ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHƯ HUYỀN
PHáP LUậT Về BảO Vệ TàI NGUYÊN DU LịCH ở VIệT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam - 2
- Những Vấn Đề Chung Về Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch
- Những Nội Dung Cơ Bản Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHƯ HUYỀN
PHáP LUậT Về BảO Vệ TàI NGUYÊN DU LịCH ở VIệT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THU HẠNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Như Huyền
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
DU LỊCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 7
1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ tài nguyên du lịch7
1.1.1. Tài nguyên du lịch 7
1.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên du lịch 13
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch 18
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch 18
1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch 20
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật bảo vệ tài nguyên du
lịch ở Việt Nam 35
Kết luận chương 1 43
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU
LỊCH Ở VIỆT NAM 44
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch 44
2.1.1. Những ưu điểm của pháp luật trong bảo vệ tài nguyên du lịch 44
2.1.2. Những hạn chế của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch 57
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch 66
2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ
tài nguyên du lịch 66
2.2.2 Những hạn chế trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên
du lịch 77
2.2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch 81
Kết luận chương 2 84
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
VIỆT NAM 85
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên
du lịch 85
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam 90
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch 90
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch 91
3.2.3. Hoàn thiện các quy chuẩn về tài nguyên du lịch 92
3.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các vi phạm pháp luật về tài nguyên du lịch 93
3.3. Một số giải pháp khác nhằm tăng hiệu quả bảo vệ tài nguyên
du lịch ở Việt Nam 95
3.3.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 95
3.3.2. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch 98
Kết luận chương 3 102
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cùng với sự phát triển của những ngành công nghiệp khác thì du lịch đã dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, là ngành mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế
- xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa lâu đời và giàu tiềm năng về du lịch. Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương.
Du lịch là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch chính là đối tượng, sức hút, động cơ thúc đẩy đi du lịch của du khách; là những nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển ngành Du lịch; là cơ sở để hình thành, phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch.
Thực tế tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các địa phương, các quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và đặc sắc, có mức tập trung cao, được quản lý, quy hoạch, khai thác, bảo vệ, tôn tạo hợp lý, có định hướng thì sẽ có ngành Du lịch phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. Ngược lại những quốc gia, vùng có nguồn tài nguyên đa dạng, đặc sắc nhưng không được quy hoạch, khai thác, bảo vệ… thì sẽ làm cho nguồn tài nguyên bị suy kiệt và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp. Hiện nay,
tài nguyên - môi trường du lịch của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang bị tác động tiêu cực bởi việc khai thác cho du lịch, phát triển kinh tế - xã hội làm cho các tài nguyên dần cạn kiệt và suy thoái dần, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành Du lịch cũng như các ngành kinh tế khác.
Do vai trò , ý nghĩa và sự cần thiết của tài nguyên du lịch đối với hoạt động phát triển du lịch như vậy nên việc bảo vệ tài nguyên du lịch là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay, đặc biệt khi những yêu cầu về phát triển du lịch bền vững được đặt lên hàng đầu trong các chính sách, chiến lược, chương trình hành động quốc gia về du lịch. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch chưa được quan tâm tương xứng với yêu cầu đặt ra hiện nay như: nhiều hoạt động thực tiễn chưa được Luật Du lịch điều chỉnh, nhiều vấn đề Luật đề cập không cụ thể, hoặc chưa phù hợp với thực tế. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch nước ta.
Mặt khác, có thể thấy du lịch muốn phát triển bền vững thì song song với nó luôn cần có sự tồn tại của các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và môi trường. Do đó mà sự phát triển của du lịch luôn có mối liên hệ mật thiết với tài nguyên và môi trường du lịch. Việc khai thác các tài nguyên du lịch và phát triển các hoạt động du lịch luôn gắn liền và có sự tác động qua lại với môi trường du lịch. Hiện nay, tài nguyên du lịch ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang bị những tác động tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, có nguy cơ giảm sút và suy thoái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch. Do vậy, để tăng cường vai trò của tài nguyên du lịch đòi hỏi Việt Nam cần từng bước nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong lĩnh vực du lịch. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch cần được xây dựng hoàn thiện, là khung pháp lý vững chắc để tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên du lịch hơn nữa.
Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình với mong muốn đóng góp những ý kiến để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên trên đất nước Việt Nam nói chung và bảo vệ tài nguyên du lịch của Việt Nam nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam” là một trong những đề tài khoa học mang tính nhân văn sâu sắc. Liên quan đến lĩnh vực tài nguyên du lịch đã được nhiều tác giả nghiên cứu, từ nghiên cứu lý luận cho đến nghiên cứu thực tiễn như:
- Trần Phong Bình, “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009.
- Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, “Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường (lấy ví dụ thành phố Vũng Tàu)”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị môi trường toàn quốc, Hà Nội, 2003.
- Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khán, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
- Vũ Tuấn Cảnh, “Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam với chiến lược quản lý tài nguyên và môi trường”, Tuyển tập Báo cáo Hội thảo lần thứ nhất về: “Đánh giá tác động môi trường”, Trung tâm Khoa học công nghệ và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, 6 - 7/6/1997.
- Phạm Trung Lương, “Điều tra nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch về tài nguyên thiên nhiên và môi trường - Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu”, Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch Hà Nội, 1996.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một số