Thực Trạng Hoạt Động Học Tập Của Sinh Viên Ngành Gdth Tại Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh


2 1 3 Cơ sở vật chất‌ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có 1


2.1.3. Cơ sở vật chất‌

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có các cơ sở sau:


Cơ sở 1: 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở 2 và Thư viện: 222 Lê Văn Sĩ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Viện Nghiên cứu Giáo dục: 115 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Giáo dục trẻ Khuyết tật Thuận An: Bình Đức, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, Bình Dương.

Ký túc xá: 351 Lạc Long Quân, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.4. Đội ngũ‌

Hiện nay, Trường có 23 giáo sư và phó giáo sư, 131 tiến sĩ, 283 thạc sĩ trên tổng số 619 cán bộ giảng dạy. Hiện tại, có 143 cán bộ đang đi học ở trong nước và nước ngoài (bao gồm 21 người làm nghiên cứu sinh trong nước, 43 người làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, và 75 người làm cao học ở trong nước, 13 người làm cao học ở nước ngoài).

Ban Giám hiệu

Hiệu trưởng: Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hồng

Phó Hiệu trưởng: Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn

2.1.5 Giới thiệu khoa Giáo dục học Tiểu học (http://hcmup.edu.vn/)‌

Khoa GDTH Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được thành lập tháng 6 năm 1995 (theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 2197/GD-ĐT).

2.1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của khoa‌

Đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ đại học;

Đào tạo trình độ Thạc sĩ Giáo dục học (chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học);

Tham mưu cho các cấp lãnh đạo về giáo dục ở bậc tiểu học: đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học; nội dung chương trình, sách giáo khoa, chuẩn hóa, nâng chuẩn, đánh giá.

Nghiên cứu khoa học phục vụ cho các hoạt động giáo dục ở bậc tiểu học nói riêng và hoạt động nâng cao dân trí nói chung.

2.1.5.2. Mục tiêu‌

Đào tạo sinh viên, học viên có trình độ cử nhân, trình độ thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có sức khỏe và có năng lực giải quyết tốt các công việc thuộc lĩnh vực GDTH, phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

2.1.5.3. Đội ngũ‌

a) Ban chủ nhiệm Khoa

Trưởng Khoa: TS. Dương Minh Thành Phó Trưởng Khoa:

– ThS. Trần Đức Thuận


– TS. Nguyễn Thị Xuân Yến

– TS. Ngô Thị Phương

b) Cơ cấu

- Tổ Toán và PPDH ở tiểu học được thành lập với 05 thành viên: ThS. Trần Hoàng; ThS. Nguyễn Thị Hà Thanh; TS. Dương Minh Thành; ThS. NCS. Trần Đức Thuận; ThS. Nguyễn Ngọc Trọng;

- Tổ Ngữ văn và PPDH ở tiểu học được thành lập với 07 thành viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha; ThS. NCS. Lê Ngọc Tường Khanh; CN. Phạm Hải Lê (học viên cao học); ThS. NCS. Nguyễn Lương Hải Như; TS. Nguyễn Thị Thu Thủy; ThS. Lê Văn Trung

- Tổ Nghiệp vụ sư phạm tiểu học được thành lập với 07 thành viên: CN. Lê Tống Ngọc Anh (học viên cao học); ThS. Phạm Phương Anh; CN. Ngô Quang Dũng; ThS. Trần Thanh Dũng; ThS. NCS. Nguyễn Minh Giang; ThS. Đỗ Thị Nga; ThS. NCS. Nguyễn Thị Thu; TS. Hoàng Thị Tuyết

- Bộ phận văn phòng gồm 2 thành viên: Đinh Tiến Toàn và Nguyễn Thị Như Hằng

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng‌

2.2.1. Mục đích khảo sát‌

Nhằm thu thập số liệu, thông tin về các nội dung thực hiện liên quan đến công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, chứng minh cho giả thuyết khoa học, là cơ sở nhận xét thực trạng thực hiện từ đó khuyến nghị một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động học tập

2.2.2. Nội dung khảo sát‌

Nội khảo sát bao gồm thực trạng hoạt động học tập và thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của SV ngành GDTH trường Đại học Sư phạm TP.HCM, cụ thể như sau

Nội dung hoạt động học tập của SV ngành Giáo dục học Tiểu học bao gồm:

