Quan Điểm - Phương Hướng - Mục Tiêu Sản Xuất Đến Năm 2010


Chương III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN‌


3.1. QUAN ĐIỂM - PHƯƠNG HƯỚNG - MỤC TIÊU SẢN XUẤT ĐẾN NĂM 2010

3.1.1. Quan điểm về phát triển sản xuất ở Lục Ngạn

- Phát triển sản xuất vải quả theo hướng sản xuất ra các sản phẩm

chất lượng cao, có thời gian thu hoạch khác nhau nhằm kéo dài vụ hoạch.

thu

- Phát triển sản xuất vải quả trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học

kĩ thuật, ứng dụng qui trình sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn

(GAP) nhằm sản xuất ra sản phẩm vải thiều an toàn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn (GAP), để có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

- Phát triển sản xuất vải quả

trên cơ

sở khuyến khích mọi thành

phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển sản xuất vải quả cần có sự hỗ trợ của nhà nước và các ngành có liên quan.

3.1.2. Phương hướng phát triển sản xuất ở Lục Ngạn

Tiếp tục phát triển đa dạng các loại cây ăn quả theo qui hoạch, kế hoạch, với cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống phù hợp. Trong đó, cây vải thiều là mũi nhọn. Đẩy mạnh thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu. Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, đảm bảo xây dựng vùng cây ăn quả tập trung,

phát triển bền vững, hiệu quả nhọn của huyện.

cao thực sự

trở

thành ngành kinh tế

mũi

3.1.3. Mục tiêu phát triển sản xuất ở Lục Ngạn


Mục tiêu đến năm 2010 của ngành nông nghiệp Lục Ngạn đối với

cây vải là giữ vững diện tích vải thiều 19.192 ha, trong đó diện tích vải

chín sớm 25 - 30%, diện tích vải chính vụ 60 - 65 %, diện tích vải chín

muộn 5 - 10 %, tăng cường thâm canh phấn đấu đạt năng suất bình quân 56,5 tạ/ha, sản lượng 96.000 tấn/năm.

Bảng 3.1. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng vải từ năm 2007 - 2010


Chỉ tiêu

ĐVT

Các năm

2007

2008

2009

2010

Tổng diện tích

ha

19.192

19.192

19.192

19.192

Diện tích thu hoạch

ha

15.000

15.800

16.500

17.000

Năng suất

tạ/ha

48.0

53.8

54.5

56.5

Sản lượng

tấn

72.000

85.000

90.000

96.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang - 12

Nguồn [34], tác giả

Bảng 3.2. Dự kiến cơ cấu các nhóm vải chín sớm, chính vụ và chín muộn

của huyện Lục Ngạn đến năm 2010



Diễn giải

Các năm

2007

2008

2009

2010

DT

(ha)

CC

(%)

DT

(ha)

CC

(%)

DT

(ha)

CC

(%)

DT

(ha)

CC

(%)

Vải chín sớm

3.350

17

4.260

22

5.125

27

5.762

30

Vải chính vụ

15.08

0

79

13.64

2

71

12.61

7

66

11.49

0

60

Vải chín muộn

762

4.0

1.290

7

1.450

8

1.940

10

Tổng

19.19

2

100

19.19

2

100

19.19

2

100

19.19

2

100

Nguồn [34], tác giả

Để thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển ngành rau quả tỉnh Bắc Giang, định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện Lục


Ngạn đến năm 2010 thì huyện cần có những giải pháp thích hợp triển sản xuất cây vải.

để phát

Thông qua nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn những năm qua, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau đây nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều, đưa cây vải trở thành cây trồng chủ lực của Lục Ngạn.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN

Trên thực tế

phát triển sản xuất vải ở

huyện Lục Ngạn có thể

khẳng định rằng: Để ổn định và phát triển vùng sản xuất vải thiều, các cấp, các ngành cần nhìn nhận đúng đắn về vị trí, vai trò quan trọng của

cây vải đối với người dân trồng vải, phải xem đó là “vấn đề sống còn

của người dân, vấn đề chiến lược, vấn đề cơ bản và lâu dài”. Trên cơ

sở đó đề ra các chính sách phù hợp phát triển cây vải thiều, nhằm đưa

cây vải thiều Lục Ngạn ngày một có vị trí trong tập đoàn cây ăn quả, có giá trị kinh tế cao. Để làm được điều này thì một số giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu sau đây cần được thực hiện:

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Giải pháp về

quy hoạch vùng sản xuất vải phù hợp với

điều

kiện kinh tế, trình độ thâm canh và khí hậu của từng vùng

Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo điều kiện đầu tư, áp dụng kỹ thuật.

Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy, vải được trồng ở 3 vùng có năng suất, chất lượng khác nhau. Vùng thấp do có điều kiện thuận lợi hơn về nguồn nước, nơi tiêu thụ, hơn nữa người dân nắm bắt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật tốt hơn so với các xã vùng cao vì vậy năng suất cao hơn.


Cần hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất và bố trí sản xuất vải: Phải tiến hành xây dựng qui hoạch cho cây vải nói chung và qui hoạch vùng phát triển cho từng giống vải trên phạm vi toàn huyện nói riêng. Từng giống vải được phát triển theo vùng tập trung, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ thâm canh của người dân. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn để chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

3.2.1.2. Giải pháp về kỹ thuật

 Lựa chọn giống vải chín sớm cho sản phẩm có chất lượng cao và thời gian thu hoạch khác nhau nhằm dải vụ sản xuất, nâng cao giá trị cây vải.

Qua thực tế điều tra cho thấy giồng vải U Hồng có hiệu quả kinh tế vượt trội so với các giống vải khác, cụ thể được thể hiện qua biểu 2.17 thu nhập hỗn hợp của giống vải U Hồng là 32.907,8 nghìn đồng/ha, cao hơn so với giống vải Lai Chua 15.746,4 nghìn đồng/ha, Lai Thanh Hà 14.165,3 nghìn đồng/ha và cao hơn Thanh Hà 4.646,8 nghìn đồng/ha. Vì vậy trong thời gian tới huyện Lục Ngạn cần mở rộng diện tích vải U Hồng bằng phương pháp

ghép cải tạo thay thế giống vải Lai Chua, Lai Thanh Hà và một phần diện

tích vải Thanh Hà. Đồng thời huyện cũng cần khuyến khích nhân dân lựa chọn thêm một số giống vải chín sớm khác mà đã được nhà nước công nhận để đưa vào ghép thay thế phần diện tích vải chính vụ Thanh Hà nhằm dải vụ thu hoạch.

Từ những năm 1998 - 2002, Viện nghiên cứu rau quả đã tập trung

tuyển chọn được một số tập đoàn các giống vải chín sớm trong đó nổi bật có 5 giống có triển vọng cả về năng suất và chất lượng. Để sớm đưa các

giống này bổ

sung vào cơ

cấu giống vải, tác giả

Nguyễn Văn Dũng khi

nghiên cứu về vấn đề này đã kết luận các giống chín sớm như:Bình Khê, Hùng Long, Yên Hưng, Đường Phèn, Thạch Bính có khả năng ra lộc tốt,


khả năng sinh trưởng tốt hơn vải thiều Thanh Hà và cũng là cơ sở cho tiềm năng, năng suất cao hơn chính vụ [9].

Như vậy, việc đưa các giống vải chín sớm có năng suất cao, chất

lượng tốt vào sản xuất là hoàn toàn có tính khả thi.

Huyện cần giao cho cơ quan chuyên môn như: Trạm Khuyến Nông,

Phòng Kinh Tế

quản lý về

chất lượng giống, giống phải có nguồn gốc

xuất xứ rõ ràng, đủ tiêu chuẩn về chất lượng, sạch sâu, bệnh đồng thời tổ chức tốt việc cung ứng giống nhằm giúp người dân có được giống tốt khi đưa vào sản xuất, tăng năng suất , chất lượng sản phẩm.

 Ứ ng dụng tiến bộ khoa học và qui trình kĩ thuật sản xuất vải

thiều an toàn theo tiêu chuẩn (GAP).

Quản lý chặt chẽ

quy trình sản xuất sản phẩm quả

theo tiêu chuẩn

đăng ký trong thương hiệu đối với vùng đã quy hoạch sản xuất; Khuyến cáo nhân dân ngoài vùng quy hoạch thực hiện các biện pháp sản xuất vải quả an toàn theo quy trình sản xuất vải thiều an toàn (GAP).

Qua điều tra,chúng tối thấy mức đầu tư chăm sóc vải của các hộ

còn ở mức trung bình thấp. Vì vậy cần nâng cao năng suất, chất lượng

vải quả

theo tiêu chuẩn

để đáp

ứng được nhu cầu thị

trường trong và

ngoài nước, thì trong thời gian tới người dân cần tập trung vào một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc sau:

- Tạo tán, tỉa cành:

Ngay sau khi thu hoạch cần phải cắt tỉa cành tăm, cành khuất, cành dập gẫy và cành vượt, để loại bỏ cành bị hư, cành vô hiệu, giảm bớt thân cành, giúp cây chống gió bão và giảm bớt trú ngụ của sâu bệnh trong tán cây.

- Xử lý tốt các biện pháp nhằm khống chế lộc đông:


Cuốc lật đất quanh tán (cuốc rộng 40-50cm xung quanh mép ngoài hình chiếu tán sâu 15-20 cm vừa chạm đầu rễ) để hạn chế lộc đông, tạo điều kiện phân hoá mầm hoa. Thời gian cuốc vào giai đoạn lộc thu phát triển thuần thục (cuối tháng 11 đầu tháng 12).

Khoanh vỏ

cây để

kìm hãm sự

sinh trưởng của cây vải trong một

thời gian nhất định khoảng 1,5 đến 2 tháng. Trong thời gian này cây buộc phải ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Chú ý chỉ khoanh đối với cây phát triển tốt.

Phun thuốc và cắt tỉa lộc đông: Biện pháp thủ công, dùng kéo hay tay ngắt toàn bộ lộc mới nhú, ngắt đến 2 lá thuần thục. Biện pháp dùng hoá chất, phun đạm + kali nồng độ cao dùng 0,3 kg đạm + 0,1 kg kali pha vào bình 10 lít nước phun trên tán lộc non vừa mới nhú, hoặc dùng thuốc Ethrel pha nồng độ 20 – 25 cc/bình 10 lít phun ở những tán lộc non.

- Sử dụng nước tưới cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

Từ khi đậu quả đến thu hoạch cây vải cần có độ ẩm đều không để khô ngắt quãng. Nếu đất quá khô gặp mưa hay tưới nước sẽ gây rụng quả. Vì vậy khi tưới nước cần chú ý, tưới làm nhiều lần, không tưới sũng nước, tưới lúc trời mát hoặc ban đêm, không tưới vào lúc trời đang nóng, nắng to.

- Phòng trừ sâu bệnh hại vải

+ Đối với nhóm sâu hại:

 Sâu đục cuống quả: Có thể sử dụng bẫy phermon để theo dõi dự báo phòng trừ khi trưởng thành phát sinh vào tháng 3. Khi bướm rộ với mật độ cao tiến hành phòng trừ kết hợp trừ ruồi hại quả, bằng một trong các loại thuốc hoá học như: Padan 95 SP nồng độ 0,1%, Regent 800 WG nồng độ 0,1 % hoặc có thể sử dụng thuốc thảo mộc Song mã 24,5 EC. Nồng độ liều lượng theo khuyến cáo trên nhãn mác của từng loại thuốc.


 Bọ

xít: Phun thuốc hiệu quả

nhất là diệt bọ

xít trưởng thành

vào tháng 3, khi chúng đã qua đông và ra vườn để giao phối và thực hiện

chu trình sinh sản mới. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

Sherpa 25 EC nồng độ 0,1%, Reasgant 1,8 EC hoặc có thể sử dụng thuốc thảo mộc Song mã 24,5 EC.

 Nhện nông nhung: Biện pháp phòng trừ là cắt hết cành lá bị hại khi tỉa cành tạo tán và sau thu hoạch, thu gom tiêu huỷ. Có thể sử dụng một

trong các loại thuốc sau phun vào thời kỳ lộc đông, lộc thu năm trước:

Pegasus 500ND, Ortus 3SC, Regant 800 WG nồng độ 0,1% hoặc có thể sử dụng thuốc sinh học Sokupi 0,36AS, thuốc thảo mộc Thần điền 78 DD.

 Rệp muội: Phòng trừ rệp muội tập trung cuối tháng 11, đầu tháng 12, sử dụng thuốc Sherpa 0,2% hạn chế nguồn rệp gây hại trên lộc xuôn.

+ Đối với bệnh hại:

 Bệnh sương mai: Gặp các năm thời tiết rét muộn, trời âm u, nhiều sương, cần phun phòng bệnh sương mai bảo vệ hoa và quả non (tháng 2,3) bằng thuốc: Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,3%, Aliette 800 WG hoặc có thể

dùng thuốc sinh học Som 5 DD, TTZep 18 EC... Nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì của từng loại thuốc.

và liều lượng

 Bệnh thán thư: Vào đầu tháng 4 thời tiết nóng ẩm và mưa bệnh phát triển mạnh, bệnh phát sinh mạnh chủ yếu trên quả, nhất là trước khi quả chín tháng 5, 6. Thuốc trừ thán thu vải hiệu quả là: Bavistin 50 fl, Anvil 5SC, Topsin M 70 WP nồng dộ 0,2% hoặc có thể sử dụng thuốc sinh học Som 5 DD, TTZep 18 EC...

 Bệnh nứt quả: Biện pháp phòng trừ quan trọng nhất là bón phân

thúc quả phải cân đối, bón sớm. Nếu sử dụng NPK tổng hợp tránh bón thúc quả bằng phân đạm. Giai đoạn trước khi quả chín chỉ nên thúc phân Kali,. Khi thời tiết hạn kéo dài, việc tưới nước cần thiết nhưng nên tưới nhiều


lần trong ngày và tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới trưa nắng. Tuyệt đối không nên tưới lên tán lá và quả lúc trời nắng và khi quả đã chín.

- Bón phân cho vải:

Trong kỹ thuật thâm canh vải, chăm sóc vườn cây thực hiện qui trình bón phân hợp lý là rất quan trọng. Cây vải cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng nhất là các nguyên tố vi lượng, thì cây mới sinh trưởng khoẻ, sung sức, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, bền cây, cho thu hoạch cao và chất lượng quả tốt. Đây là một điểm yếu trong sản xuất vải của huyện Lục Ngạn, việc sử dụng phân bón trong thời gian qua không đảm bảo dẫn tới kém hiệu quả trong sản xuất. Vì vậy trong thời gian tới người dân sản xuất vải thiều cần áp dụng kỹ thuật sử dụng phân bón như sau:

Đối với vườn cho quả thời kỳ kinh doanh (bình quân cho thu hoạch từ 80 – 100 kg quả/1cây, nếu cho thu hoạch cao hơn hoặc thấp hơn thì

điều chỉnh lượng phân lên xuống tương ứng)

- Phân chuồng hoai mục: 20 - 30 kg

- Phân lân super: 2,0 - 3,5 kg

- Phân kali sulphat: 1,2 - 1,5 kg

hoặc bón phân chuồng + 10 - 12 kg NPK (có tỷ lệ 5:7:6 hoặc 5:10:3).

Cách bón phân: Đào rãnh xung quanh hình chiếu tán cây, độ sâu rãnh khoảng 20 cm, rộng 20 – 30 cm, rải đều phân, lấp đất lại, hoặc rải đều phân trên mặt đất dưới tán lá rồi xới nhẹ và lấp đất mỏng có điều kiện phủ gốc là tốt nhất.

Đối với vườn vải ở thời kỳ kinh doanh bón phân chia làm 3 lần:

Ln 1: Thời gian bón ngay sau khi thu hoạch, cây vải phục hồi sau thu hoạch chuyển giai đoạn phát triển lộc hè (tháng 7). Lượng phân bón, bón toàn bộ phân chuồng và bón 2/3 lượng phân hoá học cả năm. Phương

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí