với giá của nó. Các yếu tố đầu vào bao gồm đạm, lân, ka li, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chi phí khác.
Bảng 2.19. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải ở 3 xã điều tra năm 2006
(Tính bình quân cho 1 ha)
ĐVT | Các xã | Bình quân | |||
Phượng Sơn | Giáp Sơn | Tân Mộc | |||
Năng suất | tạ/ha | 48,4 | 45,9 | 39,0 | 43,4 |
Tổng giá trị sản xuất (GO) | 1000đ | 36.784 | 36.261 | 28.860 | 33.244,4 |
Chi phi trung gian (IC) | 1000đ | 5.095 | 5.180,7 | 4.345,2 | 4.947,0 |
Giá trị gia tăng (VA) | 1000đ | 31.689 | 31.080.3 | 24.514.8 | 28.297,4 |
Thu nhập hỗn hợp (MI) | 1000đ | 31.213,7 | 30.614,1 | 24.147,1 | 27.872,9 |
Lao động | Công | 167 | 165 | 140 | 157 |
IC/1 tấn sản phẩm | 1000đ | 1.052,7 | 1.128,7 | 1.114,2 | 1.139,86 |
VA/1 tấn sản phẩm | 1000đ | 6.547,3 | 6.771,3 | 6.285,8 | 6.520,14 |
GO/IC | lần | 7,2 | 7,0 | 6,6 | 6,7 |
MI/IC | lần | 6,1 | 5,9 | 5,6 | 5,6 |
GO/1 công lao động | 1000đ | 220,3 | 219,8 | 206,1 | 212,2 |
VA/1 công lao động | 1000đ | 189,8 | 188,4 | 175,1 | 180,6 |
MI/1 công lao động | 1000đ | 186,9 | 185,5 | 172,5 | 177,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Diện Tích Các Giống Vải Ở Huyện Lục Ngạn
- Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Các Giống Vải Ở Điểm Điều Tra Năm 2006
- Kết Quả Và Hqkt Sản Xuất Vải Ở Điểm Điều Tra Năm 2006
- Quan Điểm - Phương Hướng - Mục Tiêu Sản Xuất Đến Năm 2010
- Giải Pháp Về Thị Trường, Xúc Tiến Thương Mại
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang - 14
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2006
Số liệu bảng 2.19 cho thấy tổng giá trị sản xuất ở Phượng Sơn là cao nhất 36.784 nghìn đồng/ha, sau là Giáp Sơn 36.261 nghìn đồng/ha thấp hơn so với Phượng Sơn là 525 nghìn đồng/ha và xã thấp nhất là Tân Mộc 28.860 nghìn đồng/ha, thấp hơn so với Phượng Sơn, Giáp Sơn lần lượt là 7.924 nghìn đồng/ha, 7.401 nghìn đồng/ha. Nguyên nhân của sự chênh lệch này một phần do giá bán vải ở Tân Mộc thấp hơn so với Phượng Sơn và Giáp Sơn. Sản
phẩm vải quả sản xuất ở Phượng Sơn, Giáp Sơn có chất lượng cao, được nhiều người tiêu dùng ưa thích nên giá bán bình quân cao hơn so với Tân Mộc. Hiệu quả sử dụng chi phí: Xét về chi phí trung gian trên 1 ha thì Giáp
Sơn có mức đầu tư cao nhất 5180,7 nghìn đồng/ha, sau là Phượng Sơn
5.095 nghìn đồng/ha và xã có mức đầu tư thấp nhất là Tân Mộc 4.345,2
nghìn đồng/ha. Tuy nhiên để sản xuất ra 1 tấn vải quả thì chi phí bỏ ra (IC/ 1 tấn sản phẩm) của Phượng Sơn là 1.052,7 nghìn đồng thấp hơn so với Giáp Sơn và Tân Mộc lần lượt là 56 nghìn đồng và 61,5 nghìn đồng.
Hiệu quả đầu tư công lao động thể hiện ở chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp/ công lao động gia đình. Ở Phượng Sơn là cao nhất 186,9 nghìn đồng/công cao hơn ở Giáp Sơn và Tân Mộc lần lượt là 1,4 nghìn đồng/công và 14,4 nghìn đồng/công.
Kết quả điều tra cũng cho thấy năng suất vải quả của Phượng Sơn là cao nhất 48,4 tạ/ha, sau là Giáp Sơn 45,9 tạ/ha và thấp nhất là Tân Mộc 39 tạ/ ha thấp hơn so với Phượng Sơn và Giáp Sơn lần lượt là 9,4 tạ/ha và 6,9 tạ/ha. Nguyên nhân có sự khác biệt này là do vùng đất Phượng Sơn, Giáp Sơn có điều kiện đất đai màu mỡ hơn, điều kiện về nguồn nước tốt hơn. Mặt khác
người dân ở
khu vực Phượng Sơn có kinh nghiệm hơn trong đầu tư
thâm
canh. Thêm vào đó thì vùng Tân Mộc chủ yếu trồng vải trên đất đồi núi cao, điều kiện tưới tiêu cho vải gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa khô hạn. Chính vì vậy mà năng suất vải quả ở Phượng Sơn, Giáp Sơn cao hơn so với Tân Mộc.
2.4.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của vải thiều sấy khô năm 2006
Qua điều tra thực tế cho thấy những hộ vừa sản xuất, vừa sơ chế là
để tận dụng lao động gia đình hoặc sản phẩm vải quả có chất lượng
không đồng đều hoặc giá bán thấp hơn so với giá bình quân chung hoặc vào vụ thu hoạch, các hộ không thu hoạch kịp để tiêu thụ vải tươi.
Bảng 2.20. Kết quả và hiệu quả kinh tế vải thiều sấy khô ở
các điểm điều tra năm 2006 (tính bình quân cho 1 ha)
ĐVT | Phượng Sơn | Giáp Sơn | Tân Mộc | Bình quân | |
Năng suất | Tạ/ha | 48,4 | 45,9 | 39,0 | 43,4 |
Giá trị sản xuất ( GO) | 1000đ | 44.590 | 42.245 | 34.884 | 39.627 ,4 |
Chi phí trung gian ( IC) | 1000đ | 5.779, 2 | 5.981, 9 | 5.141 | 5.809, 9 |
Giá trị gia tăng (VA) | 1000đ | 38.810 ,8 | 36.263 ,1 | 29.743 | 33.817 ,5 |
Thu nhập hỗn hợp ( MI ) | 1000đ | 38.228 ,6 | 35.719 ,2 | 29.297 ,0 | 33.310 ,2 |
Lao động | công | 190 | 189 | 160 | 179 |
GO/IC | lần | 7,72 | 7,06 | 6,79 | 6,82 |
MI/IC | lần | 6,61 | 5,97 | 5,70 | 5,73 |
GO/1 công lao động | 1000đ | 234,7 | 223,52 | 218,0 | 221,4 |
VA/1công lao động | 1000đ | 204,3 | 191,9 | 185,9 | 188,9 |
MI/1công lao động | 1000đ | 201,2 | 189,0 | 183,1 | 186,1 |
Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2006
Qua bảng 2.20 cho thấy, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của vải thiều sấy khô trên địa bàn 3 xã được điều tra là Giáp Sơn, Tân Mộc và Phượng Sơn. Bình quân năng suất vải quả tươi của 3 xã nghiên cứu là 43,4 tạ/ha trong đó năng suất của xã Tân Mộc là 39 tạ/ha, xã Giáp Sơn là 45,9 tạ/ha và cao nhất là năng suất của xã Phượng Sơn đạt mức 48,4 tạ/ha.
Trung bình của 3 xã điều tra giá trị sản xuất đạt mức 39.627,4 nghìn
đồng, trong 3 xã được chọn điều tra thì giá trị sản xuất (GO) của xã
Phượng Sơn đạt mức cao nhất: 44.590 nghìn đồng và thấp nhất là xã Tân Mộc: 34.884 nghìn đồng. Qua điều tra trên 3 xã có thể thấy chi phí trung gian để sản xuất vải thiều sấy khô của xã Tân Mộc là thấp nhất: 5.141
nghìn đồng và cao nhất là ở xã Giáp Sơn: 5.981,9 nghìn đồng. Trong khi
đó giá trị
gia tăng trung bình là
33.817 nghìn đồng, mức cao nhất đạt
được là của xã Phượng Sơn 38.810,8 nghìn đồng và mức thấp nhất là ở xã Tân Mộc: 29.743 nghìn đồng. Như vậy về cơ bản với 3 xã được điều tra thì hiệu quả của vải sấy khô ở xã Phượng Sơn có mức cao nhất.
Qua bảng 2.20 chúng ta có thể
thấy khi tăng thêm 1 đơn vị
chi phí
trung gian thì thu nhập hỗn hợp bình quân của 3 xã tăng thêm 5,73 lần và xã cao nhất có thu nhập hỗn hợp được tăng lên khi tăng thêm 1 đơn vị chi phí trung gian là xã Phượng Sơn 6,61 lần. Theo đó có thể thấy thu nhập hỗn hợp được tăng thêm là rất lớn khi tăng thêm chi phí trung gian đầu tư cho quá trình sấy khô và tiêu thụ vải thiều.
Tìm hiểu về công lao động được sử dụng để sấy khô vải thiều, ta biết rằng, khi tăng thêm 1 công lao động cho quá trình sấy khô vải thì giá trị sản xuất bình quân của 3 xã sẽ tăng thêm 221,4 nghìn đồng trong đó giá trị
sản xuất của xã Phượng Sơn tăng cao nhất
ở mức 234,7 nghìn đồng
khi
tăng thêm 1 công lao động. Thêm vào đó khi tăng thêm 1 công lao động thì giá trị gia tăng của vải thiều sấy khô ở xã Phượng Sơn cũng đạt mức cao nhất 204,3 nghìn đồng.
45000
40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
GO IC
Nh ư ỹl e Sơl
VA
Giáp Sơn
MI
Tân M ộc
Đồ thị 2.3. So sánh kết quả kinh tế của vải sấy khô ở các điểm điều tra
2.4.5. Hiệu quả xã hội
Chương trình phát triển kinh tế
vườn đồi đã gắn với chương trình
quốc gia về
tạo việc làm tại chỗ
và xóa đói giảm nghèo. Với diện tích
19.192 ha cây vải, bình quân một ha cây vải tạo việc làm ổn định cho
khoảng 157 công lao động chính mỗi năm. Hàng năm huyện đã tạo việc làm
ổn định cho khoảng 3.016.284 công lao động, mỗi công lao động trị
25.000 đ/ngày (năm 2006) tương ứng với khoảng 75,407 tỷđồng.
giá
Không những thế, hàng năm Lục Ngạn còn thu hút và giải quyết cho hàng ngàn lao động, hàng vạn ngày công của bà con từ các tỉnh Đồng Bằng lên làm thuê cho các gia đình có trang trại. Điều này vượt ra ngoài các giá trị kinh tế, rõ ràng nó còn bao hàm các giá trị đạo đức xã hội rất to lớn. Nhờ có việc làm ổn định mà tốc độ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
huyện đạt kết quả
cao. Tỷ lệ
hộ đói nghèo giảm từ
65,5% năm 1982
xuống dưới 20% năm 2000 và 38,07% năm 2006 ( theo tiêu chuẩn mới).
2.4.6. Hiệu quả về môi trường sinh thái
Phong trào phát triển kinh tế vườn đồi, đặc biệt là cây ăn quả đã gắn với mục tiêu chiến lược của Nhà nước về phủ xanh đất trống đồi núi trọc và chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Các loại cây vải không chỉ là cây ăn
quả có giá trị kinh tế cao mà còn có tác dụng phòng hộ, trống sói mòn, và cải tạo môi trường sinh thái. Việc phát triển cây ăn quả cùng với trồng rừng và bảo vệ rừng, nên tốc độ che phủ trong huyện đã tăng từ 16,8% năm 1982 lên 38,4 % năm 2000 và 68% năm 2006. Từ phát triển kinh tế vườn rừng, trang
trại trồng cây ăn quả, đến nay Lục Ngạn đã trở thành một vùng quê có
không khí trong lành, xanh tươi mát mẻ, được du khách mọi miền đất nước đến thăm quan. Lục Ngạn đã và đang trở thành vùng du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách.
2.4.7. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa vải sấy khô với vải quả
tươi
Để thấy rõ được hiệu quả
kinh tế
giữa vải sấy với vải quả
tươi
chúng tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế giữa vải quả tươi với vải sấy vải khô như sau:
Bảng 2.21. So sánh kết quả và HQKT giữa vải quả tươi với vải sấy
khô ở huyện Lục Ngạn năm 2006 (tính trên 1 ha)
ĐVT | Vải tươi | Vải sấy khô | So sánh (%) | |
A | 1 | 3 | 4 | 5=4/3 |
Giá trị sản xuất (GO) | 1000đ | 33.244,4 | 39.627,4 | 119,2 |
Chi phí trung gian (IC) | 1000đ | 4.947,0 | 5.809,9 | 117,4 |
Giá trị gia tăng (VA) | 1000đ | 28.297,4 | 33.817,5 | 119,5 |
Thu nhập hỗn hợp (MI) | 1000đ | 27.872,9 | 33.310,2 | 119,5 |
Lao động | Công | 157 | 179 | 114,3 |
GO/IC | Lần | 6,7 | 6,82 | 101,5 |
MI/IC | Lần | 5,6 | 5,73 | 101,8 |
GO/1công lao động | 1000đ | 212,2 | 221,4 | 104,3 |
VA/1công lao động | 1000đ | 180,6 | 188,9 | 104,6 |
MI/1 công lao động | 1000đ | 177,9 | 186,1 | 104,6 |
Nguồn: Kết quả điều tra các hộ nông dân năm 2006
Kết quả
điều tra cho thấy, giá trị
sản xuất vải sấy khô là 39.627
nghìn đồng/ha, cao hơn so với vải quả tươi 6.383 nghìn đồng/ha tương ứng
với mức tăng hơn là 19,2%. Giá trị
gia tăng của vải quả
tươi là 28.297
nghìn đồng/ha, vải sấy khô là 33.817,5 nghìn đồng/ha, cao hơn so với vải quả tươi là 5.520,5 nghìn đồng/ha tương ứng với mức cao hơn 19,51%. Thu
nhập hỗn hợp vải quả tươi là 27.872,9 nghìn đồng/ha, vải sấy khô là
33.310,2 đồng/ha, cao hơn so với vải quả tươi là 5.437,3 nghìn đồng/ha,
tương ứng với mức cao hơn là 19,51%. Qua phân tích trên có thể kết luận như sau:Tổng kết lại chúng ta thấy rằng trên cùng đơn vị diện tích hiệu quả vải sấy khô cao hơn so với vải quả tươi bởi vậy nên tập trung cho việc sản xuất vải sấy khô.
2.4.8. So sánh kết quả kinh tế của một số cây ăn quả chủ yếu ở huyện Lục Ngạn năm 2006
Lục Ngạn là vùng có điều kiện đất đai, khí hậu rất phù hợp để phát
triển nhiều loại cây ăn quả. Song trong những năm gần đây cơ cấu diện
tích, giá trị
kinh tế
của cây Vải, Nhãn và Hồng luôn chiếm tỷ
trọng cao
trong tổng giá trị cây cây ăn quả. Hiệu quả kinh tế của một số cây ăn quả được thể hiện ở bảng 2.22
Qua bảng 2.22 chúng ta thấy: Giá trị sản xuất cây vải là 32.550 nghìn đồng cao hơn cây nhãn 147,8% và cao hơn cây hồng 160%. Thu nhập hỗn hợp của cây vải 27.159 nghìn đồng cao hơn so với cây nhãn 18.116 nghìn đồng và cây hồng 17.009 nghìn đồng.
Bảng 2.22. So sánh kết quả kinh tế của một số cây ăn quả huyện Lục Ngạn
Nhãn 1000đ | Vải 1000đ | Hồng 1000đ | So sánh (%) | ||
Vải/Nhã n | Vải/Hồn g | ||||
Giá trị sx (GO) | 22.020 | 32.550 | 20.340 | 147,8 | 160,0 |
Chi phí trung gian (IC) | 3.628 | 4.977 | 3.072 | 137,2 | 162,0 |
Giá trị gia tăng (VA) | 18.392 | 27.573 | 17.268 | 149,9 | 159,7 |
Thu nhập hỗn hợp (MI) | 18.116 | 27.159 | 17.009 | 149,9 | 159,7 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2006