Thực Trạng Nội Dung Học Tập Của Sinh Viên Ngành Gdth (Mục Tiêu 1.3.2 Và 1.3.3)


quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, cho nên hoạt động này được thực hiện rất thường xuyên. Nội dung xác định và nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập, cũng được đánh giá cao. Trung bình

2.21 xếp hạng 2. Điều này cho thấy sinh viên ngành GDTH đã ý thức tốt việc nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giảng viên và quy định của chương trình học. Các hoạt động này theo đánh giá được thực hiện ở mức độ thường xuyên. Ở nội dung học tập theo nhóm đạt mức trung bình là 2.13 xếp hạng 3. Đây là một trong những nhiệm vụ học tập của sinh viên khi học tập tại trường đại học, vì vậy mà được sinh viên chú ý thường xuyên thực hiện, nhận thức rõ tầm quan trọng khi học tập theo nhóm ở đại học giúp phát triển kĩ năng của cá nhân sinh viên. Nội dung tự học với mức trung bình là 2.04 xếp hạng 4. Qua đây thấy rõ rằng việc tự học khi học tập ở môi trường đại học được sinh viên thực hiện thường xuyên nhưng chưa được chú trọng nhiều có thể do chưa quen với môi trường học tập mới, thay đổi phương pháp học tập khác với khi học ở phổ thông và các yếu tố khách quan khác làm ảnh hưởng đến việc sắp xếp thời gian tự học. Tiếp tục với nội dung tự đánh giá và định hướng phát triển bản thân với mức trung bình là 2.03 đứng vị trí thứ 5. Việc tự đánh giá và định hướng phát triển bản thân mỗi sinh viên được thực hiện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là cơ sở để cho việc định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp do vậy mà được thực hiện thường xuyên ở mỗi cá nhân sinh viên đây là một điểm tích cực cần được duy trì. Với nội dung xác định và tích cực thực hiện mục tiêu học tập cùng đạt mức trung bình là

2.03 so với nội dung tự đánh giá và định hướng phát triển bản thân đồng hạng 5. Qua đó thấy rằng về mặt ý nghĩa là tương tự nhau chỉ khác nhau về cách diễn đạt và cụ thể hành động hơn rằng sinh viên thường xuyên xác định mục tiêu trong học tập, đánh giá bản thân cần ưu tiên thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch học tập với mức trung bình là 2.01 xếp hạng 7, sau khi xác định mục tiêu học tập sinh viên tiến hành xây dựng kế hoạch học tập thường xuyên theo từng giai đoạn qua đó nhận biết rõ cần chú tâm vào việc nào để việc học được thuận lợi hơn. Dành nhiều thời gian cho học tập với mức trung bình 1.91, xếp hạng 8. Điều này cho thấy có sự mâu thuẩn giữa việc tự học và dành thời gian cho học tập ở sinh viên ngành GDTH, sinh viên có tự học có dành thời gian cho việc học tập nhưng theo số liệu thống kê thì chưa cao cả hai nội dung đều được xếp ở hạng trung bình, cho thấy vấn đề học tập của sinh viên cần phải được chú trọng hơn. Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với mức trung bình là 1.86 xếp hạng 9, đây cũng là một trong số nhiệm vụ của sinh viên trong học tập ở bậc đại học, tuy nhiên việc thường xuyên thực hiện chưa được cao nhưng đây là một nội dung quan trọng nhằm đánh giá lại sau một giai đoạn học tập, vì vậy cần được sinh viên chú ý thực hiện tốt hơn làm tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch học tập.

* Phần kết quả thực hiện

Nội dung được đánh giá cao nhất bảng là Ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập, Trung bình 2.36 xếp hạng 1. Điều này cho thấy rằng kết quả tương ứng mới mức độ thực hiện của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập, việc thực hiện tốt và nghiêm túc sẽ mang lại kết quả như mong đợi, điều này cần được sinh viên phát huy nhiều hơn trong thời gian học tập. Học tập theo nhóm với mức trung bình là 2.14 xếp hạng 2, tuy có sự chênh lệch so với mức độ thực hiện nhưng việc học tập theo nhóm mang lại kết quả khá tốt mặc dù thực hiện có ít hơn, do vậy vừa tiết kiệm được thời gian vừa đạt hiệu quả. Xác định và nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập với điểm trung


bình là 2.14 xếp hạng 3, với kết quả này cho thấy rõ có sự chênh lệch không đáng kể giữa mức độ thực hiện và kết quả đạt được, theo như số liệu khảo sát cho thấy rằng sinh viên ngành GDTH nghiêm túc thực hiện khá tốt các nhiệm vụ trong học tập. Xác định và tích cực thực hiện mục tiêu học tập với mức trung bình là 2.05 xếp hạng 4, từ việc thực hiện các mục tiêu đã mang lại hiệu quả tích cực trong hoạt động học tập, chứng tỏ rằng hiện nay sinh viên thực hiện mục tiêu học tập khá tốt, có sự tìm hiểu về ngành học và đặt mục tiêu đáp ứng yêu cầu của xã hội. Với nội dung tự học mức trung bình là 2.02, xếp hạng 5, kết quả của việc tự học ở mức khá nhưng vẫn chưa đạt được như mong đợi, có thể sinh viên chưa biết cách tự học sau cho phù hợp và hiệu quả ở môi trường đại học vì thế mà như số liệu khảo sát kết quả sinh viên thực hiện khá tốt các nội dung tự học. Xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch học tập với mức trung bình là 2.01 xếp hạng 6, với kết quả này cho ta thấy rõ việc xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch chưa cao, trong khi đó đây là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ học tập của sinh viên, có thể sinh viên chưa được tiếp cận đến phương pháp lập kế hoạch học tập đúng vì vậy khi thực hiện mang lại hiệu quả chưa cao. Dành nhiều thời gian cho học tập với mức trung bình là 2.00 xếp hạng 7, việc dành thời gian học còn ít, điều này chứng tỏ thời gian học tập chính của sinh viên chưa nhiều có thể do đặc thù ngành học chương trình học chính không nhiều mà chủ yếu tập trung vào thực tế, vì vậy mà sinh viên chưa có sự sắp xếp thời gian học. Tự đánh giá và định hướng phát triển bản thân với mức trung bình là 1.98 xếp hạng 8, có sự chênh lệch nhiều so với mức độ thực hiện, tức là thường xuyên thực hiện việc tự đánh giá bản thân nhưng sử dụng kết quả đó vào việc xây dựng kế hoạch phát triển bản thân chưa tốt, còn bị nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với mức trung bình

1.93 xếp hạng 9, chứng tỏ rằng kết quả của việc thực hiện tự KTĐG kết quả học tập sinh viên thực hiện chưa tốt có thể sinh viên chưa đặt ra tiêu chuẩn tự đánh giá phù hợp với mục tiêu dẫn đến việc tự đánh giá có sự sai lệch.

*Kết luận

Điểm trung bình chung của các nội dung Thực trạng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập của sinh viên ngành GDTH phần mức độ thực hiện là 2.06. Điểm số tương đương mức đánh giá thường xuyên. Phần kết quả thực hiện điểm trung bình 2.07 tương đương mức đánh giá khá. Từ đó cho thấy các nội dung khảo sát về nhận thức thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của sinh viên khoa GDTH hiện nay đảm bảo theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Sinh viên thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu về nhiệm vụ học tập và mang lại hiệu quả tích cực ở thời điểm khảo sát. Tuy nhiên, cần có một số điều chỉnh ở một vài nội dung để việc nhận thức của sinh viên hoàn chỉnh hơn bên cạnh những mặt tốt đạt được cũng cần có hướng thay đổi sao cho phù hợp với chương trình đào tạo hiện hành. Nội dung này sẽ được người nghiên cứu trình bày tại chương 3 của luận văn này.

Kết quả kiểm nghiệm các chỉ số thống kê cho thấy thang đo trên có độ tin cậy tương đối cao. Phần mức độ thực hiện có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.695. Phần kết quả thực hiện chỉ số Cronbach’s Alpha cao hơn 0.755. Các chỉ số trên cho biết bảng khảo sát trên hoàn toàn có thể tin cậy được. Hệ số tương quan Preason giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện là 0.943. Mối liên hệ tương quan rất cao và mức độ tin cậy của mối tương quan lên đến 99% (**).


