Qua điều tra chúng tôi nhận thấy sấy khô có ưu điểm là: Trong thời gian ngắn có thể sơ chế được một khối lượng sản phẩm lớn, vì vậy giảm được sức ép gây giảm giá bán sản phẩm trong thời kỳ thu hoạch rộ. Giảm được tỷ lệ quả hư hao ngay sau khi thu hoạch. Tận dụng lao động và giải quyết công ăn việc làm, và tất cả những quả nhỏ mẫu mã kém không bán tươi được thì đều có thể đem sấy.
Sấy khô đóng vai trò hết sức quan trọng đó là: Giúp bảo quản
vải quả
trong thời gian dài. Qua điều tra thực tế
cho thấy những hộ
vừa sản xuất, vừa chế biến là để tận dụng lao động gia đình hoặc sản
phẩm vải quả có chất lượng không đồng đều hoặc giá bán thấp hơn
so với giá bình quân chung hoặc vào vụ hoạch kịp để tiêu thụ vải tươi.
thu hoạch, các hộ
không thu
Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của vải sấy khô so với vải quả tươi ở cùng trên 1 đơn vị diện tích, chúng tôi đã điều tra
và tổng hợp mức chi phí bình quân trên 1 ha sau:
ở 3 điểm nghiên cứu như
Qua bảng 2.16 cho thấy, tổng chi phí ở Phượng Sơn và Giáp Sơn có sự chênh lệch không đáng kể, nhưng tổng chi phí ở khu vực Tân Mộc lại thấp hơn rất nhiều so với Phượng Sơn và Giáp Sơn. Cụ thể chi phí sấy khô ở các điểm như sau: Tổng chi phí sản xuất ở Giáp Sơn là cao nhất 11.067 nghìn đồng/ha, sau là Phượng Sơn 10.904 nghìn đồng/ha thấp hơn Giáp Sơn là 163 nghìn đồng/ha và Tân Mộc có chi phí là thấp nhất 9.441 nghìn đồng/ ha, thấp hơn 1.626 nghìn đồng/ha so với Giáp Sơn và thấp hơn 1.463 nghìn đồng/ha so với Phượng Sơn.
Chi phí trung gian: Sau khi thu hoạch người dân đưa vào sấy ngay nên chúng tôi không hạch toán mua nguyên liệu vải quả tươi vào sấy, cụ thể chi phí trung gian ở Giáp Sơn là cao nhất 5.982 nghìn đồng/ha, sau là
Phượng Sơn 5.779 nghìn đồng/ha và Tân Mộc có chi phí là thấp nhất 5.141 nghìn đồng/ha.
Nguyên nhân là do chi phí để sản xuất ra một tấn vải tươi ở Giáp
Sơn cao hơn so với Phượng Sơn và Tân Mộc nên chi phí sấy khô sản lượng vải trên 1ha ở Giáp Sơn cao.
Bảng 2.16. Chi phí sấy khô ở các điểm điều tra năm 2006
(tính bình quân cho 1 ha)
ĐVT | Phượng Sơn | Giáp Sơn | Tân Mộc | Bình quân | |
Năng suất BQ | tạ/ha | 48,4 | 45,9 | 39,0 | 43,4 |
I. Chi phí trung gian | 1000đ | 5.779 | 5.982 | 5.141 | 5.810 |
II. Lao động | 1000đ | 5.125 | 5.085 | 4.300 | 4.797 |
III. Tổng chi | 1000đ | 10.904 | 11.067 | 9.441 | 10.607 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Sản Xuất Vải Ở Huyện Lục Ngạn
- Cơ Cấu Diện Tích Các Giống Vải Ở Huyện Lục Ngạn
- Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Các Giống Vải Ở Điểm Điều Tra Năm 2006
- Kết Quả Và Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Vải Ở 3 Xã Điều Tra Năm 2006
- Quan Điểm - Phương Hướng - Mục Tiêu Sản Xuất Đến Năm 2010
- Giải Pháp Về Thị Trường, Xúc Tiến Thương Mại
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Nguồn: số liệu điều tra hộ nông dân năm 2006 của tác giả
2.3.5. Thuận lợi và khó khăn đối với hộ trồng vải
2.3.5.1. Những thuận lợi đối với hộ trồng vải
Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp
Cây vải thiều là cây ăn quả Á nhiệt đới nên rất phù hợp với điều
kiện đất đai, khí hậu ở vùng vải thiều Lục Ngạn.
Đảng uỷ, UBND rất quan tâm đến phát triển kinh tế
cây vải thiều
trên địa bàn, coi cây vải thiều là cây mũi nhọn trong tập đoàn cây ăn quả huyện Lục Ngạn.
2.3.5.2. Khó khăn đối với hộ trồng vải
Qua kết quả khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi thấy các hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất vải như:
Thị trường tiêu thụ: Ở Lục Ngạn được hình thành thị trường tiêu thụ vải thiều cách đây nhiều năm. Trong những năm gần đây, quả vải tươi
chủ
yếu được tiêu thụ ở
thị
trường trong nước, việc xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn.
Chế biến, bảo quản:
+ Qua vải tươi sau khi thu hoạch từ
trên cây xuống nếu không
bảo quản tốt thì chỉ
sau một vài tiếng đồng hồ
quả sẽ
héo và chuyển
mầu xấu, đây cũng là một khó khăn cơ bản đối với người sản xuất lớn và người kinh doanh.
+ Hiện nay quả vải ở huyện Lục Ngạn có 52% sản lượng vải được đưa vào chế biến sấy khô, trong đó chế biến rượu vải và đồ hộp chỉ chiếm khoảng 10%. Trong quá trình sấy khô các hộ gặp khó khăn là do sấy thủ công nên chất lượng quả thấp, độ khô của cùi không đều nên hay bị mốc, màu sắc kém, giá bán không cao.
Khó khăn về
giống mới và kỹ
thuật chăm sóc:
Các giống vải chín
sớm, có năng suất chất lượng cao mới được đưa vào vài năm gần đây, nên lượng giống để lại trong dân chưa nhiều. Hiện nay người dân thiếu thông tin về nơi cung cấp giống, thiếu kỹ thuật chăm sóc và ghép cải tạo.
Khó khăn về cơ sở hạ tầng
+ Thuỷ lợi: Đây là một vấn đề khó khăn đối với tiểu vùng 2 và tiểu
vùng 3. Trong giai đoạn cây vải ra hoa và hình thành quả non luôn cần
lượng nước đủ ẩm, mà trong khí đó cây vải ở vùng này có đến 85% diện tích được trồng ở trên đồi, núi cao nếu không có nước tưới do đó đã ảnh hưởng đến năng suất của cây.
+ Giao thông đi lại: Đại đa số các tuyến đường liên thôn, liên xã đều là đường đất, đường thì hẹp nên việc đi lại và vận chuyển vải từ người dân đến nơi tiêu thụ là rất khó khăn, mặt khác ô tô đi vào thu mua và vận chuyển cũng rất khó.
+ Nguồn điện: Qua điều tra thực tế cho thấy điện sử dụng ở các hộ thuộc tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3 luôn ở tình trạng quá tải, rất yếu. Vào giờ cao điểm không đảm bảo để sử dụng máy bơm, máy phun thuốc phục vụ chăm sóc vải do hệ thống trạm biến áp rất ít, lại bị xuống cấp.
Khó khăn về
vốn đầu tư
cho sản xuất:
Qua điều tra phỏng vấn
trực tiếp người dân thì chúng tôi thấy có đến 85% hộ dân trồng vải ở tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3 thiếu vốn đầu tư chăm sóc vải.
2.4. KẾT QUẢ VÀ HQKT SẢN XUẤT VẢI Ở ĐIỂM ĐIỀU TRA NĂM 2006
2.4.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các giống vải ở điểm điều tra năm 2006
Kết quả và hiệu quả sản xuất vải chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó giống vải là một trong những yếu tố quan trọng. Theo các nhà kỹ
thuật thì vải có nhiều giống khác nhau, tuy nhiên để thuận lợi cho việc
phân tích, chúng tôi chọn 4 giống vải chính được trồng ở Lục Ngạn đó là Lai Chua, U Hồng, Lai Thanh Hà và Thanh Hà.
Qua bảng 2.17 cho thấy giống vải U Hồng có hiệu quả kinh tế cao nhất, giá trị sản xuất của giống vải U Hồng là 37.944 nghìn đồng cao hơn so với giống vải Thanh Hà 33.354 nghìn đồng, giống vải Lai Thanh Hà 23.295,9 nghìn đồng và giống vải Lai Chua 21.600 nghìn đồng. Mặc dù chi phí trung gian được sử dụng để sản xuất cho 1 ha vải là 4.663 nghìn đồng tức là ở mức trung bình so với các giống vải khác.
Bảng 2.17 cũng cho thấy đối với giống vải U Hồng khi 1 tấn sản
phẩm vải quả được tạo ra cần 1.111,53 nghìn đồng chi phí trung gian và
giá trị gia tăng sẽ đạt được là 8.188,5 nghìn đồng. So sánh giữa 4 giống vải rõ ràng có thể thấy giá trị của giống vải U Hồng đem lại là có hiệu quả cao.
