Giải Pháp Về Thị Trường, Xúc Tiến Thương Mại


pháp bón, đào rãnh xung quanh cách mép ngoài hình chiếu tán sâu 20 cm và rộng 20-30cm, rải đều phân, lấp đất lại.

Lần 2:

Thời gian bón, bón vào giai đoạn có nụ

hoa (cuối tháng 1).

Lượng phân bón, bón 1/2 lượng phân còn lại. Phương pháp bón, bón rải

đều trên mặt đất dưới tán cây rồi lấp đất mỏng hoặc bón xong tưới ẩm cho cây. Chú ý không bón cho những cây chưa phát triển hoa rõ rệt.

Ln 3: Thời gian bón, bón khi cây vải đang hình thành quả non (tháng 4). Lượng phân bón, bón hết lượng phân còn lại có thể bổ xung thêm phân Kali với lượng 0,2 – 0,3 kg/cây. Phương pháp bón, như bón phân lân 2. Chú ý cây không mang quả hoặc ít quả không cần bón bổ xung.

 Hoàn thiện hệ thống khuyến nông từ huyện xuống cơ sở đồng thời tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho các hộ trồng vải:

Để giúp người dân nâng cao trình độ thâm canh sản xuất vải trong thời gian tới phải tăng cường công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

khoa học kỹ

thuật, phát huy hiệu quả

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang - 13

hoạt động của đội ngũ cán bộ

khuyến nông cơ sở ở các xã. Việc tập huấn phải được đổi mới, hạn chế nói lý thuyết trên hội trường mà phải thực hành trực tiếp trên vườn cây,

phải tổ chức tập huấn đến các thôn và đến những đối tượng lao động

trực tiếp của hộ gia đình.

Ngoài ra phòng Kinh tế, trạm Khuyến nông cần xây dựng quy trình

sấy vải khô, đồng thời đưa ra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vải quả

tươi và vải sấy khô, qua đó tập huấn giúp người dân nắm bắt được tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp họ có được những kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm, đạt tiêu chuẩn.

3.2.1.3. Giải pháp về vốn


Nông dân Lục Ngạn nhất là nông dân các xã tiểu vùng 3, bà con các dân tộc ít người (chiếm 75% dân cư vùng vải) phần lớn còn rất nghèo, đời

sống dân cư còn khó khăn, vì vậy họ thiếu vốn để biết về khoa học kỹ thuật, thị trường.

sản xuất, thiếu hiểu

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất cây vải đến năm 2010. UBND huyện Lục Ngạn cần thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương từ đó huy động vồn đầu tư cho sản xuất như:

Nguồn vốn chương trình 134 của Chính phủ về

đầu tư

hỗ trợ

đất

sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, cho đồng bào dân tộc nghèo;

Nguồn vốn 135 của chính phủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, mỗi năm trung bình 500-700 triệu đồng cho một xã. Sử dụng hợp lý nguồn vốn dự án phát triển nông nghiệp hàng hoá đến năm 2010.

Nguồn vốn đầu tư phát triển cây ăn quả đến năm 2010 trong kế hoạch

08 chương trình phát triển Kinh tế Ngạn.

- xã hội đến năm 2010 của huyện Lục

Để giải quyết vấn đề vốn đầu tư cho người trồng vải, Nhà nước cần

dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vùng phát triển vải vay vốn đầu tư

chăm sóc, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại. Vốn vay có thời gian phù

hợp với chu kỳ của cây con, với lãi suất nhanh gọn hơn.

ưu đãi cho các

hộ , thủ

tục cần

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và các tổ chức cho vay trong việc hướng dẫn các hộ dân, các trang trại lập dự án vay vốn và sử dụng đồng vốn có hiệu quả.

3.2.1.4. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại

Thị trường tiêu thụ sản phẩm vải thiều là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường. Nhằm


thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể về cung, cầu, giá

cả, thị

hiếu tiêu dùng của thị

trường trong và ngoài nước đến người sản

xuất vải. Giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định có căn cứ phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Tổ chức hội chợ , triển lãm nhằm quảng bá ưu thế của sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn. Thông qua hình thức này để tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Thông qua Công ty thương nghiệp huyện hoặc công ty thương mại tư nhân, các hợp tác xã để đặt các đại lý bán và giới thiệu sản phẩm ở các chợ lớn, ở các thị trấn, thị xã trong và ngoài tỉnh…

Đến nay huyện đã có nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn.

Giao nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn cho một tổ

chức cụ

thể

quản lý và sử dụng để có hiệu quả, xây dựng ban hành các qui định quản lý, sử dụng nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn.

Cần thiết kế xây dựng trang Website cây vải thiều và đẩy mạnh

quảng bá vải thiều Lục Ngạn trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phải phát huy vai trò chủ động của nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vải tránh tình trạng trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước.

Cần hoàn thiện chỉ

dẫn địa lý và đẩy mạnh tiến độ

xây dựng

thương hiệu vải thiều Lục Ngạn và.

3.2.1.5. Mở rộng phát triển sản xuất vải theo mô hình trang trại

Khuyến khích các hộ gia đình sản xuất có qui mô lớn thành lập trang

trại. Cần phải có cơ

chế

chính sách phù hợp

ở địa phương để

tạo điều

kiện cho các trang trại phát triển. Các trang trại cần phải có sự liên kết với


nhau để hỗ trợ nhau cùng phát triển, các trang trại hợp tác với các tổ chức thu mua, chế biến nông sản tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3. 2.1.6. Giải pháp về chế biến

Qua kết quả điều tra và thực tế cho thấy, trên cùng 1 đơn vị diện tích vải sấy đem lại hiệu quả cao hơn so với vải quả tươi. Vì vậy trong thời gian tới, đặc biệt là những năm được mùa, tiêu thụ vải quả tươi gặp khó khăn, cần khuyến khích các hộ gia đình sấy khô. Hiện nay hầu hết các hộ gia đình còn sấy thủ công, chất lượng quả chưa cao, giá bán chưa được như mong muốn.

Để đảm bảo số lượng sản phẩm hàng hoá vải sấy khô cung cấp cho thị trường, mặt khác ổn định hoạt động sơ chế ở hiện tại cũng như phát triển trong tương lai, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau:

Nên tập trung sản xuất vải sấy khô ở hộ chuyên sơ chế, hoặc một nhóm hộ chuyên sơ chế có điều kiện về các nguồn lực sẵn có. Điều này giúp giảm chi phí đầu tư không những cho các hộ gia đình riêng lẻ mà còn cho toàn xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh khuyến khích đầu tư xây dựng lò sấy cải tiến

theo công nghệ

sấy bằng hơi nóng cưỡng bức chạy động cơ

điện 3 pha

của viện cơ điện và sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những hộ có quy mô chế biến lớn và lò sấy bằng hơi nóng cưỡng bức cải tiến chạy điện 1 pha để phục vụ hộ gia đình có quy mô chế biến vừa và nhỏ. Mặt khác tiếp tục duy trì phương pháp sấy bằng lò thủ công trong quá trình tham gia chế biến vải.

3.2.1.7. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Cơ sở

hạ tầng là tiền đề để

cho các hộ

nông dân phát triển sản

xuất hàng hoá, là cơ sở để công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp

và nông thôn, bao gồm: điện, đường giao thông,

thuỷ

lợi, bưu chính


viễn thông và công nghệ thông tin đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân chủ động sản

xuất, tiếp cận thông tin, thị

trường. Theo các đề

án xây dựng và phát

triển

cơ sở

hạ tầng

từ nay đến năm 2010 huyện tập trung thực hiện

một số hạng mục công trình như sau:

 Đầu tư nâng cấp đường giao thông

+ Đề

nghị

tỉnh và trung

ương đầu tư

nâng cấp toàn bộ

các tuyến

quốc lộ

31 và 279, tỉnh lộ

285, 289, 290 đạt tiêu chuẩn kỹ

thuật đường

giao thông cấp IV, cấp V (Tiêu chuẩn Việt Nam).

+ Đối với đường huyện cần đầu tư nâng cấp các tuyến


đường Nam

Dương- Đèo Gia, Tân Mộc- Mỹ An- Nam Dương, Trù Hựu- Kiên Thành- Sơn Hải- Hộ Đáp, Chũ - Thanh Hải - Biên Sơn với tổng chiều dài các tuyến là 67 km; chất lượng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông cấp V (Tiêu chuẩn Việt Nam).

+ Đường xã quản lý: Xây dựng cứng hoá bê tông xi măng 15 km bằng nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Đường thôn, bản: Cứng hoá bê tông 80 km bằng nguồn vốn nhà nước hỗ trợ 40%, nhân dân đối ứng 60%.

 Đầu tư xây dựng hồ đập cung cấp nguồn nước tưới

Từ nay đến năm 2010 huyện Lục Ngạn sẽ tiến hành xây dựng xong dự án chùm hồ, với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng. Hiện nay đang tiến hành

giải phóng mặt bằng hai hồ lớn tại xã Đèo Gia và xã Nam Dương, đồng

thời từ nay đến năm 2015 dự kiến sẽ đầu tư dự án đưa nước từ hồ Cấm Sơn có dung tích 27 triệu m3 nước về hồ Khuôn Thần với tổng dự toán 20 tỷ. Sau khi các dự án này được thực hiện và đưa vào khai thác sử dụng thì

huyện Lục Ngạn căn bản chủ động được nước tưới cho sản xuất nông

nghiệp ở tiểu vùng 2, 3 và một phần của tiểu vùng 1


 Điện phục vụ sản suất và sinh hoạt

Đến nay 100% các xã trong huyện đã có điện lưới. Song phần lớn các xã thuộc tiểu vùng 2, 3 vào mùa vải nhu cầu sử dụng điện lớn để phục vụ tưới tiêu....nên luôn ở tình trạng quá tải, điện yếu. Từ nay đến năm 2010 huyện cần đầu tư thay thế đương dây cũ, xây thêm trạm điện ở khu vực tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3 để đảm bảo nguồn điện phục vụ nhu cầu của người dân.

 Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin:

Cần khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát triển hạ

tầng viễn thông, phủ sóng di động đến 100% các xã, thôn bản vào năm

2010, thực hiện tốt chương trình viễn thông công ích của Chính phủ tại địa phương.

Tạo điều kiện về

nguồn kinh phí đầu tư

phát triển hạ

tầng , phát

triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể ở các cấp chính quyền địa phương, đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân.

Phát triển hệ thống thông tin truyền thanh, truyền hình, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.2.2 Giải pháp cho từng vùng sinh thái

3.2.2.1. Giải pháp đối với vùng thấp (tiểu vùng 1)

Vùng thấp gồm các xã nằm trên trục đường quốc lộ 31 có điều kiện giao thông đi lại thuận tiện, gần trung tâm thị trấn của huyện, gần chợ đầu mối nông sản huyện. Người dân ở vùng này có trình độ thâm canh tốt và

tiếp nhận khoa học kỹ thuật nhanh .... Vì vậy trong thời gian tới cần chỉ

đạo chuyển đổi diện tích vải Lai Chua, Lai Thanh Hà và một phần diện tích vải Thanh Hà sang vải chín sớm U Hồng và một số giống vải chín sớm

khác có chất lượng tốt đã được nhà nước công nhận như ( Hùng Long,


Bình Khê, …) bằng biện pháp ghép cải tạo. Do hiện nay hầu hết các vườn vải của các hộ gia đình ở Phượng Sơn có nhiều độ tuổi, giống khác nhau, nên sản phẩm vải quả không đồng đều, tính hàng hoá không cao. Để khắc phục hạn chế trên mà không phải phá đi trồng mới thì cần phải áp dụng kỹ thuật ghép.

- Qua thực tế năm 2005 trạm Khuyến nông, phòng Kinh tế huyện đã xây dựng mô hình ghép vải chín sớm U Hồng, Hùng Long, Bình Khê ở xã Phượng Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, Nghĩa Hồ vơi tổng diện tích 4 ha. Năm 2006 đã cho thu hoạch bình quân đạt 42 tạ/ha, doanh thu đạt 50.400 nghìn đồng/ha. Sau khi trừ chi phí thì hiệu quả kinh tế trên 1 ha đạt 41.536 nghìn đồng/ha. Vì vậy trong thời gian tới huyện Lục Ngạn cần đầu tư kinh phí để trạm Khuyến nông, phòng Kinh tế xây dựng mô hình vải thiều ghép ở các xã, đồng thời thông qua mô hình để đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giống vải chín sớm so với những giống vải khác mà địa phương đang trồng, qua đó khuyến khích nhân dân ghép vải chín sớm. Đồng thời huyện cũng cần hỗ trợ kinh phí mắt ghép cho người dân. Giao cho phòng Kinh tế, trạm Khuyến nông liên hệ và tuyển chọn mắt ghép đảm bảo chất lượng tốt, sạch sâu, bệnh, tổ chức tập huấn kỹ thuật ghép cho người dân.

- Hiện nay ở Lục Ngạn đã xây dựng một chợ đầu mối bán buôn nông sản ở vùng sản xuất tập trung. Trong thời gian tới cần đầu tư hơn nữa để xây dựng trung tâm thương mại, các cơ sở bảo quản sản phẩm (kho lạnh) ở những vùng có sản lượng hàng hoá lớn và ở trung tâm tiêu thụ lớn như: Chũ, Phượng Sơn.

3.2.2.2. Giải pháp đối với vùng đồi núi (tiểu vùng 2):

Đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi ở các vùng sản xuất tập trung

để cung cấp nước tưới cho vải, đặc biệt ở vùng 2, thường xuyên thiếu

nước vào mùa khô. Để có vốn đầu tư cho thuỷ lợi ngoài vốn đầu tư của


Nhà nước, vốn xây dựng cơ sở hạ tầng của các chương trình, dự án, các địa phương cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư vào khâu này để làm dịch vụ cho người sản xuất như: Chính sách miễn thuế, chính sách vay vốn ưu đãi ...

Nâng cấp tuyến giao thông vào vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện lớn vào tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.

Xây dựng bến bãi đỗ xe để các phương tiện đến vận chuyển, thu

mua vải không phải đỗ ở

ngoài đường, hạn chế

gây ách tắc giao thông,

đồng thời phải đảm bảo trật tự an toàn, an ninh, xã hội cho chủ phương tiên và chủ hàng.

Nhà nước cần đầu tư xây dựng chợ nông sản ở trung tâm tiêu thụ lớn của vùng như khu vực xã Giáp Sơn.

3.2.2.3 Giải pháp đối với vùng núi cao (tiểu vùng 3)

Qua thực tế chúng ta thấy hiệu quả kinh tế vải quả tươi ở vùng này thấp hơn so với tiểu vùng 1, 2 do chất lượng vải chưa cao, giá bán thấp, mặt khác xa nơi tiêu thụ. Hiệu quả kinh tế với vải sây khô cao hơn so với bán vải tươi. Vì vậy vùng này nên tập trung sản xuất vải sấy khô. Hiện nay có đến 95% các hộ sấy bằng lò thủ công nên chất lượng quả không cao, ảnh hưởng đến giá bán và hiệu quả kinh tế của vải sấy khô. Huyện cần đầu tư hỗ trợ kinh phí để xây lò sấy hiện đại hơn, đồng thời cần phải tiếp tục nghiên cứu công nghệ sấy khô để nâng cao chất lượng sản phẩm vải sấy khô.

Tăng cường tập huấn giúp người dân nắm bắt được những tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc, bảo vệ thực vật trên cây vải, giúp người dân phát hiện và ngăn chặn sâu bệnh hại kịp thời.

Tăng cường xây dựng các mô hình chăm sóc vải thiều như: mô hình sản xuất vải thiều an toàn, bảo vệ thực vật trên cây vải, kỹ thuật chăm sóc

kéo dài thời vụ..., thông qua đó tổ chức hội thảo, nhằm đánh giá điểm

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí