Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thang đo Likert 31

Bảng 3.1: Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Lào Cai thời điểm 31/12/2019 47

Bảng 3.2: Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017- 2019 52

Bảng 3.3: Tình hình cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019

......................................................................................................... 58

Bảng 3.4: Tình hình doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 60

Bảng 3.5: Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Lào Cai thời điểm 31/12/2019

......................................................................................................... 63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảng 3.6: Nguồn lực hướng dẫn viên du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019

......................................................................................................... 65

Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 2

Bảng 3.7: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017- 2019 69

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá của đối tượng 01 về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai 72

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá của đối tượng 02 về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai 73

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017- 2019 71

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ. Du lịch còn góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau. Vì vậy, phát triển du lịch là xu hướng tất yếu hiện nay.

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam. Với những tiềm năng to lớn về tự nhiên và văn hóa, Lào Cai là một trong những địa điểm du lịch nghỉ dưỡng, khám phá, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Những năm qua, hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển biến tích cực, ngành du lịch tiếp tục nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các đoàn thể do đó đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cơ bản vào hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2019, tổng lượng khách đến Lào Cai đạt 5.106.851 lượt khách, tăng 20,3% so với năm 2018. Trong đó, khách quốc tế đạt 806.106 lượt khách, tăng 12,2%; khách nội địa đạt 4.300.745 lượt khách, tăng 21,9%. Tổng thu du lịch đạt 19.203 tỷ đồng, tăng 43,2% so với năm 2018; trong đó tổng thu khách quốc tế đạt 5.441,1 tỷ đồng, tăng 26,6%; tổng thu khách nội địa đạt 13.761,9 tỷ đồng, tăng 51,1%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đang xuất hiện một số vấn đề cần giải quyết, đó là: công tác quảng bá xúc tiến điểm đến tại các thị trường khách quốc tế còn hạn chế, chưa tổ chức được nhiều hoạt


động xúc tiến để quảng bá xúc tiến điểm đến tại các thị trường khách trọng điểm, cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong công tác xúc tiến và quảng bá du lịch chưa hiệu quả; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, thiếu đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới, đặc trưng; chưa có nhiều điểm vui chơi, giải trí để tạo sức hấp dẫn cho du khách; công tác quy hoạch triển khai còn chậm; hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông đến các khu điểm du lịch xuống cấp nghiêm trọng; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có tăng về số lượng nhưng còn nhiều cơ sở nhỏ lẻ, kinh doanh thời vụ, chất lượng dịch vụ phục vụ còn chưa đồng bộ, thiếu tính chuyên nghiệp. Những vấn đề nói đặt ra yêu cầu cấp thiết cho tỉnh Lào Cai là cần có các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch trong thời gian tới theo hướng ngày càng kiện toàn hơn, hiện đại hơn, “chính quy” hơn nhằm khai thác tối ưu tiềm năng du lịch của tỉnh.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai” làm chủ đề nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần giải quyết yêu cầu cấp thiết nói trên.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch.

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019.

- Phân tích các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017- 2019.


- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào

Cai.

- Phạm vi về thời gian: các số liệu được thu thập và phân tích trong luận

văn được lấy trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019.

- Phạm vi về nội dung: tập trung phân tích, đánh giá hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai thông qua các nội dung chủ yếu: xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ phát triển du lịch; xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch; công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch; nguồn nhân lực phục vụ du lịch; xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch; kết quả hoạt động kinh doanh du lịch.

4. Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận

Luận văn góp phần tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch.

- Về mặt thực tiễn

Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Luận văn là tài liệu tham khảo để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai có được các giải pháp để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.


5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chương 4: Một số giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch

1.1.1. Lý luận chung về du lịch

1.1.1.1. Khái niệm về du lịch

Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 thì du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Luật Du lịch, 2017). Như vậy, du lịch là tổng hợp các hoạt động tổ chức phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú để thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người. Du lịch là một hoạt động đặc thù, gồm nhiều đối tượng tham gia vào, đó là du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón du khách và dân cư sở tại. Du lịch có mối quan hệ kết hợp và tương tác giữa các đối tượng trên:

+ Đối với du khách: là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần.

+ Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch: là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch vụ phục vụ du khách để đạt lợi nhuận.

+ Đối với chính quyền địa phương: đó là quản lý, tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội.

+ Đối với dân cư: là tham gia hoạt động du lịch địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất


những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương.

1.1.1.2. Đặc điểm của du lịch

- Du lịch là hoạt động cung cấp sản phẩm chủ yếu là dịch vụ

Du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ là chủ yếu. Thường thì các sản phẩm du lịch mang một phần lớn yếu tố vô hình trong cấu tạo của nó. Vì vậy, trong nhiều năm gần đây, ngành du lịch nói chung và khách du lịch nói riêng luôn luôn đề cập tới “chất lượng dịch vụ du lịch”. Dịch vụ du lịch rất rộng, bao gồm từ dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí… và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và các doanh nghiệp tham gia ở cả khu vực nhà nước và tư nhân.

- Du lịch mang tính tương tác cao

Du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa các tổ chức cung ứng và khách hàng, thông qua việc đáp ứng nhu cầu, khách hàng đó mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ đó. Hàng hóa mà dịch vụ du lịch tạo ra được sản xuất và tiêu thụ đồng thời, không có thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng để kiểm tra sản phẩm hỏng.

- Du lịch gắn với yếu tố tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép. Nhiều hoạt động du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa… gắn liền với mỗi địa phương. Đặc điểm này khiến nhiều sản phẩm du lịch là không thể di chuyển. Hay nói một cách khác, chúng ta không thể đưa sản phẩm du lịch đến tay người tiêu dùng mà có thể đưa khách hàng đến nơi có sản phẩm du lịch để giúp họ


thỏa mãn nhu cầu thông qua việc tiêu dùng sản phẩm.

- Đối tượng khách hàng có nhu cầu không đồng nhất và khó định lượng: đối tượng khách hàng của du lịch rất đa dạng và phong phú. Mỗi khách hàng có một sở thích khác nhau, yêu thích các sản phẩm du lịch khác nhau tùy thuộc vào sở thích, tuổi tác, giới tính, tâm lý. Vì vậy, để có thể thu hút đông đảo lượng du khách đến ghé thăm, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương có điểm du lịch cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch để có thể thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của du khách.

1.1.1.3. Phân loại du lịch

- Căn cứ vào mục đích chuyến đi

+ Du lịch thiên nhiên: loại hình du lịch này hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức những phong cảnh đẹp và đời sống thực vật hoang dã. Những người đi du lịch trong nhóm này muốn tìm đến vẻ đẹp và đời sống hoang sơ của thiên nhiên.

+ Du lịch văn hóa: loại hình này thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của điểm đến. Những du khách này sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương.

+ Du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất. Đối với một số người khi được đồng hành với các thành viên của một nhóm xã hội trong các tour du lịch cũng làm họ thỏa mãn, hài lòng. Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ ở điểm đến. Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại này.

+ Du lịch hoạt động: loại hình du lịch này thu hút khách bằng một hoạt động xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ. Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của

Ngày đăng: 05/10/2023