Giới Thiệu Vài Nét Về Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Pjico

ro liên quan đến nghiệp vụ gốc và điều chỉnh kế hoạch thu phí bảo hiểm trong năm đó, xây dựng văn bản, thể lệ giám định, khiếu lại và bồi thường tổn thất.

2. Cấp đơn bảo hiểm.

2.1. Đối với hàng nhập.

Bước 1: Kiểm tra chứng từ.

Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm (Giấy làm theo hình thức 1 đơn bảo hiểm) phải kiểm tra chứng từ đó xem có hợp lệ không? Một giấy yêu cầu được coi là hợp lệ phải có đủ yêu cầu sau:

+ Trên giấy yêu cầu bảo hiểm phải kê khai rõ tất cả những đề mục đã in sẵn trên đơn. Trường hợp khai thiếu những đề mục như: Số B/L ký mã hiệu, trọng lượng, số kiện (do chưa được thông báo đầy đủ) thì vẫn chấp nhận cấp đơn nhưng yêu cầu khách hàng phải bổ xung ngay sau khi nhận được thông báo.

+ Nếu khai thiếu một trong những đề mục cơ bản như: Số tiền bảo hiểm ( trị giá FOB và C&F), tên tàu vận chuyển, ngày khởi hành, cảng đi và điều kiện bảo hiểm và đơn bảo hiểm đó coi như chưa hợp lệ cần trả lại cho khách hàng đồng thời giải thích rõ yêu cầu của bảo hiểm để họ khai đủ mới cấp đơn.

+ Phải xem xét kỹ tính chất vầ phương thức xếp hàng của tưng mặt hàng có phù hợp với điều kiện bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn khôpng để yêu cầu và giải thích khách hàng điều chỉnh lại cho thích hợp với mặt hàng đó.

+ Trên đơn bảo hiểm phải yêu cầu khách hàng trả lời được các nội dung yêu cầu của phòng kế toán – tài vụ quy định nhằm giúp phòng kế toán – tài vụ làm đủ các thủ tục thu phí nhanh chóng.

Lưu ý:

- Giấy yêu cầu bảo hiểm thì phải có đầy đủ tên, dấu và chữ ký của khách hàng. Giấy chứng nhận bảo hiểm phải đánh máy đủ 08 bản.

- Cần xem kỹ tên tàu vận chuyển (nếu là tầu chuyển) phải yêu cầu khách hàng kê khai rõ Quốc tịch tàu, năm đóng tàu để biết được tuổi tàu. Nếu là tầu già phải thu thêm phí như đã quy định trong biểu phí bảo hiêm.

- Trường hợp trị giá hàng bảo hiểm cao trên mức quy định phân cấp của công ty, trước khi cấp đơn cần thông báo và trao đổi ý kiến với phòng tái bảo hiểm để có kế hoạch phân tán rủi ro.

Bước 2: Vào sổ cấp đơn, lấy số đơn vầ xếp chuyến tầu.

+ Sau khi kểm tra đơn xong vào sổ cấp đơn theo từng danh mục ghi trong

sổ.


+ Số đơn bảo hiểm lấy theo số thứ tự trong sổ cấp đơn.

+ Xếp chuyến tàu theo số thứ tự trong sổ đăng ký số chuyến tàu.

Lưu ý:

- Thông thường luồng châu á đi trong khoảng 20-30 ngày làm một chuyến.

- Luồng châu Âu đi trong khoảng 2-4 tháng làm một chuyến.

- Số đơn bảo hiểm và số chuyến tàu ghi rõ trrong đơn, số chuyến ghi trước

và số đơn bảo hiểm ghi sau:

Thí dụ: Số đơn bảo hiểm là 100, số chuyến tàu là 8 thì ghi: 8/100.

Bước 3: Tính phí bảo hiểm, sửa đổi và huỷ đơn bảo hiểm.

a) Trước khi tính phí bảo hiểm phải xác định số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm được tính theo công thức:

CIF C F

1 R

Trong đó:

- C: là giá trị hàng (tức giá FBO).

- F: là cước phí vận tải.

- Trường hợp khách hàng nhập theo giá FOB, nếu họ khônbg xác định được phí vận tải thì bảo hiểm ước tính như sau:

+ Đối với luồng châu á cước phí vận tải F = 5% giá FOB.

+ Đối với luồng châu Âu cước phí vận tải F = 10%FOB.

- R là tổng tỷ lệ phí áp dụng cho từng mặt hàng tuỳ theo từng điều kiện bảo

hiểm.

- R = R1 + R2. Trong đó R1 bao gồm tỷ lệ chính + tỷ lệ phí theo luồng. R2

là tỷ lệ phụ.

- Tỷ lệ phụ được cộng thêm khi khách hàng mua thêm các điều kiện bảo hiểm phụ như: Bảo hiểm chiến tranh, đình công, dấu nguyên kiện, hụt trọng lượng

Lưu ý:

- Mỗi mặt hàng có tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau tuỳ theo từng điều kiện bảo hiểm. Do đó khi tính phụ phí phải xem xét kỹ tính chất của từng mặt hàng, điều kiện bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn có phù hợp với quy định của bảo hiểm đối mặt hàng đó không, trên cơ sở đó để xác định tỷ lệ phí cho chính xác.

b) Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm:

I = CIFxR

- Trường hợp tàu già khi tính phí bảo hiểm sẽ tính như sau:

CIF C F

1 R

(I = CIFxR) (R = R1 + R2)

(R = R1 + R2 + R3)

R3 là tỷ lệ phí tàu già.

c) Trường hợp khách hàng xin điều chỉnh giá trị bảo hiểm như điều chỉnh giá FOB, CF, cước phí vận tải và điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại giá CIF và phí bảo hiểm bằng hình thức cấp cho khách hàng 1 Giấy sửa đổi bủu sung và thu lệ phí sửa đôpỉ đơn.

- Phần chênh lệch tăng: Đề nghị khách hàng thanh toán thêm phí

- Phần chênh lệch giảm: Bảo hiểm sẽ hoàn phí cho khách hàng

- Trừ trường hợp điều chỉnh số BL, trong lượng, số kiện thì không thu lệ phí và không cần giấy sửa đổi bổ sung và có thể điều chỉnh ngay trên đơn có đóng dấu bảo hiểm.

- Riêng điều chỉnh trên tàu vẫn đánh giấy sửa đổi bổ sung.

Lưu ý: Trước khi làm sửa đổi bổ sung phải yêu cầu khách hàng gửi lại toàn bộ đơn bảo hiểm đã cấp điều chỉnh. Sau khi làm xong giấy sửa phải ghi rõ trên đơn bảo hiểm, số giấy sửa đổi để bộ phận bồi thường tiện theo dõi khi xem xét bồi thường. Sau gửi trả lại đơn cảu khách hàng kèm theo giấy sửa đổi.

d) Nếu khách yêu cầu huỷ đơn phải xem xét dõ lý do, sau đó cấp cho khách hàng giấy sửa đổi: Huỷ đơn, hoàn lại cho khách toàn bộ phí để huỷ đi. đơn được huỷ phải huỷ ngay để tránh nhầm lẫn.

Giấy sửa đổi bổ xung: Đánh máy 06 bản (1 bản lưu kèm theo công văn yêu cầu sửa đổi của khách hàng, 1 bản gửi cho tái bảo hiểm, 1 bản trả khách hang). Trường hợp:

+ Yêu cầu khách hàng thanh toán thêm phí đưa tài vụ 3 bản.

+ Hoàn phí và huỷ đơn: Đưa tài vụ 2 bản.

+ Điều chỉnh tên tàu: Đưa tài vụ 1 bản.

f) Sau khi đánh máy, kiểm tra lại đơn và đóng dấu, “Thu phí bảo hiểm bằng ngoại tệ” hoặc “Thu phí bảo hiểm bằng tiền Việt Nam” lên đơn theo yêu cầu thanh toán phí của khách hàng.

Bước 4: Giao chứng từ cho các bộ phận liên quan.

Sau khi thực hiện 3 bước trên, đánh máy, trình ký và đóng dấu xong chứng từ được phân ra như sau: Bản gốc viết tay (bản đầu tiên) nghiệp vụ giữ, 3 bản gửi tài vụ, 1 bản gửi tái bảo hiểm nếu chi nhánh cấp đơn thì gửi 1 bản cho Công ty còn lại trả cho khách hàng.

