Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Các Giống Vải Ở Điểm Điều Tra Năm 2006


2. Tuổi bình quân chủ hộ

3. Lao động BQ/1 hộ

4. DT đất trồng vải/hộ

6. Thu nhập BQ/hộ

- Thu từ sản xuất vải

- Chiếm tỷ lệ


Tuổi Người M2 1000đ

1000đ

%


45,6

3,4

6.335,2

32.580

23.385

71,8


43,2

3,7

7.733,4

28.640

24.932

87,1


40,3

3,5

5.883,4

19.490

16.900

86,7


43,03

3,5

6.650,7

26.903,3

21.739

81,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang - 9

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ nông dân của tác giả

Qua bảng 2.10 cho thấy: Tuổi bình quân chủ hộ là 43,03 tuổi, trong đó Phượng Sơn là cao nhất 45,6 tuổi, sau là Giáp Sơn 43,2 tuổi và ở Tân

Mộc là thấp nhất 40,3 tuổi. Lao động bình quân trên hộ là 3,5 người/hộ,

trong đó Giáp Sơn là cao nhất với 3,7 người/hộ, sau là Tân Mộc 3,5 người/

hộ và thấp nhất là Phượng Sơn 3,4 người/hộ. Diện tích trồng vải bình

quân/hộ là 6.650,7 m2, thu nhập bình quân từ vải chiếm 81,9% so với thu

nhập chung của hộ, điều đó chứng tỏ

rằng cây vải có vị

trí quan trọng

trong sản xuất và đời sống của nhân dân vùng nghiên cứu.

2.3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng các giống vải ở điểm điều tra năm 2006

Qua bảng 2.11 cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng các giống vải ở điểm điều tra năm 2006 như sau:

- Lai Chua: Tổng diện tích các điểm điều tra là 1,11 ha, năng suất đạt 40 tạ/ha, cho sản lượng 4,44 tấn. Diện tích xã Phượng Sơn là 0,3 ha, xã Giáp Sơn 0,48 ha, xã Tân Mộc 0,33 ha. Năng suất ở xã Phượng Sơn là cao nhất với 41,5 tạ/ha, sau là Giáp Sơn 40,6 tạ/ha và Tân Mộc có năng suất thấp nhất 37,8 tạ/ha.

- U Hồng: Tổng diện tích của 3 xã điều tra là 4,44 ha, năng suất đạt 40,8 tạ/ha, cho sản lượng 4,44 tấn. Diện tích xã Tân Mộc lớn nhất 2,11 ha, sau là Phượng Sơn 17,08 ha và Giáp Sơn có diện tích là thấp nhất 0,39 ha.


Năng suất bình quân trên 1 ha ở 3 điểm điều tra tương đối đồng đều, cụ thể: Phượng Sơn 41,1 tạ/ha, Giáp Sơn 40,6 tạ/ha, Tân Mộc 40,5 tạ/ha.

- Lai Thanh Hà: Tổng diện tích điều tra là 2,10 ha, năng suất bình quân đạt 40,2 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 8,45 tấn. Diện tích xã Phượng Sơn cao nhất 1,25 ha, đứng thứ hai là Giáp Sơn 0,64 ha, cuối cùng là Tân Mộc 0,21 ha. Năng suất bình quân trên ha xã Giáp Sơn đạt cao nhất 42,5 tạ/ha, sau là Phượng Sơn 39,3 tạ/ha và Tân Mộc có năng suất là thấp nhất 38,3 tạ/ ha.

- Thanh Hà: Là giống vải chín vào chính vụ, có tổng diện tích, sản lượng lớn hơn so với các giống vải khác. Tổng diện tích điều tra của 3 điểm là 95,23 ha, năng suất bình quân bình quân đạt 43,6 tạ/ha, cho sản lượng là 415,57 tấn. Diện tích của xã Giáp Sơn là lớn nhất 38,27 ha, đứng thứ 2 là Phượng Sơn 29,36 ha và Tân Mộc là nhỏ nhất 27,61 ha. Năng suất vải ở Phượng Sơn lại cao nhất 47,8 tạ/ha, sau là Giáp Sơn 44,7 tạ/ha, thấp nhất là Tân Mộc 37,7 tạ/ha.