2.3.2. Thực trạng nội dung học tập của sinh viên ngành GDTH (mục tiêu 1.3.2 và 1.3.3)

2.3.2.1. Thực trạng hoạt động chuẩn bị học tập


a) Thực trạng định hướng động cơ học tập cho SV ngành GDTH

Một trong những nội dung quan trọng của hoạt động tập ở sinh viên là định hướng hình thành động cơ học tập, đặc biệt nhằm đáp ứng đúng tiêu chuẩn ngành học thì SV cần trang bị những kĩ năng cần thiết, xác định được mục đích, điều kiện thực hiện để đạt mục tiêu, sinh viên được hướng dẫn học tập đúng cách. Dưới đây là kết quả khảo sát về thực trạng định hướng động cơ học tập cho sinh viên ngành GDTH tại trường Đại học Sư phạm Tp.HCM

Bảng 2.2: Thực trạng định hướng động cơ học tập cho SV ngành GDTH



Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Nêu rõ mục tiêu chương trình ngành học, môn học cụ thể


2.13


0.670


5


2.08


0.607


3

Xác định năng lực và phẩm chất bản thân cần có đối với SV GDTH

2.27

0.643

1

2.22

0.602

1

Nêu gương, thành tích cá nhân đạt được sau khi hoàn thành chương trình học ngành GDTH


1.93


1.549


8


1.87


0.686


8

Xác định điều kiện học tập (CSVC, thiết bị dạy - học, không gian học)

2.02

0.674

7

2.05

0.619

7

Tìm phương pháp học tập phù hợp với chương trình học

2.05

0.663

6

2.07

0.647

6

Tự đánh giá bản thân đối với ngành học(ưu điểm, nhược điểm)

2.13

0.920

4

2.08

0.656

3

Mong đợi từ gia đình về kết quả học tập

2.17

0.750

3

2.08

0.645

3

Tiếp nhận kiến thức chuyên ngành

2.24

0.633

2

2.14

0.615

2

Nêu rõ mục tiêu chương trình ngành học, môn học cụ thể

2.13

0.670

5

2.08

0.607

3

Trung bình chung

2.12

2.07

Đánh giá

Thường xuyên

Khá

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach'Alpha)

0.571

0.756

Tương quan Preason

0.914**

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 7

Một (*) Độ tin cậy 95%


Hai (**) Độ tin cậy 99%

Để đánh giá thực trạng định hướng động cơ học tập của sinh viên người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ở hai nội dung là mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Kết quả đánh giá ở bảng 2.2 như sau:

* Phần mức độ thực hiện

Nội dung được đánh giá cao nhất là xác định năng lực và phẩm chất bản thân cần có đối với SV GDTH với mức trung bình là 2.27. Điều này chứng minh rằng sinh viên rất thường xuyên tìm hiểu kĩ trước khi theo học ngành GDTH và đây cũng là một trong những nội dung của luật giáo dục quy định người giáo viên cần có .Như vậy nhận thức được năng lực và phẩm chất là cơ sở cho sinh viên có thái độ đúng trong môi trường giáo dục. Tiếp theo nội dung tiếp nhận kiến thức chuyên ngành với mức trung bình là