2.2. Đối với hàng xuất.

Bước 1: Kiểm tra chứng từ.

- Tương tự hàng nhập.

Lưu ý:

- Đối với hàng xuất chỉ bảo hiểm bằng ngoại tệ không bảo hiểm bằng đồng Việt Nam.

- Đơn bảo hiểm hàng xuất và giấy sửa đổi bổ xung phải đánh máy bằng tiếng Anh hoặc Pháp.

- Phải chú ý đến “điều kiện bảo hiểm” do khách hàng đề nghị. Nếu theo tín dụng (L/C) thì phải làm đúng tín dụng thư đã mở nhưng nếu điều kiện đề nghị có những điểm bất hợp lý hoặc vượt quá phạm vi trách nhiệm thông thường của công ty thì phải sửa lại (nếu việc sửa lại đó không mâu thuẫn với thư tín dụng về cơ bản) hoặc hỏi lại người mua hàng ở nước ngoài.

- Đối với hàng xuất tư nhân của các đại sứ quán phải yêu cầu khách hàng cung cấp “bản kê chi tiết hàng hoá” và giá tiền của mỗi loại.

- Chỉ bảo hiểm theo điều kiện “mọi rủi ro” cho các loại hàng mới, đối với hàng cũ bảo hiểm theo điều kiện FPA hoặc điều kiện C.

- Trước khi chấp nhận bảo hiểm phải yêu cầu khách hàng cho xem cụ thể hàng hoá và bao bì để xác định giá hàng và điều kiện bảo hiểm.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ cần đánh máy 6 bản là đủ.

Bước 2: Vào sổ cấp đơn.

- Sau khi kiểm tra xong giấy yêu cầu bảo hiểm phải vào sổ cấp đơn theo từng danh mục ghi trong sổ.

- Số đơn bảo hiểm đã được in sẵn trên đơn chỉ cần đánh máy thêm chữ HX và năm cấp đơn đó. Đơn của địa phương nào thì ghi chú thêm ký hiệu của địa phương đó để nghiựp vụ tiện theo dõi.

Thí dụ: Đơn do chi nhánh TP Hồ Chí Minh cấp số đơn bảo hiểm là 1580 thì ghi như sau: 1580-HX/HCM/95.

Bước 3: Tính phí bảo hiểm, sửa đổi và huỷ đơn bảo hiểm.

- Số tiền bảo hiểm hàng xuất chính là giá trị CIF mà khách hàng kê khai trên giấy yêu cầu bảo hiểm + 10% trị giá CIF.

- Phí bảo hiểm được tính theo công thức: (CIF + 10% CIF)xR.

- R: Là tỷ lệ phí bảo hiểm được tính theo từng luồng, theo từng điều kiện bảo hiểm và mặt hàng.

Lưu ý:

- Đối với hàng xuất của đại sứ quán các nước đóng tại Việt Nam, số tiền bảo hiểm chính là chính là giá trị hàng mà khách kê khai không cộng thêm 10%.

- Trường hợp khách hàng xin điều chỉnh trị giá bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại giá CIF và phí bảo hiểm bằng hình thức cấp cho khách hàng 1 giấy sửa đổi bổ sung.

- Điều chỉnh số B/L, trọng lượng và huỷ đơn cách thức làm tương tự như hàng nhập (bước 3 mục c và d).

Bước 4: Giao chứng từ cho các bộ phận liên quan.

Sau khi thực hiện 3 bước trên xong, đánh máy, trình ký và không cần đóng dấu tròn. Chứng từ được phân ra như sau:

- 03 bản đầu giao cho khách hàng.

- 01 bản lưu nghiệp vụ.

- 03 bản giao cho tài vụ.

- 01 bản giao cho tái bảo hiểm.

Lưu ý:

- Đối với hàng xuất của đại sứ quán các nước đặt tại Việt Nam thì chứng từ đưa sang tài vụ chỉ cần 1 bản để theo dõi tiền về.

- Khi giao chứng từ cho các bộ phận liên quan phải ghi vào sổ giao chứng từ và có ký nhận.

- Đối với hàng xuất: 3 bản đầu giao cho khách hàng không được ghi tỷ lệ bảo hiểm và phí bảo hiểm chỉ cần ghi giá CIF là đủ.

- Đơn giao cho tái bảo hiểm đưa qua bộ phận thống kê của phòng vào sổ thống kê sau đó mới đưa sang tái bảo hiểm.

- Bản nghiệp vụ giữ lại để lưu theo từng chi nhánh và phân theo từng tàu.

Mỗi cán bộ nghiệp vụ cuối mỗi tháng/quý/năm phải nắm được số phí thu của từng khách hàng mà phụ trách và tổng kim ngạch hàng nhập và xuất qua bảo hiểm trong tháng đó của khách hàng để phân tích, đánh giá được tình hình kinh doanh.


Chương II : tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm pjico


I. giới thiệu vài nét về công ty cổ phần bảo hiểm pjico


1. Sự hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm PJICO


1.1. Sự ra đời của công ty bảo hiểm PJICO


Công ty cổ phần bảo hiểm Potrolimex (gọi tắt là PJICO) là công ty cổ phần được thành lập bởi các tập đoàn kinh tế lớn như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ, Công ty Điện tử Hà Nội, Công đoàn Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, Công ty An toàn AT. Ngày 21 tháng 6 năm 1995 PJICO chính thức được thành lập trong sự chào đón nồng nhiệt của các khách hàng trong nước và bạn bè quốc tế.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển


Được thành lập từ năm 1995, trải qua 9 năm phát triển liên tục, công ty đã không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ lúc đầu thành lập chỉ có 10 cán bộ và trang bị vật chất thô sơ, một phòng nhỏ để làm trụ sở. Đến nay PJICO đã trở thành một đơn vị kinh tế hùng mạnh với đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, năng động và tận tuỵ, đến nay PJICO đã phát triển về mọi mặt và thực sự trở thành một công ty bảo hiểm quốc gia với hệ thống phục vụ toàn quốc bao gồm 40 chi nhánh, gần 1000 văn phòng đại diện, tổng đại lý và đại lý khắp cả nước.

Sau khi nghị định 100/ CP ngày 18-12-1993 của chính phủ về bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi thành lập công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. Sau gần một năm chuẩn bị tổng công ty xăng dầu Petrolimex cùng các cổ đông thống nhất thành lập công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimmex.

Ngày 27-5-1995 Công ty được UBND Thành Phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Ngày 1-6-1995 đại hội đồng đã họp và thông qua điều lệ , phương án kinh doanh, và bầu ra hội đồng quản trị .

Ngày 15-6-1995 Công ty đã được Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

Ngày 21-6-1995 Công ty đã chính thức đi vào hoạt động.

Công ty cổ phần bảo hỉêm Petrolimex với tên tiếng anh là Petrolimex Joint- Stock Insurance Company(PJICO) được thành lập với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 55 tỷ VND trong đó vốn điều lệ là 53 tỷ VND và tiền Ký quỹ là 2 tỷ VND . Là một công ty cổ phần, PJICO được thành lập bởi 7 cổ đông lớn, Các cổ đông đã và đang có những đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh của PJICO. Dưới đây là các cổ đông sáng lập của công ty.

Biểu 1: Danh sách các cổ đông sáng lập của công ty PJICO


STT

Cổ đông

Vốn góp (Tỷ

VND)

Tỷ trọng (%)

1

Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

28.050

51

2

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

5.500

10

3

Công ty tái bảo hiểm quốc gia

4.400

8

4

Tổng công ty thép Việt Nam

3.300

6

5

Công ty vật tư thiết bị toàn bộ

1.650

3

6

Công ty điện tử Hà Nội

1.100

2

7

Công ty thiết bị an toàn

275

0,5

8

Cá nhân

10.725

19,5


Cộng

55.000

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển - 4

(Nguồn : Tổng công ty bảo hiểm dầu khí PJICO

2. Bộ máy tổ chức của công ty

2.1.về nhân sự

Để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn , công ty đã mở rộng phục vụ trên toàn quốc từ Bắc tới Nam, từ thành phố đến nông thôn công ty đều có mạng lưới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023