Bảng 2.11. Diện tích, năng suất và sản lượng các giống vải

ở điểm điều tra năm 2006


Chỉ tiêu

ĐVT

Phượng

Sơn

Giáp Sơn

Tân Mộc

Tổng

I. Lai chua






1. Diện tích

ha

0,30

0,48

0,33

1,11

2. Năng suất

tạ /ha

41,5

40,6

37,8

40,0

3. Sản lượng

tấn

1,23

1,95

1,26

4,44

II. U Hồng






1. Diện tích

ha

1,69

0,39

2,11

4,19

2. Năng suất

tạ /ha

41,1

40,6

40,5

40,8

3. Sản lượng

tấn

6,92

1,6

8,56

17,08

III. Lai Thanh Hà






1. Diện tích

ha

1,25

0,64

0,21

2,10

2. Năng suất

tạ /ha

39,3

42,5

38,3

40,2

3. Sản lượng

tấn

4,92

2,71

0,82

8,45


IV. Thanh Hà






1. Diện tích

ha

29,36

38,27

27,61

95,23

2. Năng suất

tạ /ha

47,8

44,7

37,7

43,6

3. Sản lượng

tấn

140,29

171,15

104,13

415, 57

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ nông dân năm 2006 của tác giả

2.3.3. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản

Đầu tư

chi phí thời kỳ kiến thiết cơ

bản (KTCB) cho cây vải bao

gồm chi phí trồng mới, chi phí chăm sóc giai đoạn chưa cho sản phẩm. Tuy nhiên, khi tiến hành thu thập số liệu năm 2006 thì hầu hết vườn vải ở thời kỳ kinh doanh (TKKD). Do vậy, căn cứ vào tuổi kinh doanh vườn vải ở các hộ điều tra, chúng tôi chọn năm 2006 là năm bắt đầu trồng mới ở các hộ gia đình.

Theo định mức KTKT của trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang thì

tổng chỉ phí bình quân trên 1 ha vải thời kỳ KTCB là 26.315 nghìn đồng,

trong đó chi phí vật chất là 20.315 nghìn đồng/ha, chi phí lao động là 6.000 nghìn đồng/ha

Bảng 2.12. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản ( tính bình quan cho 1 ha )

ĐVT: 1000đ


Các khoản mục đầu tư

Phân theo tình hình kinh tế của hộ


Bình quân chung

Định mức KTKT


So sánh ( )

Giầu khá

Trung bình


Nghèo

1

2

3

4

5

6

7=6/5

A. Tổng đầu tư

22.728

20.690

16.481

19.966,3

26.315

132

I. Chi phí vật chất

17.353

15.627

11.848

14.942,7

20.315

136

1. Cải tạo đất

13.000

11.480

8.270

10.916,7

15.000

137

2. Giống

1.850

1.850

1.850

1.850

2.000

108

3. Phân bón

1.485

1.362

1.028

1.291,7

1.890

146

4. Thuốc BVTV

468

435

250

384.3

650

169


5. Công cụ sản xuất

250

200

150

200.0

300

150

6. Chi khác

300

300

300

300.0

450

150

II. Chi phí công lao động

5.375

5.063

4.633

5.023,7

6.000

119

B. Thu bói, cây trồng xen

3.500

2350

1.885

2.578,3

5.000

194

C. Chi phí kiến thiết cơ bản

19.228

18.340

14.596

17.388

21.315

123

Nguồn: số liệu điều tra

Qua bảng 2.12 chúng ta thấy mức đầu tư chi phí bình quân thời kỳ kiến thiết cơ bản là 17.388 nghìn đồng/ha, so với định mức chung của tỉnh thì thấp hơn 3.927 nghìn đồng/ha. Mức đầu tư chi phí giữa các nhóm hộ là có sự chênh lệch, nhóm hộ giàu khá có mức đầu tư cao nhất với 19.228 nghìn đồng/ha, sau là nhóm hộ trung bình 18.340 nghìn đồng/ha và nhóm hộ nghèo có mức đầu tư chi phí là thấp nhất 14.596 nghìn đồng/ha. Có sự chênh lệch này là do nhóm hộ nghèo điều kiện khó khăn về vốn, kỹ thuật để đầu tư chăm sóc vải.

2.3.4. Chi phí chăm sóc vải ở thời kỳ kinh doanh

2.3.4.1. Chi phí chăm sóc các giống vải ở điểm điều tra năm 2006

Các giống vải được trồng ở Lục Ngạn chủ yếu là Lai Chua, U Hồng, Lai Thanh Hà và Thanh Hà, các giống này rất hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Lục Ngạn. Theo định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) của trung tâm

Khuyến nông tỉnh Bắc Giang thì tổng chỉ phí bình quân trên 1 ha vải là

11.950 nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian là 7.450 nghìn đồng/ha, chi phí lao động là 4.500 nghìn đồng/ha.