2.24 xếp hạng 2. Kiến thức chuyên ngành GDTH là kiến thức đặc thù sinh viên cần phải hoàn thành đầy đủ theo chương trình đào tạo quy định, đây là nội dung bắt buộc thực hiện vì vậy mà sinh viên thường xuyên học tập đúng theo chương trình. Mong đợi từ gia đình về kết quả học tập với mức trung bình là 2.17 xếp hạng 3. Qua đó chứng tỏ rằng sinh viên có quan tâm đến mong muốn của gia đình về kết quả học tập ngành GDTH, ý thức được trách nhiệm là một thành viên trong gia đình, đang theo học khối ngành sư phạm cần có sự cố gắng nhiều hơn, điều này thúc đẩy động cơ học tập được tốt hơn. Hoạt động này theo đánh giá ở mức độ thường xuyên. Tự đánh giá bản thân đối với ngành học (ưu điểm, nhược điểm) với mức trung bình 2.14 xếp hạng 4, theo đó yếu tố bản thân cá nhân có những ưu điểm hạn chế gì khi theo học khối ngành sư phạm là yếu tố cần thiết, sinh viên nền tảng có tốt phù hợp với yêu cầu ngành học cần phát huy, yếu tố còn thiếu sót cần khắc phục hạn chế, hoạt động này theo đánh giá là được thực hiện ỏ mức thường xuyên. Nêu rõ mục tiêu chương trình ngành học, môn học cụ thể với mức trung bình là 2.13 xếp hạng 5, điều này có liên quan đến xây dựng động cơ học tập ở sinh viên nhưng chưa được các bạn sinh viên chú ý, có thể cho rằng SV chưa nắm rõ mục tiêu chương trình học là gì, chỉ học theo sự hướng dẫn của giảng viên mà chưa hiểu hoạt động ấy nhằm đáp ứng mục tiêu nào. Nhưng hoạt động này vẫn được sinh viên thực hiện ở mức độ thường xuyên. Tìm phương pháp học tập phù hợp với chương trình học với mức trung bình là 2.05 xếp hạng 6, sinh viên có nhận thức về tầm quan trọng của việc tìm hiểu phương pháp học tập hiệu quả, nếu tìm được phương pháp học đúng sẽ giúp tăng hứng thú trong học tập. Hoạt động này được sinh viên thực hiện theo đánh giá ở mức độ thường xuyên. Xác định điều kiện học tập (CSVC, thiết bị dạy - học, không gian học) với mức trung bình theo đánh giá là 2.02 xếp hạng 7, điều kiện học tập được tạo thuận lợi trong quá trình học giúp sinh viên an tâm tập trung trí tuệ vào bài học, từ đó có ý tưởng sáng tạo mới, tăng kĩ năng vận dụng, hoạt động này được sinh viên thực hiện ở mức độ thường xuyên, tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều ở các nội dung chứng tỏ rằng sinh quan tâm thực hiện mọi mặt trong việc hình thành động cơ học tập. Nêu gương, thành tích cá nhân đạt được sau khi hoàn thành chương trình học ngành GDTH với mức trung bình là 1.93 xếp hạng 8, có sự chênh lệch về mức độ thực hiện so với các nội dung trên, có thể nhận định rằng sinh viên chưa được biết đến nhiều về thành tích học tập của các sinh viên khác cùng ngành, điều này cũng làm lo lắng cho sinh viên


khi theo học. Tuy nhiên hoạt động này vẫn được sinh viên thực hiện ở mức độ thường xuyên.

* Phần kết quả thực hiện

Nội dung được đánh giá cao nhất là xác định năng lực và phẩm chất bản thân cần có đối với SV GDTH với mức bình đạt được là 2.22, việc thực hiện của sinh viên mang lại hiệu quả tích cực, qua đó giúp sinh viên vừa tìm hiểu quy định về năng lực và phẩm chất của người giáo viên vừa rèn luyện cá nhân có được phẩm chất tốt, điều này tỉ lệ thuận với mức độ thực hiện. Hoạt động này được đánh giá với kết quả thực hiện là khá. Tiếp nhận kiến thức chuyên ngành với mức trung bình là 2.14 xếp hạng 2, chứng tỏ rằng sinh viên tiếp thu kiến thức chuyên ngành GDTH khá tốt, bên cạnh xác định phẩm chất năng lực còn chú trọng đào sâu học thêm kiến thức chuyên ngành. Hoạt động này được sinh viên thực hiện khá. Mong đợi từ gia đình về kết quả học tập với mức trung bình là

2.08 xếp hạng 3, thông qua kết quả học tập là minh chứng về khả năng của bản thân có thể phù hợp với nghề sư phạm, vì vậy mà sự tin tưởng của gia đình góp phần vào quá trình học tập. Hoạt động này được thực hiện theo đánh giá ở mức độ khá. Đồng hạng 3 là nội dung nêu rõ mục tiêu chương trình ngành học, môn học cụ thể với điểm trung bình giữa các mức độ là 2.08, tỉ lệ có sự chệnh lệch so với mức độ thực hiện tuy ít thực hiện so với các nội dung trọng tâm nhưng lại mang hiệu quả cao, đây là một điều cần được phát huy trong việc xác định đúng mục tiêu của ngành học. Tự đánh giá bản thân đối với ngành học(ưu điểm, nhược điểm) với mức trung bình là 2.08 đồng hạng 3 so với hai nội dung trên, điều này chứng tỏ rằng tuy mức độ thực hiện có sự khác biệt tùy theo nội dung nhưng hiệu quả đạt được là ngang bằng nhau, có thể thấy sinh viên luôn quan tâm đến khả năng bản thân với ngành học. Hoạt động này được đánh giá ở mức khá. Tìm phương pháp học tập phù hợp với chương trình học với mức trung bình là 2.07, xếp hạng 6, kết quả này tỉ lệ thuận với mức độ thực hiện, có nhiều cách thức học tập tùy thuộc vào nội dung học có phương pháp riêng, bên cạnh đó là tìm kiếm sự hỗ trợ thực hiện đảm bảo thực hiện phương pháp đạt hiệu quả, cho thấy rằng sinh viên thực hiện thường xuyên nhưng kết quả đạt được lại ở mức khá. Xác định điều kiện học tập (CSVC, thiết bị dạy - học, không gian học) với mức trung bình là 2.05 xếp hạng 7 kết hợp với quan sát từ người nghiên cứu thấy rằng trang thiết bị cho việc dạy học chưa được đảm bảo tốt nhất cho sinh viên học tập tại lớp, phòng học lại nhỏ, lớp học đông vì vậy dẫn đến kết quả thực hiện chỉ ở mức khá, Nêu gương, thành tích cá nhân đạt được sau khi hoàn thành chương trình học ngành GDTH với mức trung bình là 1.87 xếp hạng 8, đây là nội dung được đánh giá thấp nhất có mức độ tương đương với việc thực hiện, qua đó thấy rằng sinh viên chưa được củng cố niềm tin, có thể chưa được anh chị khóa trên chia sẽ kinh nghiệm học tập và hiện trạng vẫn chưa được thay đổi tức sinh viên chưa tổ chức được các diễn đàn chia sẽ kinh nghiệm, nêu gương thành tích học tập có hiệu quả cao. Hoạt động này được thực hiện theo kết quả đạt được ở mức khá.

*Kết luận

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy rằng điểm trung bình chung của phần thực trạng định hướng động cơ học tập cho SV ngành GDTH ở mức độ thực hiện là 2.12, điểm số tương đương với mức đánh giá thường xuyên, ở kết quả đạt được với mức điểm trung bình là 2.07, điểm số tương đương với mức đánh giá là khá. Từ kết quả khảo

43


sát định hướng động cơ học tập được sinh viên chủ động thực hiện đầy đủ các nội dung, đặc biệt quan tâm bồi dưỡng rèn luyện năng lực và phẩm chất của người giáo viên tiểu học tương lai bên cạnh đó là nắm vững kiến thức chuyên ngành đã góp phần nâng cao chất lượng đầu ra của mỗi sinh viên đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số nhược điểm ở một số nội dung quan trọng cần được cải thiện về mức độ thực hiện để có kết quả cao hơn. Cụ thể sẽ được người nghiên cứu trình bày ở chương 3 của luận văn này.

Kết quả kiểm nghiệm các chỉ số thống kê cho thấy thang đo trên có độ tin cậy tương đối cao. Phần mức độ thực hiện có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.571. Phần kết quả thực hiện chỉ số Cronbach’s Alpha cao hơn 0.756. Các chỉ số trên cho biết bảng khảo sát trên hoàn toàn có thể tin cậy được. Hệ số tương quan Preason giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện là 0.914. Mối liên hệ tương quan rất cao và mức độ tin cậy của mối tương quan lên đến 99% (**).

b) Hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập

Bảng 2.3: Thực trạng sinh viên được hướng dẫn xây dựng kế hoạch học tập


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Phân loại kế hoạch (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)


1.97


0.936


2


1.93


0.602


2

Tầm quan trọng của lập kế

hoạch

2.21

0.702

1

2.14

0.671

1

Mô tả các bước kế hoạch

học tập

1.84

0.707

3

1.87

0.713

3

Hướng dẫn thực hiện từng bước khi lập kế hoạch (nhận thức, phân tích, xác định nguồn lực, xây dựng

sơ đồ khung)


