Phân Loại Và Đặc Điểm Nhóm Nông Dân Sản Xuất Rau An Toàn


ngưỡng cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, không ổn định khó hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung.

- Quá trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn chậm, công nghệ lạc hậu, sản xuất còn lệ thuộc nhiều vào thời tiết, năng suất lao động rất thấp.

- Công nghiệp chế biến hầu như không phát huy được vai trò; Thị trường nông sản không ổn định, giá cả thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với nông dân.

- Khả năng hợp tác, liên kết giữa các ngành nghề, đặc biệt là liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn rất nhiều hạn chế.

- Cơ chế chính sách được ban hành nhiều nhưng thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ và đôi khi khó thực thi trong thực tế.

Vì vậy, phát triển bền vững RAT không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững hiện nay do nhu cầu của cuộc sống trong việc bảo vệ an toàn môi trường sống, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.

1.1.3 Khái niệm về phát triển bền vững rau an toàn

Hiện nay, chưa có tài liệu chính thức nào nêu khái niệm về phát triển bền vững RAT. Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững, có thể hiểu phát triển bền vững RAT là phát triển sản xuất - tiêu thụ RAT nhằm đạt các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Về kinh tế: Đạt được sự tăng trưởng ổn định về diện tích, sản lượng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm RAT; Từng bước đáp ứng yêu cầu về RAT của người tiêu dùng; Đảm bảo hiệu quả kinh tế của người sản xuất và lợi ích kinh tế với người tiêu dùng.

- Về xã hội: i) Người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; ii) Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần nâng


cao đời sống người sản xuất; iii) Thay đổi xu hướng ứng xử của người sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng theo hướng chủ động có trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm và sức khỏe cộng đồng; và iv) Duy trì và phát huy tốt các kỹ năng bản địa trong sản xuất RAT.

- Về môi trường: Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1.1.4 Đặc điểm phát triển bền vững rau an toàn

Sản xuất - kinh doanh RAT là một bộ phận của ngành sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những đặc điểm chung cho sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp thì phát triển bền vững RAT còn có những đặc điểm riêng vốn có cần chú ý sau đây:

(i) Bảo đảm sự tăng lên ổn định về sản lượng, đồng nghĩa với sự mở rộng diện tích sản xuất có đủ điều kiện, tức là phải tập trung hơn nữa cho đầu tư công để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật sản xuất.

RAT chỉ được sản xuất tại những cơ sở sản xuất có đủ điều kiện sản xuất theo quy định gồm các điều kiện về chất lượng đất trồng, nước tưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Điều kiện về đất trồng là kết quả của hoạt động quy hoạch vùng sản xuất, sự liên kết giữa các quy hoạch nông nghiệp và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác nhằm bảo đảm lựa chọn và duy trì được vùng sản xuất không bị ô nhiễm. Chất lượng nước tưới phụ thuộc vào nguồn tưới và chất lượng hệ thống thủy lợi. Hệ thống thủy lợi, đường điện, đường giao thông nội đồng là những cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần có để bảo đảm điều kiện. Do vậy, việc lựa chọn các vùng sản xuất; điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nâng cao trình độ cho lao động trong vùng sản xuất RAT là một đòi hỏi cấp thiết.

(ii) Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm RAT đòi hỏi thực hiện

đồng bộ nhiều hoạt động.

Trong quá trình sản xuất rau người sản xuất thường sử dụng nhiều


chủng loại hoá chất nông nghiệp; trong sơ chế, bảo quản cũng có thể sử dụng một số hóa chất nên có rất nhiều mối nguy gây ô nhiễm sản phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ. Chất lượng RAT bao gồm chất lượng dinh dưỡng của rau và chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và thái độ ứng xử của người sản xuất, vì vậy nội hàm của yêu cầu duy trì và nâng cao chất lượng RAT bao gồm:

- Hỗ trợ về kỹ thuật và thông tin để người sản xuất hiểu biết và nắm vững những yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất RAT: ứng dụng tốt chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); sử dụng phân bón, hóa chất nông nghiệp đúng quy định, bảo đảm thời gian cách ly theo yêu cầu; khuyến khích sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học và có nguồn gốc sinh học; nghiêm cấm sử dụng phân tươi, thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục; tránh lạm dụng phân đạm…

- Thực hiện tuyên truyền, vận động để thay đổi tập quán sản xuất không an toàn, thay đổi ứng xử của người sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, có trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và có ý thức về những mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe của chính những người trực tiếp lao động.