- Thực trạng mục tiêu, nhiệm vụ học tập của sinh viên ngành GDTH

- Thực trạng nội dung học tập của sinh viên ngành GDTH (Thực trạng hoạt động chuẩn bị học tập, Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH, Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của sinh viên ngành ngành GDTH, Thực trạng định hướng động cơ học tập cho SV ngành GDTH, Hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập, Hướng dẫn phương pháp học tập ở bậc đại học)

Nội dung công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên bao gồm:

- Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH (Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch học tập của sinh viên ngành GDTH, Quản lý nội dung hoạt động học tập của sinh viên)

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH (Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên, Năng lực lãnh đạo, Phương pháp dạy học, Cơ sở vật chất)


2.2.3. Xử lý số liệu khảo sát‌

Mẫu nghiên cứu: Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên đúng với thực tại, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng phiếu khảo sát từ hai nhóm đối tượng cụ thể như sau:

Nhóm 1: CBQL và GV của khoa GDTH bao gồm 20 GV trong đó có 4 GV đang công tác tại nước ngoài vậy nên không tham gia trả lời phiếu khảo sát (tại thời điểm khảo sát)

Nhóm 2: SV của Khoa GDTH của 4 khóa bao gồm khóa 45 có 5 lớp; khóa 44 có 3 lớp; khóa 43 có 3 lớp; khóa 42 có 2 lớp

Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV, người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là chủ yếu. Tổng số phiếu thu được sau khi khảo sát là 281 phiếu.

- CBQL và GV có 16 phiếu

- SV có 275 phiếu

- Tổng số phiếu hợp lệ có 227 phiếu

- Tổng số phiếu lỗi có 64 phiếu

Quy trình thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi đối với SV

- Thời gian thực hiện khảo sát

+ Ngày: Từ ngày 18/11 – 25/11/2020

+ Giờ: Từ 9h30p – 10h

+ Địa điểm: phòng học A301 A304 A305 A414, cơ sở 280 An Dương Vương phường 4 quận 5, TP.HCM

- Quy trình

Bước 1: Dựa trên giả thuyết khoa học của đề tài, người nghiên cứu xây dựng nội dung câu hỏi chung liên quan để chứng minh cho giả thuyết. Cụ thể từng nội dung nhỏ hơn sẽ có câu hỏi riêng

Bước 2: Lập phiếu khảo sát hoàn chỉnh sau đó tham khảo GVHD tiếp tục chỉnh sửa cho phù hợp

Bước 3: Người nghiên cứu làm đơn xác nhận trình trưởng khoa Khoa học Giáo dục và khoa GDTH, đồng thời xin ý kiến được phát phiếu khảo sát đến SV và GV tại Khoa

Bước 4: Dựa vào lịch học của SV sắp xếp thời gian, số lượng lớp của từng khóa cần phát phiếu

Bước 5: Đến lớp phát phiếu khảo sát

Gặp trực tiếp GV giảng dạy của lớp được chọn phát phiếu xin ý kiến thời gian phát phiếu và hoàn thành ở tại lớp, mặc khác xin được hỗ trợ từ các bạn SV. Nếu được đồng ý sẽ tiến hành phát phiếu vào thời gian nghĩ giải lao giữa giờ (mỗi SV trả lời phiếu trong


thời gian khoảng 15 phút), nếu GV từ chối vì lý do thời gian sẽ dời lại vào tiết sau hoặc đổi lớp khác.

Hướng dẫn SV trả lời phiếu hỏi: Với mỗi nội dung câu hỏi sẽ có câu trả lời riêng bên dưới, SV buộc phải trả lời lần lượt mỗi câu theo 2 mức độ là mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung đó. Người nghiên cứu nêu rõ quy ước cho điểm ở mức độ thực hiện có 3 mức là rất thường xuyên tương ứng với 3 điểm, mức thường xuyên tương ứng với 2 điểm và không thường xuyên là 1 điểm; Tương tự với mức kết quả thực hiện đạt mức tốt tương ứng với 3 điểm, đạt mức khá là 2 điểm và đạt mức yếu là 1 điểm.

Bước 6: Sau khi chờ SV trả lời phiếu xong sẽ thu lại và rời lớp, cảm ơn SV và GV đã hỗ trợ. Lần lượt các lớp tiếp theo.

Bước 7: Xử lý phiếu trả lời, phân loại phiếu hợp lệ (tức hoàn thành đủ các câu hỏi) và không hợp lệ (tức hoàn thành chưa đủ các câu hỏi hoặc không trả lời)

Bước 8: Nhập số liệu vào phần mềm xử lý số liệu SPSS và xử lý ra số liệu Bước 9: Tiến hành nhận xét tương ứng từng nội dung dựa trên số liệu đã xử lí

Quy trình thực hiện phỏng vấn

*Đối với GV

Bước 1:Thông qua sự hỗ trợ từ giáo vụ Khoa GDTH bằng cách hỏi ý kiến phỏng vấn với GV về một số nội dung liên quan đến công tác quản lý hoạt động học tập của SV

Bước 2: Được sự đồng ý của GV, từ số điện thoại gọi điện thoại trình bày lại lí do gọi và tiến hành đặt câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tức phỏng vấn qua điện thoại do thực hiện trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch covid-19. Ghi âm lại nội dung cuộc gọi có xin ý kiến của GV.

Bước 3: Ghi lại biên bản phỏng vấn hoàn chỉnh

Bước 4: Căn cứ vào thông tin làm cơ sở nhận xét thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập

* Đối với GV

Bước 1: Căn cứ theo thời khóa biểu lớp SV ngành GDTH, gặp và trao đổi xin được phỏng vấn SV liên quan đến công tác quản lý hoạt động học tập của SV.

Bước 2: Được sự đồng ý của SV, tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn và ghi âm lại nội dung cuộc trò chuyện (được sự đồng ý ghi âm của SV)

Bước 3: Ghi nhận lại ý kiến trả lời của SV vào biên bản hoàn chỉnh

Bước 4: Dựa vào thông tin, nhận xét thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV

Quy trình thực hiện nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Bước 1: Căn cứ vào sự hướng dẫn của Thầy Phó trưởng Khoa GDTH về văn văn bản áp dụng khi tiến hành tổ chức hoạt động học tập cho SV từ thông báo thông qua trang thông tin của trường, cập nhật các kế hoạch thông báo, tiến hành thực hiện theo quy định.


Bước 2: Tìm các văn bản, kế hoạch và nghiên cứu nội dung liên quan đến hoạt động học tập của SV theo hướng dẫn.

Bước 3: Đọc và ghi lại thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu

Bước 4: Tổng hợp thông tin, rút ra suy luận làm cơ sở nhận xét thực trạng

2.2.4. Quy ước xử lý số liệu‌

Cách thức xử lý số liệu từ phiếu khảo sát

Sau khi nhập số liệu thô từ phiếu trả lời vào máy tính, người nghiên cứu sử dụng công thức tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn từng nội dung bằng phần mềm xử lý SPSS. Khai thác các tính năng của phần mềm SPSS giúp người nghiên cứu nhanh chóng đưa ra số liệu tổng chính xác, làm cơ sở khoa học để đánh giá từng nội dung công việc quản lý hoạt động học tập của SV.

Nhằm sắp xếp thứ hạng cho các nội dung người nghiên cứu sử dụng phần mềm microsoft excel 2016 với công thức hàm RANK và tính trung bình chung dùng hàm AVERAGE. Xác định thứ hạng nội dung mỗi câu hỏi nhỏ nhằm so sánh được mức độ thực hiện giữa các công việc và kết quả đạt được có tương thích với mức độ thực hiện

Tổng hợp các số liệu vào từng bảng tương ứng với nội dung, qua kết quả xử lý số liệu bảng hỏi dành cho GV và CBQL vì mẫu nghiên cứu khá ít nên cho ra kết quả không đủ độ tin cậy, do vậy kết quả khảo sát không đưa vào bảng nhận xét chỉ lấy số liệu của bảng hỏi dành cho SV làm cơ sở nhận xét thực trạng. Tuy nhiên, kết quả phiếu trả lời của GV vẫn được người nghiên cứu đọc và nghiên cứu các nội dung.

Cách thức xử lý thông tin từ phiếu phỏng vấn

Căn cứ vào thông tin trả lời của GV và SV, người nghiên cứu sắp xếp thông tin bổ sung vào phần nhận xét liên quan đến nội dung tương ứng với kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, từ đó làm cơ sở đưa ra nhận định đúng với thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV

Cách thức xử lý thông tin từ kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Từ bảng kết quả nghiên cứu các văn bản, kết quả của một số hoạt động tổ chức hoạt động học tập, người nghiên cứu lựa chọn thông tin bổ sung vào phần thực trạng hoạt động học tập của SV tương ứng với nội dung kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi là cơ sở đánh giá công tác quản lý hoạt động học tập của SV.

Quy ước khoảng điểm số

*Công thức tính khoảng trung bình

Điểm khoảng cách trung bình = (3 – 1):3 = 0.6

Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát:

Bảng 2. Bảng quy ước số liệu



Mức độ thực hiện

Mức độ ảnh hưởng

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Kết quả

thực hiện

Điểm quy ước

Điểm TB

(định khoảng)

Rất

thường xuyên

Rất ảnh hưởng

Rất cần thiết

Rất khả thi

Tốt

3

2.34 – 3.00

Thường

xuyên

Ảnh hưởng

Cần thiết

Khả thi

Khá

2

1.67 – 2.33

Không

thường xuyên

Không ảnh hưởng

Không cần thiết

Không khả thi

Yếu

1

1.00 – 1.66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

* Độ lệch chuẩn được xác định để đo độ phân tán mức điểm trả lời so với điểm trung bình, nếu độ lệch chuẩn càng nhỏ thì độ phân tán càng gần điểm trung bình chứng minh kết quả có giá trị cao, ngược lại điểm độ lệch chuẩn càng lớn chứng tỏ điểm trả lời xa mức điểm trung bình, cần xem lại các yếu tố liên quan.

* Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo (Nguyễn Trí Hậu, 2017)

Độ tin cậy của thang đo khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:

+ Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Dức, Trang 24): từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là thang đo lường sử dụng tốt, từ 0.6 trở lên là thang đo lường đủ điều kiện

+ Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguồn: Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill)

+ Hệ số Cronbach’s Alpha trong các biến quan sát không vượt quá hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần/ nhân tố cần đánh giá (nếu lớn hơn thì cần phải loại biến quan sát đó).

* Sử dụng hệ số tương quan pearson (kí hiệu r) để đánh giá mức độ tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các yêu cầu của thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV ngành GDTH trường đại học Sư phạm TP.HCM

Cách đọc có ý nghĩa sau khi có kết quả:

+ r < 0.2: không tương quan

+ r từ 0.2 đến 0.4: tương quan yếu

+ r từ 0.4 đến 0.6: tương quan trung bình

+ r từ 0.6 đến 0.8: tương quan mạnh

+ r từ 0.8 đến <1: tương quan rất mạnh


2.3. Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh‌

2.3.1. Thực trạng mục tiêu, nhiệm vụ học tập của sinh viên ngành GDTH (mục tiêu 1.3.1)

Xác định tốt mục tiêu nhiệm vụ học tập sẽ giúp sinh viên xác định được động cơ học tập bài bản và có kế hoạch học tập hiệu quả hơn. Dưới đây là kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu nhiệm vụ học tập của sinh viên khoa GDTH thuộc trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh.

Bảng 2.1: Thực trạng xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập của SV


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Xác định và tích cực thực

hiện mục tiêu học tập

2.03

0.484

5

2.05

0.462

4

Xây dựng và chủ động

thực hiện kế hoạch học tập

2.01

0.589

7

2.01

0.522

6

Dành nhiều thời gian cho

học tập

1.91

0.595

8

2.00

0.544

7

Xác định và nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ

học tập


2.21


0.624


2


2.14


0.535


3

Tự đánh giá và định hướng

phát triển bản thân

2.03

0.685

5

1.98

0.650

8

Tự học

2.04

0.694

4

2.02

0.660

5

Học tập theo nhóm

2.13

0.743

3

2.14

0.707

2

Ứng dụng công nghệ

thông tin vào học tập

2.35

0.674

1

2.36

0.648

1

Tự kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập

1.86

0.656

9

1.93

0.616

9

Trung bình chung

2.06

2.07

Đánh giá

Thường xuyên

Khá

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach'Alpha)

0.695

0.755

Tương quan Preason

0.914**

Một (*) Độ tin cậy 95% Hai (**) Độ tin cậy 99%

Để đánh giá việc xác định mục tiêu nhiệm vụ học tập của sinh viên, người nghiên cứu tiến hành khảo sát trên cả hai mức độ. Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Từ kết quả đánh giá ở bảng 2.1 như sau:

* Phần mức độ thực hiện

Nội dung được đánh giá cao nhất bảng là Ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập, Trung bình 2.35 xếp hạng 1. Điều này cho thấy sinh viên đã nhận thức được tầm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023