1.83


0.727


4


1.84


0.727


4

Làm mẫu trước một kế

hoạch cụ thể

1.75

0.756

5

1.78

0.740

5

Phân loại kế hoạch (ngắn

hạn, trung hạn, dài hạn)

1.97

0.936

2

1.93

0.602

2

Trung bình chung

1.92

1.91

Đánh giá

Thường xuyên

Khá

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach'Alpha)


0.673


0.797

Tương quan Preason

0.995**

Một (*) Độ tin cậy 95% Hai (**) Độ tin cậy 99%

Kế hoạch học tập được xây dựng muốn thực hiện được cần đảm bảo một số yếu tố cơ bản như mục tiêu, nội dung, điều kiện thực hiện. Để đánh giá về thực trạng hướng

44


dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ở hai mức độ là mức độ thực hiện và kết quả thực hiện, cụ thể kết quả đánh giá ở bảng 2.3 như sau:

* Phần mức độ thực hiện

Tầm quan trọng của lập kế hoạch là nội dung được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 2.21, điều này chứng minh rằng sinh viên được trang bị đầy đủ về nhận thức bằng cách nhận thức rõ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch trong học tập. Hoạt động này được thực hiện theo đánh giá là ở mức thường xuyên. Phân loại kế hoạch (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) với mức trung bình là 1.97 xếp hạng 2, tỉ lệ này có sự chênh lệch nhiều so với nội dung tầm quan trọng của lập kế hoạch có thể hiểu rằng sinh viên ý thức được việc lập kế hoạch là quan trọng nhưng chưa sắp xếp được thời gian hợp lý theo từng giai đoạn học tập. Hoạt động này theo đánh giá là thực hiện theo mức độ thường xuyên. Mô tả các bước kế hoạch học tập với mức trung bình là 1.84 xếp hạng 3, tỉ lệ này không có chênh lệch nhiều so với nội dung đứng hạng 2, có thể hiểu rằng trong công tác hướng dẫn sinh viên thực hiện xây dựng kế hoạch, giảng viên chưa mô tả cụ thể từng quy trình của việc lập kế hoạch. Hoạt động này được thực hiện ở mức thường xuyên. Hướng dẫn thực hiện từng bước khi lập kế hoạch (nhận thức phân tích xác định nguồn lựcxây dựng sơ đồ khung) với mức trung bình là 1.83 xếp hạng 4, sự khác biệt về kết quả khảo sát giữa các nội dung là không nhiều, điều đó có liên quan đến nội dung mô tả các bước lập kế hoạch chưa cụ thể dẫn đến việc hướng dẫn thực hiện từng bước là điều chưa thể thực hiện tốt hơn, do đó mà sinh viên chưa được hiểu sâu về bản chất của việc lập kế hoạch học tập. Tuy nhiên, hoạt động này theo chuẩn đánh giá được thực hiện ở mức thường xuyên. Làm mẫu trước một kế hoạch cụ thể với mức trung bình là 1.75 xếp hạng 5 trong tổng 5 nội dung liên quan đến công tác hướng dẫn sinh viên thực hiện kế hoạch. Có thể nhận định rằng, sinh viên chưa được tiếp xúc với một kế hoạch học tập cụ thể như thế nào, từ đó chưa có kinh nghiệm trong việc tự xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân phù hợp với chương trình học. Hoạt động này theo đánh giá được thực hiện ở mức độ thường xuyên.