- Thực hiện giám sát bằng nhiều hình thức: Giám sát cộng đồng; Tự giám sát; Giám sát của các Tổ chức chứng nhận; Giám sát thông qua hệ thống chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước.

(iii) Thực hiện đồng bộ giữa hình thành vùng sản xuất và lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp.

(iv) Nội dung thông tin tuyên truyền để thay đổi ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng quyết định mức độ phát triển của RAT.

1.1.5 Phân loại và đặc điểm nhóm nông dân sản xuất rau an toàn

Trên thực tế, hoạt động sản xuất RAT được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, nông dân sản xuất RAT có thể được chia thành 3 nhóm chính sau đây: Nhóm nông dân có truyền thống sản xuất RAT; Nhóm nông dân mới sản xuất RAT; và Nhóm nông dân được xác nhận sản xuất RAT. Đặc điểm của các


nhóm nông dân này được mô tả như sau:

Bảng 1.1. Phân loại các nhóm nông dân sản xuất rau an toàn


Đặc điểm

Nhóm nông dân có truyền thống sản

xuất RAT

Nhóm nông dân mới sản xuất RAT

Nhóm nông dân

được xác nhận sản xuất RAT

 Mô tả

Họ ít khi sử dụng

hoá chất trên đồng

Họ đã từng sử dụng

rất nhiều hoá chất

Họ đã được tập huấn

kỹ lưỡng và áp dụng


ruộng của họ

trên đồng ruộng,

đúng quy trình kỹ



nhưng đến naynhờ

thuật sản xuất RAT,



được tập huấn họ đã

và đã được cơ quan



giảm đáng kể mức

chức năng xác nhận



sử dụng theo đúng

sản xuất RAT



ngưỡng an toàn


 Lý do sản xuất an toàn

Thiếu hoá chất cho

đồng ruộng

Quan tâm đến sức khoẻ con người và môi trường

Quan tâm đến sức khoẻ con người và môi trường


Không cần thiết phải

Lợi ích kinh tế từ

Lợi ích kinh tế từ


dùng đến hoá chất

việc cắt giảm chi phí

việc cắt giảm chi phí



hoá chất

hoá chất và lợi ích từ




việc được xác nhận




sản phẩm an toàn

 Nhận thức về xu hướng tất yếu của các sản phẩm an toàn

Chưa có nhận thức đầy đủ tác hại của các sản phẩm không an toàn và xu hướng phát triển các sản phẩm an toàn

Chưa có nhận thức đầy đủ tác hại của các sản phẩm không an toàn và xu hướng phát triển các sản phẩm an toàn

Có nhận thức đầy đủ tác hại của các sản phẩm không an toàn và xu hướng phát triển các sản phẩm an toàn

 Xác nhận sản xuất an toàn

Chưa có xác nhận

Chưa có xác nhận, hoặc đang xin xác

nhận

Đã được xác nhận sản xuẩt RAT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội - 4

Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu năm 2009

Đối với nhóm nông dân thứ nhất, họ rất ít sử dụng hoá chất trên đồng ruộng, thay vào đó, họ sử dụng các biện pháp canh tác truyền thống bao gồm bón phân xanh, phân ủ và luân canh cây trồng nhằm duy trì độ màu mỡ của đất và diệt trừ mầm sâu, bệnh. Hiện nay, do tính chất thương mại mạnh mẽ của thị trường phân bón và thuốc bảo vệ, tỷ lệ nhóm nông dân này không nhiều. Họ chủ yếu phân bố ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa và cộng đồng các dân tộc thiểu số, nơi mà họ ít có cơ hội tiếp cận thị trường hoá phẩm nông nghiệp hay họ có ít tiền mặt để mua các loại hoá phẩm này khi mà giá trị sản xuất rau trên đồng ruộng của họ cũng rất thấp. Như vậy, bài toán chi phí và lợi ích là yếu tố quyết định việc áp dụng hoá phẩm trong nông nghiệp,


hơn là những mối quan tâm của người nông dân về sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường.

