng hạ tầng mạng lưới BCVT và bắt đầu các hoạt động kinh doanh của mình qua việc cung cấp các dịch vụ BCVT (bưu phẩm, điện thoại...), và tổ chức các kênh phân phối dịch vụ đến khách hàng. Do vậy chiến lược kinh doanh của Tập đoàn BCVT là tập trung đầu tư vào phát triển hạ tầng mạng lưới, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và tổ chức các kênh phân phối để thoả mãn tối đa


các nhu cầu đa dạng của các thị trường về hàng hoá (thiết bị đầu cuối, hệ thống mạng...) và dịch vụ BCVT. Từ đó, tập đoàn BCVT sẽ mở rộng liên kết với các nhà cung cấp khác nhau để hình thành nên các kênh phân phối hàng hoá, dịch vụ đa dạng, rộng khắp đảm bảo khai thác, thâm nhập và mở rộng được cả thị trường trong nước và thị trường thế giới. Cùng với khả năng tích tụ và tập trung vốn của Tập đoàn được nâng lên, chúng sẽ mở rộng kinh doanh đầu tư sang các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác có lợi thế nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, hoạt động kinh doanh thương mại và sản xuất được tích hợp trở thành những Tập đoàn kinh tế vừa chuyên sâu vừa tổng hợp dựa trên các liên kết kinh tế đa chiều.


Tóm lại, Tập đoàn BCVT cũng là một loại hình của Tập đoàn kinh tế thương mại với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu và xuất phát ban đầu từ lĩnh vực cung ứng dịch vụ BCVT trên thị trường thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế vào khu vực và toàn cầu của Việt Nam

Lộ trình hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam:

Ngày 23/03/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 58/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại tổng Công ty Bưu chính Viễn thông và các đơn vị thành viên.

Quý IV năm 2005: Chuyển Cục Bưu điện Trung ương về trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông quản lý, chuyển các đơn vị sự nghiệp gồm Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông và các bệnh viện thuộc tổng Công ty Bưu chính Viễn thông hiện nay thành đơn vị sự nghiệp độc lập và hoạt động theo cơ chế quy định tại nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ.

Các cơ quan tổ chức thực hiện đề án Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam bao gồm: Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Tài chính, Hội đồng quản trị tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, cùng Bộ trưởng của các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ. Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Bưu chính viễn thông Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.


Ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 06/2006/QĐ-TTg về việc chuyển tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, và quyết định này được chính thức trao cho Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vào ngày 26/3/2006.

Như vậy, sau hơn một năm thực hiện quyết định 58/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức được ra đời với mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trực tiếp kinh doanh một số lĩnh vực như mạng đường trục, quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn. Mô hình Công ty mẹ - Công ty con của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (xem mô hình) là một mô hình được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và phát triển theo mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước kinh doanh đa ngành. Mục tiêu của quá trình chuyển đổi VNPT sang Tập đoàn Kinh tế Nhà nước nhằm tăng cường tích tụ về vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận, trong đó, điểm mấu chốt là tập trung sắp xếp đổi mới quản lý, xác lập lại cơ cấu sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong quá trình đổi mới quản lý, tạo điều kiện mới thuận lợi hơn cho các đơn vị thành viên đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Qua lộ trình trên có thể thấy việc chuyển đổi từ Tổng Công ty thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chỉ diễn ra trong hơn một năm nhưng trên thực tế Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ là hợp thức hóa những gì mà Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã làm khi có Quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập các Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh doanh. Trong thời gian trước đó, quan hệ giữa VNPT với các đơn vị thành viên của VNPT vẫn mang nặng tính hành chính bao cấp với cơ chế nặng về ―xin-cho‖ chứ chưa hoàn toàn tuân theo quy luật của kinh tế thị trường. Đó chính là nguyên nhân hạn chế sự năng động, sáng tạo, sự tự chủ của các đơn vị thành viên của VNPT. Đồng thời, Tổng Công ty do quá tải trong quản lý, điều hành, kiểm tra, kiểm soát dẫn đến hoạt động không hiệu quả. Chính vì vậy, cần phải chuyển đổi mối quan hệ giữa VNPT với các đơn vị thành viên theo hướng tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường, để phù hợp với các mối quan hệ trong Tập đoàn kinh doanh. Tức là nâng cao quyền


tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, dựa trên cơ sở liên kết về tài chính và các liên kết khác để gắn kết thực sự giữa Công ty mẹ với các Công ty con (như đã nêu trong mô hình trên). Với mô hình như vậy, Công ty mẹ chỉ tập trung quản lý một số lĩnh vực quan trọng của Tập đoàn, còn lại để cho các Công ty con tự quản lý theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là với sự quản lý tập trung vào những lĩnh vực quan trọng của Tập đoàn thì Công ty mẹ không còn chịu nhiều gánh nặng như trước đây mà chỉ tập trung vào việc quản lý những lĩnh vực quyết định tới sự sống còn của Tập đoàn. Cho phép các Công ty con tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng vẫn cần có sự kiểm soát của Công ty mẹ. Cơ chế kiểm soát sẽ giúp cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn thực hiện tốt công tác tài chính nằm trong chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược tài chính nói riêng của Tập đoàn.

Mô hình tổ chức của Tập đoàn bưu chính viễn thông

Với mô hình đó, Công ty mẹ đầu tư vào các Công ty con, các Công ty liên kết và các doanh nghiệp khác trực tiếp hoạt động kinh doanh. Các Công ty con có quyền góp vốn đầu tư vào các Công ty thành viên khác trừ Công ty mẹ. Nhà nước sẽ không giao vốn như trước đây cho Tổng Công ty mà thực hiện đầu tư vốn cho Công ty mẹ. Công ty mẹ sẽ chuyển từ quản lý hành chính đối với Công ty con thành quản lý và kiểm soát vốn, công nghệ, thị trường thông qua việc đầu tư cho các Công ty con. Tuy nhiên, các hoạt động như mua, bán, thuê, cho thuê, vay, cho vay… giữa Công ty mẹ và Công ty con phải được thực hiện bằng việc ký các hợp đồng kinh tế (tức là giữ quan hệ bình đẳng giữa Công ty mẹ và Công ty con).

Tóm lại, qua phân tích trên có thể thấy việc chuyển Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã mang lại nhiều thuận lợi cho đơn vị này. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý tới vấn đề kiểm soát các hoạt động của Công ty mẹ từ phía nhà nước bởi: Công ty mẹ vẫn nắm quyền sở hữu phần lớn cổ phần tại các Công ty con tức là Công ty mẹ vẫn có nhiều quyền lực để chi phối Công ty con và dễ dẫn đến một số tiêu cực không mong muốn.

Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam


2 2 Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt Để phát huy được lợi thế 1


2.2. Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt

Để phát huy được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, Bảo Việt đã chuyển đổi từ mô hình tổng Công ty quốc doanh sang mô mình Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm kinh doanh đa ngành gồm bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, ngân hàng, đầu tư tài chính, bất động sản… Theo Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg ngày 28/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động này đối với Bảo Việt cũng có nhiều thuận lợi và thách thức trong bối cảnh phải hoàn thành sứ mạng là Tập đoàn Tài chính - Bảo Hiểm hàng đầu trên thị trường Việt Nam.

Một số lợi thế của Bảo Việt khi chuyển sang hình thức Tập đoàn tài chính –bảo hiểm:

Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập đầu tiên trên thị trường từ năm 1964, đến nay đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về tổ chức hoạt động, ngành nghề kinh doanh, xây dựng đội ngũ cán bộ và mạng lưới khách hàng.

Về mô hình tổ chức, Bảo Việt đã có thời gian dài vận hành theo mô hình tổng Công ty có phân cấp giữa Tổng Công ty với các Công ty thành viên trong lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đồng thời, Bảo Việt đã thành lập Công ty chứng khoán, tham gia đầu tư chiến lược thông qua góp vốn cổ phần, liên doanh chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực bảo hiểm, đầu tư, sản xuất và dịch vụ khác…

Về ngành nghề kinh doanh, Bảo Việt đã có hơn 40 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản…

Về nguồn nhân lực, Bảo Việt là doanh nghiệp hàng đầu thị trường về đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Bảo Việt đã xây dựng và phát triển tốt mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, các nhà môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng đầu thế giới. Năng lực quản trị điều hành và hệ thống công nghệ thông tin đã bắt đầu được đầu tư theo chiều sâu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022