* Phần kết quả thực hiện

Nội dung được đánh giá cao nhất với nội dung là tầm quan trọng của lập kế hoạch với mức trung bình là 2.14, có thể thấy được rằng sinh viên nhận thấy được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập, công tác nêu cao nhận thức về vấn đề học tập ở bậc đại học. Hoạt động này đạt mức tỉ lệ cao nhất trong các nội dung được khảo sát, theo đánh giá là đạt mức khá. Phân loại kế hoạch (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) với mức trung bình 1.93 xếp hạng 2, tỉ lệ thuận với mức độ thực hiện, có thể nhận định rằng hướng dẫn sinh viên phân loại kế hoạch theo từng giai đoạn học tập được thực hiện nhưng chưa được sâu sát điều này dẫn đến kết quả không cao, hoạt động này vẫn được đánh giá là có kết quả thực hiện ở mức khá. Tiếp theo với nội dung mô tả các bước kế hoạch học tập với mức trung bình 1.87, xếp hạng 3, kết quả đạt được tỉ lệ thuận với mức độ thực hiện tức là nội dung này SV chưa được hướng dẫn nhiều nên khi thực hiện thì không đạt hiệu quả, khó tìm được hướng khắc phục điều này có thể dẫn đến kết quả học tập không cao. Hoạt động này được đánh giá là thực hiện ở mức khá. Hướng dẫn thực hiện từng bước khi lập kế hoạch (nhận thức phân tích xác định nguồn lựcxây dựng sơ đồ khung) với mức trung bình là 1.84 xếp hạng 4, tỉ lệ này không có chênh lệch


nhiều so với nội dung mô tả các bước lập kế hoạch, có thể lý giải rằng kết quả đạt được của việc thực hiện công tác hướng dẫn từng bước lập kế hoạch chưa có tính khả thi cao, sinh viên chưa nắm rõ các bước lập kế hoạch vì vậy mà chưa có sự chuẩn bị trong học tập ở bậc đại học. Hoạt động này vẫn được thực hiện theo đánh giá ở mức khá. Làm mẫu trước một kế hoạch cụ thể với mức trung bình 1.78 xếp hạng 5, điều này chứng tỏ hiệu quả của việc làm mẫu kế hoạch học tập đến sinh viên chưa đạt hiệu quả cao, có thể lí giải rằng do thực hiện chưa đồng đều dẫn đến kết quả không như mong đợi, mặc dù nhận thấy tầm quan trọng của việc lập kế hoạch nhưng thực tế chưa thực hiện được bước lập kế hoạch học tập theo đúng yêu cầu. Tuy nhiên hoạt động này vẫn được đánh giá ở mức khá.

*Kết luận

Điểm trung bình chung của nội dung hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập của sinh viên ngành GDTH tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM đạt mức trung bình chung ở mức độ thực hiện là 1.92, hoạt động này được đánh giá ở mức thường xuyên, tiếp tục mức kết quả thực hiện là 1.91, được đánh giá ở mức khá cho kết quả đạt được. Nhìn chung tỉ lệ trung bình ở hai mức độ là không có sự chênh lêch cao, có thể hiểu rằng công tác hướng dẫn sinh viên thực hiện kế hoạch học tập còn chưa được quan tâm sâu sát mặc dù sinh viên đã ý thức tốt về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập, đây là một trong những nhiệm vụ của hoạt động học tập của sinh viên ở bậc đại học. Và đây cũng là nội dung được đánh giá cao nhất trong các nội dung theo khảo sát. Bên cạnh nhận thức tầm quan trọng của xây dựng kế hoạch học tập còn một số nội dung khác có sự đồng đều về tỉ lệ ở các nội dung còn lại và cần có hướng khắc phục, cụ thể sẽ được người nghiên cứu trình bày ở chương 3 của luận văn này.

Kết quả kiểm nghiệm các chỉ số thống kê cho thấy thang đo trên có độ tin cậy tương đối cao. Phần mức độ thực hiện có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.673. Phần kết quả thực hiện chỉ số Cronbach’s Alpha cao hơn 0.797. Các chỉ số trên cho biết bảng khảo sát trên hoàn toàn có thể tin cậy được. Hệ số tương quan Preason giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện là 0.995. Mối liên hệ tương quan rất cao và mức độ tin cậy của mối tương quan lên đến 99% (**).

c) Hướng dẫn phương pháp học tập ở bậc đại học

Bảng 2.4: Thực trạng sinh viên được hướng dẫn phương pháp học tập ở bậc đại học


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Phương pháp nghe GV giảng

2.50

0.571

2

2.37

0.581

2

Phương pháp ghi ghép ý

chính

2.39

0.654

3

2.28

0.660

3

Phương pháp phát biểu ý kiến

1.83

0.705

5

1.84

0.721

5

Sử dụng công cụ hỗ trợ

hoạt động học tập

2.29

0.678

4

2.25

0.614

4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023