Nhóm thứ hai là những hộ nông dân đã giảm liều lượng sử dụng hoá phẩm trong nông nghiệp xuống ngưỡng an toàn sau khi đã được tập huấn về những ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế, sức khoẻ và môi trường của việc sử dụng quá mức hoá phẩm trong sản xuất rau. Bên cạnh các khoá tập huấn về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sản xuất RAT do hệ thống khuyến nông nhà nước thực hiện, còn có rất nhiều các tổ chức kinh tế và xã hội khác đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam và trợ giúp nông dân Việt Nam giảm thiểu việc sử dụng hoá phẩm trong nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng.

Hầu hết các khoá tập huấn về IPM và RAT không ngăn cản việc nông dân sử dụng hoá phẩm nhưng hướng dân nông dân sử dụng hợp lý và an toàn. Bên cạnh đó, tính phi kinh tế của việc sử dụng quá mức hoá phẩm cũng được giới thiệu đến nông dân, rằng nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn khi đã sử dụng quá ngưỡng tối ưu của hoá phẩm trong sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là sản xuất RAT. Ngoài ra, các nội dung tập huấn về nông nghiệp sinh thái, áp dụng phân xanh, phân ủ vie sinh, đa dạng háo cơ cấu cây trồng, luân canh cây trồng v.v… cũng thường được lồng ghép trong các khoá tập huấn này.

Nhóm thứ ba là nhóm nông dân được cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương xác nhận sản xuất an toàn. Bên cạnh sản phẩm RAT, ở Việt Nam còn có các sản phẩm khác được xác nhận sản xuất an toàn như: chè, hạt điều, hạt tiêu, trái cây, tôm v.v…

1.1.6 Các nhân tố phát triển bền vững rau an toàn

Hệ thống chính trị ổn định; hệ thống kinh tế phù hợp, phát triển hài hoà, hệ thống sản xuất - nông nghiệp phù hợp, gắn liền với lợi thế so sánh của từng vùng, trình độ công nghệ hiện đại, kết hợp hài hoà với công nghệ bản địa và các mối quan hệ quốc tế vững mạnh về thương mại và tài chính, tạo điều kiện cho các nền nông nghiệp phát triển bền vững hơn (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 2009) [17].


Cụ thể các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển bền vững RAT ở Hà Nội bao gồm: thể chế, chính sách phát triển RAT; Quy hoạch phát triển RAT; Cơ sở hạ tầng cho phát triển RAT, hỗ trợ về kỹ thuật cho sản xuất - kinh doanh RAT; thị trường, tiêu thụ sản phẩm; kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng sản phẩm và yếu tố thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng quan tâm. Các nhóm yếu tố này được trình bày chi tiết dưới đây.

1.1.6.1 Chính sách và thể chế phát triển rau an toàn

Để sản xuất RAT có hiệu quả và bền vững thì chủ trương, chính sách định hướng lâu dài và đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có ảnh hưởng quyết định.

- Thể chế phát triển RAT là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong sản xuất - tiêu thụ RAT. Đó là những khuôn khổ pháp lý cần thiết để bảo đảm cho RAT có những yêu cầu, đặc điểm và kỹ thuật riêng của nó. Thể chế cần được thiết lập trên những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về bản chất của sản xuất - tiêu thụ RAT nhưng lại phải mang tính xã hội để đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả trên sự cân nhắc có chủ định về các điều kiện để thực hiện và các hậu quả có liên quan. Tính ổn định, hợp lý của thể chế phát triển RAT là một yếu tố có tính quyết định trong quá trình phổ biến, hướng dẫn thực hiện.

Tính thực tế và khả thi của những quy định về sản xuất - kinh doanh RAT phụ thuộc hai chủ thể chính là: i) Năng lực thể chế của cơ quan nhà nước liên quan đến sản xuất - tiêu thụ RAT; ii) Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Những nơi thành công trong sản xuất RAT và ngày càng phát triển là những nơi có sự chỉ đạo kiên quyết và đầy trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã. Đồng thời tại những nơi này, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, người sản xuất cũng có những am hiểu nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tác hại của việc lạm dụng hóa chất đối với sức khỏe người sản xuất, về nội dung bảo vệ môi trường sống…

- Chính sách đề cập trong nội dung này là những chính sách công nhằm

định hướng, khuyến khích phát triển RAT bằng cách triển khai những hoạt


động hỗ trợ để người sản xuất, người kinh doanh mở rộng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh RAT; ổn định và nâng cao sản lượng và chất lượng RAT.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng một chính sách phát triển RAT thành công. Sự thành công của chính sách phụ thuộc vào việc nhận diện đúng vấn đề, nắm rõ các điều kiện, thu thập thông tin đúng và đủ, phân tích khách quan, khoa học. Nội dung chính sách phát triển RAT cần giải quyết được các vấn đề sau:

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng sản xuất. Trong phát triển RAT thì đòi hỏi của điều kiện sản xuất là một yếu tố bắt buộc nhưng người dân với nguồn lực của mình thể không thể đầu tư được vì vậy đây phải là nội dung chính sách cần quan tâm hàng đầu.