Bảng 2.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các giống vải ở điểm điều tra năm 2006 ( tính bình quân cho 1 ha)
ĐVT | Các giống | Bình quân | ||||
Lai Chua | U Hồng | Lai Thanh Hà | Thanh Hà | |||
Năng suất | Tạ/ha | 40,0 | 40,8 | 40,2 | 43,6 | 43,4 |
GO | 1000đ | 21.600 | 37,944 | 23,295,9 | 33.354 | 33,244,4 |
IC | 1000đ | 4.177 | 4,535 | 4,268 | 4,663 | 4,947,00 |
VA | 1000đ | 17.423 | 33.409 | 19.028 | 28.691 | 28.297,4 |
MI | 1000đ | 17.161,5 | 32.907,8 | 18.742,5 | 28.261,0 | 27.872,9 |
Lao động | công | 135 | 155 | 158 | 170 | 157 |
IC/1 tấn sản phẩm | 1000đ | 1.044,30 | 1.111,53 | 1.061,69 | 1.069,40 | 1.139,86 |
VA/1 tấn sản phẩm | 1000đ | 4.355,70 | 8.188,5 | 4.733,31 | 6.580,60 | 6.520,14 |
GO/IC | lần | 5,17 | 8,37 | 5,46 | 7,15 | 6,7 |
MI /IC | lần | 4,11 | 7,26 | 4,39 | 6,06 | 5,6 |
GO/1công lao động | 1000đ | 160,0 | 244,8 | 147,4 | 196,2 | 212,2 |
VA/1công lao động | 1000đ | 129,1 | 215,5 | 120,4 | 168,8 | 180,6 |
MI/1công lao động | 1000đ | 127,1 | 212,3 | 118,6 | 166,2 | 177,9 |
Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2006
Khi tăng 1 đơn vị chi phí trung gian, giá trị sản xuất do giống vải Lai Chua sẽ tăng 5,17 lần, giống vải U Hồng tăng 8,37 lần, giống vải Thanh Hà tăng 5,46 lần và giống vải Lai Thanh Hà tăng 7,15 lần.
Qua tổng hợp điều tra các hộ trên địa bàn 3 xã của huyện Lục Ngạn có thể thấy: Khi tăng thêm 1 công lao động với giống vải Lai Chua thì giá trị sản xuất (GO) sẽ tăng lên 160 nghìn đồng, với giống vải U Hồng sẽ tăng thêm 244,8 nghìn đồng, giống vải Thanh Hà sẽ tăng 147,4 nghìn đồng và giống vải Lai Thanh Hà sẽ tăng thêm 196,2 nghìn đồng. Như vậy có thể thấy khi tăng thêm 1 công lao động thì giá trị sản xuất do giống vải U Hồng đem lại sẽ cao hơn so với 3 giống vải còn lại.
Phân tích tới kết quả giá trị gia tăng phân chia theo các giống vải, ta có thể thấy khi tăng thêm 1 công lao động thì giá trị gia tăng của giống vải
Lai Chua tăng thêm là 129,1 nghìn đồng , giống vải Thanh Hà tăng thêm 120,4 nghìn đồng và giống vải Lai Thanh Hà tăng thêm 168,8 nghìn đồng thấp hơn so với giá trị gia tăng tăng thêm của giống vải U Hồng có giá trị là 215,5 nghìn đồng.
à.
H
40000
30000
20000
10000
0
GO
IC
VA
MI
Laichua
U hồng
Laithanh hà
Thanh hà
Qua đây dưới góc độ nghiên cứu cá nhân chúng tôi khuyến cáo nên chăng huyện Lục Ngạn tăng thêm cơ cấu giống vải U Hồng, bởi qua các chỉ tiêu phân tích thì rõ ràng giá trị của giống vải U Hồng đem lại là có hiệu quả hơn so với các giống vải khác như Lai Chua, Thanh Hà và Lai Thanh
Đồ thị 2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của các giống vải
Qua đồ
thị
trên cho thấy: Giá trị
sản xuất (GO) của giống vải U
Hồng là cao nhất, sau là Thanh Hà, Lai Thanh Hà và thấp nhất là Lai Chua. Thu nhập hỗn hợp (MI) của giống vải U Hồng là cao nhất sau là Thanh Hà, Lai Thanh Hà, giống vải Lai Chua là thấp nhất.
2.4.2. Kết quả vả hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh tế
của hộ ở điểm điều tra năm 2006
Trên đây chúng tôi đã đề cập đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải quả theo vùng địa lý, theo giống. Để có cách nhìn khái quát và toàn diện hơn nữa nhằm đánh giá khách quan thực trạng phát triển sản
xuất vải ở
Lục Ngạn năm 2006, nghiên cứu tiếp tục đề
cập đến kết
quả và hiệu quả sản xuất vải quả ở các hộ điều tra theo tình hình kinh tế hộ giàu khá, trung bình và nghèo.
Bảng 2.18. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình
kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2006 (tính bình quân cho 1 ha)
ĐVT | Phân theo tình hình kinh tế của hộ | |||
Giàu, khá | TB | Nghèo | ||
Năng suất | tạ/ha | 46,2 | 44,1 | 32,6 |
Tổng giá trị sản xuất (GO) | 1000đ | 36.729 | 33.427,8 | 22.901,5 |
Chi phí trung gian (IC) | 1000đ | 5.439 | 5.262 | 2.138 |
Giá trị gia tăng (VA) | 1000đ | 31.290 | 28.166 | 20.763 |
Thu nhập hỗn hợp MI | 1000đ | 30.820.9 | 27.743,5 | 20.451,7 |
Lao động | công | 170 | 155 | 125 |
IC/1 tấn sản phẩm | 1000đ | 1.211,30 | 1.177,15 | 655,94 |
VA/1 tấn sản phẩm | 1000đ | 6.968,9 | 6.301,1 | 6.369,1 |
GO/IC | lần | 6,75 | 6,35 | 10,71 |
MI/IC | lần | 5,67 | 5,27 | 9,56 |
GO/1 công lao động | 1000đ | 216,1 | 215,7 | 183,2 |
VA/1 công lao động | 1000đ | 184,1 | 181,7 | 166,1 |
MI/1 công lao động | 1000đ | 181,3 | 179,0 | 163,6 |
Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2006
Kết quả bảng 2.18 cho thấy, giữa các nhóm hộ giàu khá, trung bình, nghèo có sự khác biệt về năng suất, chi phí sản xuất. Qua bảng trên cũng thấy năng suất vải quả ở nhóm hộ giàu khá đạt cao nhất 46,2 tạ/ha. Trong khi đó, để sản xuất ra 1 tấn sản phẩm vải quả thì chi phí bỏ ra (IC/ha) là
5.439 nghìn đồng/ha ở nhóm hộ giàu khá, nhóm hộ trung bình là 5.262 nghìn đồng/ha và nhóm hộ nghèo có mức chi phí là rất thấp 2.138 nghìn đồng/ha.
Bảng 2.18 cũng cho thấy đối với nhóm hộ giàu khá, khi 1 tấn sản
phẩm vải quả được tạo ra cần 1.211 nghìn đồng chi phí trung gian và giá
trị gia tăng sẽ đạt được là 6.968,9 nghìn đồng. So sánh giữa 3 nhóm hộ rõ ràng có thể thấy giá trị của nhóm hộ giàu khá đem lại là có hiệu quả cao.
Khi tăng 1 đơn vị chi phí trung gian giá trị sản xuất do nhóm hộ nghèo sẽ tăng 10,71 lần, nhóm hộ trung bình 6,35 lần và nhóm hộ giàu khá 6,75 lần.
Qua tổng hợp điều tra các hộ trên địa bàn 3 xã của huyện Lục Ngạn có thể thấy khi tăng thêm 1 công lao động giá trị sản xuất đem lại với nhóm hộ nghèo thì giá trị sản xuất (GO) sẽ tăng 183,2 nghìn đồng, với nhóm hộ
trung bình sẽ
tăng thêm 215,7 nghìn đồng và nhóm hộ
giàu khá sẽ
tăng
216,1 nghìn đồng. Như vậy có thể thấy khi tăng thêm 1 công lao động thì giá trị sản xuất do nhóm hộ giàu khá đem lại sẽ cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại.
Phân tích tới kết quả giá trị gia tăng phân chia theo tình hình kinh tế của hộ, ta có thể thấy khi tăng thêm 1 công lao động thì giá trị gia tăng của
nhóm hộ
nghèo tăng thêm là 166,1 nghìn đồng, nhóm hộ
trung bình thêm
181,7 nghìn đồng, thấp hơn so với giá trị gia tăng tăng thêm nhóm hộ giàu khá có giá trị 184,1 nghìn đồng.
Qua góc độ
nghiên cứu chúng tôi thấy giữa các nhóm có sự
chênh
lệch lớn, đặc biệt là nhóm hộ nghèo có năng suất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp đều thấp hơn rất nhiều so với nhóm hộ trung
bình và giàu khá. Nguyên nhân là do nhóm hộ
nghèo có trình độ
văn hoá
thấp, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật chậm, mặt khác do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư so với nhóm hộ trung bình và giàu khá.
2.4.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải ở 3 xã điều tra năm
2006
Để tính được hiệu quả
sản xuất vải quả
tươi, trước hết phải
hạch toán các chi phí vật chất thường xuyên được sử dụng để sản xuất ra khối lượng sản phẩm. Nó là tổng lượng các đầu vào đã sử dụng nhân