Bảng 2.13. Chi phí chăm sóc các giống vải ở điểm điều tra

năm 2006 (tính bình quân cho 1 ha )

ĐVT: 1000 đ



Chỉ tiêu

Định

Mức KTKT

Các giống vải

Lai

Chua

U Hồng

Lai thanh

Thanh

I. Chi phí trung gian

7.450

4.120

4.535

4.268

4.663

1. Phân bón

5.015

2.308

2.517

2.416

2.577


2. Thuốc BVTV

2.235

1.612

1.818

1.652

1.886

3. Chi khác

200

200

200

200

200

II. Chi phí lao động

4.500

3.375

3.875

3.950

4.250

III. Tổng chi

11.950

7.495

8.410

8.218

8.913

Nguồn: Kết quả điều tra các hộ nông dân năm 2006 của tác giả

Qua bảng 2.13 cho thấy, tổng chi phí chăm sóc các giống đều thấp hơn so với định mức KTKT của trung tâm Khuyến nông tỉnh, cụ thể như sau:

- Giống Lai Chua: Có tổng chi phí là 7.495 nghìn đồng/ha, thấp hơn

4.455 nghìn đồng/ha so với định mức kinh tế kỹ thuật của tỉnh.

- Giống vải U Hồng: Tổng chi phí chăm sóc là 8.410 nghìn đồng/ha, thấp hơn so với định mức KTKT là 3.540 nghìn đồng/ha, cao hơn so với Lai Chua là 915 nghìn đồng/ha

- Giống vải Thanh Hà: Tổng chi phí bình quân trên 1 ha là 8.913 nghìn đồng/ha, thấp hơn 3.037 nghìn đồng/ha so với định mức KTKT của tỉnh, cao hơn so với Lai Chua, U Hồng và Lai Thanh Hà lần lượt là: 1.418 nghìn đồng/ha; 503 nghìn đồng/ha và 695 nghìn đồng/ha.

Chi phí trung gian là một trong những yếu tố quan trong để nâng cao năng suất cây vải. Vì vậy mức đầu tư chi phí trung gian ở các giống đều chiếm cơ cấu cao trong tổng chi phí. Giống Lai Thanh Hà chi phí trung gian là 4.663 nghìn đồng/ha, chiếm 52,3% tổng chi phí. Giống Lai Chua chi phí trung gian là 4.177 nghìn đồng/ha, chiếm 55,3% tổng chi phí.

Nguyên nhân chi phí chăm sóc các giống vải có sự chênh lệch là

do thời gian thu hoạch của các giống này có sự khác nhau. Giống vải

Lai Chua có thời gian thu hoạch sớm nên tỷ lệ sâu bệnh ít hơn so với

giống vải Thanh Hà. Mặt khác do trong những năm gần đây hiệu quả


kinh tế của giống vải Lai Chua thấp nên người dân không quan tâm

đến đầu tư chăm sóc.

Như vậy, từ thực tế cho thấy mức chi phí chăm sóc của các giống

vải có sự chênh lệch, chi phí chăm sóc giống vải chín sớm Lai Chua thấp

hơn giống vải chính vụ Thanh Hà. Song mức chi phí chăm sóc của các

giống đều thấp hơn so với định mức KTKT của tỉnh.

2.3.4.2. Chi phí chăm sóc trên 1 ha vải theo tình hình kinh tế của hộ ở

điểm điều tra năm 2006

Qua điều tra 150 hộ thuộc 3 xã Phượng Sơn, Giáp Sơn và Tân Mộc

thì số hộ

giàu khá là 27 hộ

(chiếm 18%), số

hộ trung bình là 74 hộ

(chiếm 49,33%), hộ

nghèo là 49 hộ

(chiếm 32,6%). Mức độ

đầu tư

chi

phí chăm sóc của các hộ

có sự

chênh lệch khá lớn giữa nhóm hộ

giàu

khá, trung bình với hộ nghèo.

Qua bảng 2.14 cho thấy: Tổng chỉ


phí chăm sóc bình quân trên 1

ha của các nhóm hộ

là 8.864

nghìn đồng. Trong đó tổng chi phí chăm

sóc vải của nhóm hộ giàu khá là cao nhất 9.689 nghìn đồng/ha, nhóm

hộ trung bình là 9.137 nghìn đồng/ha thấp hơn 552 nghìn đồng/ha so

với nhóm hộ

giàu khá, nhóm hộ

nghèo có chi phí là thấp nhất 5.263

nghìn đồng/ha, thấp hơn 4.426 nghìn đồng/ha so với nhóm hộ giàu khá. Chi phí trung gian của các nhóm hộ đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng

chi phí. Cụ

thể: Nhóm hộ

giàu khá 5.439 nghìn đồng/ha chiếm 56,1%,

nhóm hộ trung bình 5.262 nghìn đồng /ha chiếm 57,6%, nhóm hộ nghèo

2.138 nghìn đồng /ha chiếm 40,6%.

Nguyên nhân của sự chênh lệch chi phí chăm sóc giữa các nhóm hộ là: Nhóm hộ nghèo điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư chăm sóc, việc tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên việc đầu tư chi phí chăm sóc là thấp.


Bảng 2.14. Chi phí chăm sóc vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2006 (tính bình quân cho 1 ha)

ĐVT: 1000 đ


Chỉ tiêu

BQ chung

Phân theo tình hình kinh tế của hộ

Giàu, khá

TB

Nghèo

I. Chi phí trung gian

4.947

5.439

5.262

2.138

1. Phân bón

2.407

2.987

2.878

1.008

2. Thuốc BVTV

2.340

2.252

2.184

930

3. Chi khác

200

200

200

200

II. Chi phí lao động

3.917

4.250

3.875

3.125

III. Tổng chi

8.864

9.689

9.137

5.263

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2006 của tác giả

2.3.4.3. Chi phí chăm sóc vải ở 3 xã điều tra năm 2006

Tính toán chi phí cho sản xuất vải chúng tôi dựa vào số liệu điều tra khối lượng vật tư từng loại mà hộ nông dân đã sử dụng cho chăm sóc vải và giá bán lẻ vật tư tính bình quân ở thị trường Lục Ngạn.

Các khoản chi phí chăm sóc cây vải bao gồm: Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động...


Bảng 2.15. Chi phí chăm sóc vải ở 3 xã điều tra năm 2006 (tính bình quân cho 1 ha)

ĐVT: 1000 đ


Chỉ tiêu

BQ chung

Tính theo xã

Phượng Sơn

Giáp Sơn

Tân Mộc

I. Chi phí trung gian

4.947

5.095

5.181

4.345

1. Phân bón

2.407

2.396

2.526

2.230

2. Thuốc BVTV

2.340

2.499

2.455

1.915

3. Chi khác

200

200

200

200

II. Chi phí lao động

3.917

4.175

4.125

3.500

III. Tổng chi

8.864

9.270

9.306

7.845

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2006 của tác giả

Qua bảng 2.15 cho thấy chi phí bình quân ở

3 xã

điều tra là 8.864

nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian 4.947 nghìn đồng/ha, chiếm 55,8%, công lao động 3.917 nghìn đồng, chiếm 44,2%. Chi phí chăm sóc vải ở các điểm điều tra như sau:

Tổng chi phí chăm sóc vải ở xã Giáp Sơn là cao nhất 9.306 nghìn

đồng/ha, sau là Phượng Sơn 9.270 nghìn đồng/ha thấp hơn so với Giáp Sơn là 236 nghìn đồng/ha, Tân Mộc có chi phí là rất thấp 7.845 nghìn đồng/ha thấp hơn Giáp Sơn là 1.461 nghìn đồng/ha.

Chi phí trung gian ở Tân Mộc là 4.345 nghìn đồng/ha, Phượng Sơn

là 4.945 nghìn đồng/ha, cao hơn 600 nghìn đồng/ha so với xã Tân Mộc.

Xã Giáp Sơn có chi phí trung gian là cao nhất 5.181 nghìn đồng/ha, cao

hơn so với Phượng Sơn, Tân Mộc lần lượt là 236 nghìn đồng/ha và 836 nghìn đồng/ha.

Nguyên nhân của sự chênh lệch đó là ở Tân Mộc điều kiện kinh tế của người dân còn thấp, trình độ thâm canh còn kém nên mức độ đầu tư chi phí là thấp hơn so với Giáp Sơn và Phượng Sơn.

2.3.4.4. Chi phí sấy khô ở các điểm điều tra năm 2006

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023