+ Nâng cao kỹ năng sản xuất và tiêu thụ RAT theo chiều sâu.

+ Hình thành và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm phù hợp.

+ Hình thành và củng cố hệ thống giám sát, quản lý chất lượng.

+ Hỗ trợ nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

Ngoài ra, để quyết định sự thành công của một chính sách thì mọi đối tượng trong phạm vi điều chỉnh của chính sách cần được tiếp cận chính sách một cách minh bạch và công khai.

1.1.6.2 Quy hoạch phát triển vùng rau an toàn

Mức độ ổn định của quy hoạch phát triển RAT thật sự tác động sâu sắc đến mức độ ổn định của các vùng sản xuất và mức độ đầu tư của các tổ chức trong phát triển bền vững RAT. Quy hoạch phát triển RAT bao gồm quy hoạch vùng sản xuất và quy hoạch hệ thống phân phối sản phẩm.

Quy hoạch tác động đến phát triển bền vững RAT ở các khía cạnh sau:

- Đất đai là tư liệu chính của sản xuất RAT. Quyền sử dụng tư liệu này vào những mục đích ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm đầu tư phát triển sản xuất cho người nông dân và các doanh nghiệp.

- Quy hoạch có ổn định thì chính sách đầu tư công về cơ sở hạ tầng mới có điều kiện để thực hiện, mới đạt được hiệu quả sau đầu tư và vùng sản xuất


mới có đủ các điều kiện thiết yếu để triển khai sản xuất RAT.

- Ổn định quy hoạch các vùng sản xuất còn có ý nghĩa trong việc giảm thiểu các nguy cơ bị ô nhiễm đất đai và nguồn nước tưới, đồng nghĩa với việc góp phần ổn định chất lượng sản phẩm rau.

- Quy hoạch hệ thống tiêu thụ sản phẩm phù hợp với quy hoạch sản xuất có ý nghĩa thúc đẩy sản xuất phát triển.

Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất đai, nước tưới cho sản xuất, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy định hiện hành về điều kiện sản xuất RAT và phù hợp với trình độ sản xuất, đạt được hiệu quả sau đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Quy hoạch phát triển RAT cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nằm trong hệ thống quy hoạch chung của Hà Nội nhằm bảo đảm sự phù hợp với quy hoạch chung và các quy hoạch liên quan khác.

1.1.6.3 Cơ sở hạ tầng cho phát triển rau an toàn

Sản xuất - kinh doanh RAT là một ngành có điều kiện. RAT chỉ được sản xuất - tiêu thụ tại những cơ sở sản xuất có đủ điều kiện sản xuất - kinh doanh theo quy định. Cơ sở hạ tầng đòi hỏi được đầu tư đồng bộ thì mới có hiệu quả cao phục vụ sản xuất.

Cơ sở hạ tầng được xác định là một yếu tố thúc đẩy phát triển bền vững RAT. Trong sản xuất RAT theo VietGAP, quy định về cơ sở hạ tầng có những yêu cầu cụ thể đối với hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, đường điện, nhà lưới, nhà sơ chế, giới thiệu sản phẩm. Tuy vậy, không thể khẳng định là phải có cơ sở hạ tầng đồng bộ thì mới có RAT. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất cần được lựa chọn các ưu tiên, trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo đảm các điều kiện để chất lượng nước tưới đúng quy định. Còn nội dung cải thiện điều kiện canh tác cho người dân là một yêú tố nâng cao hiệu quả sản xuất, là một yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.

Nguồn lực cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn so với giá trị sản xuất rau nên việc đầu tư diện rộng cần có vai trò chủ đạo của nhà nước và sự tham gia của địa phương, các tổ chức kinh tế khác và cộng đồng dân cư.

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí