Các Cam Kết Của Việt Nam Với Wto Trong Lĩnh Vực Thương Mại Hàng Hóa.

Minh bạch hóa chính sách

Tháng 8/1996, Việt Nam gửi tới Ban thư ký WTO bản “Bị vong lục về chế độ Ngoại thương Việt Nam” giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, thông tin chi tiết về các chính sách liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.

Ban công tác đã tổ chức 14 phiên họp từ tháng 7/1998 đến tháng 10/2006 tại trụ sở WTO để đánh giá tình hình chuẩn bị của Việt Nam và để Việt Nam có thể trực tiếp giải thích chính sách. Tại phiên đàm phán thứ 9 vào tháng 12/2004, Việt Nam đã đệ trình bản dự thảo lần đầu “Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO” để các bên thảo luận. Tháng 8/2001, Việt Nam chính thức đưa ra bản chào đầu về thuế quan và Bản chào đầu về dịch vụ.

Đàm phán song phương

Từ tháng 1/2002, Việt Nam tiến hành đàm phán song phương về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ với các nước quan tâm tới thị trường Việt Nam. Lúc đầu có khoảng hơn 40 thành viên yêu cầu đàm phán với Việt Nam. Tháng 10/2004 kết thúc đàm phán song phương với đối tác lớn nhất là EU. Khi kết thúc đàm phán song phương, Việt Nam tổng cộng phải hoàn tất đàm phán với 28 đối tác. Mỹ là nước cuối cùng kết thúc đàm phán với Việt Nam. Văn kiện kết thúc đàm phán với Mỹ được ký kết vào ngày 31/05/2006.

Đàm phán đa phương

Tổng cộng Việt Nam phải trải qua 14 phiên đàm phán chính thức với Ban Công tác. Phiên đầu tiên diễn ra vào các ngày 30-31/07/1998. Phiên cuối cùng diễn ra vào ngày 26/10/2006. Trong các phiên đàm phán này, về thương mại hàng hóa, Việt Nam đã đưa ra bốn bản chào về thuế quan. Về thương mại dịch vụ, Việt Nam đã đưa ra bản chào về các cam kết cụ thể trong dịch vụ lần đầu vào ngày 07/01/2002. Bản chào này sau đó còn được sửa đổi ba lần nữa. Trong quá

trình đàm phán, để đáp ứng các yêu cầu của đàm phán đa phương, Việt Nam đã có những nỗ lực vượt bậc nhằm hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách của mình phù hợp với các chuẩn mực của WTO. Tổng cộng Việt Nam đã sửa đổi và xây dựng mới 25 luật và pháp lệnh, trong đó có các đạo luật mới được ban hành, như Luật Cạnh tranh năm 2004, Pháp lệnh Chống bán phá giá năm 2004, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005…

Văn kiện gia nhập

Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO lần đầu tiên được dự thảo vào ngày 22/11/2004, sau đó được tiếp tục hoàn chỉnh vào ngày 19/10/2006. Tuy nhiên phải đợi đến phiên đàm phán đa phương lần thứ 14 vào ngày 26/10/2006, bộ văn kiện về việc Việt Nam gia nhập WTO mới được hoàn tất để trình lên Đại Hội đồng.

Xem xét, biểu quyết kết nạp

Ngày 07/11/2006, Đại Hội đồng họp tại Geneva xem xét và biểu quyết kết nạp Việt Nam trở thành Thành viên của WTO. Đại Hội đồng đã bỏ phiếu chính thức kết nạp Việt Nam là Thành viên của WTO. Sau lễ kết nạp, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã ký Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập WTO. Vào ngày 28/11/2006, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam. Ngày 12/12/2006, WTO nhận được thông báo của Việt Nam về việc chính thức phê chuẩn bộ văn kiện gia nhập.

Như vậy, kể từ ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.

3.2. Các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa.

Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên chúng ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế; cộng với việc kiên trì đàm phán nên cuối cùng WTO đã chấp nhận

cho chúng ta có thời gian chuyển đổi trong việc thực hiện một số cam kết đặc biệt trong lĩnh vực thương mại hàng hóa

3.2.1. Cam kết về thuế quan

3.2.1.1. Mức cam kết chung

Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế. Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm.

Bảng 1.1: Diễn giải mức thuế bình quân cam kết


Bình quân chung theo ngành

Thuế suất MFN

hiện hành (%)

Thuế suất cam kết khi gia nhập WTO (%)

Thuế suất cam kết vào cuối lộ trình (%)

Mức giảm so với thuế MFN

hiện hành (%)

Cam kết WTO

của Trung Quốc

Mức cắt giảm thuế chung tại vòng Uruguay

Nước phát triển

Nước đang phát triển

Nông Sản

23,5

25,2

21,0

10,6

16,7

Giảm 40%

Giảm 30%

Hàng công nghiệp


16,6


16,1


12,6


23,9


9,6

Giảm 37%

Giảm 24%

Chung toàn biểu

17,4

17,2

13,4

23,0

10,1



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá: thực trạng tác động và định hướng - 4

Nguồn: Tài liệu của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO ngày 26-10- 2006

Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô - xe máy...vẫn được duy trì được mức bảo hộ nhất định. Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn

mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất và phương tiện vận tải.

Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng bảo hộ nhạy cảm đối với nền kinh tế như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải, xi măng, vật liệu xây dựng.

Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử.

Bảng 1.2: Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính



Nhóm hàng mặt

Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập WTO (%)

Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO (%)

1. Nông sản

25,2

21,0

2. Cá, sản phẩm cá

29,1

18,0

3. Dầu khí

36,8

36,6

4. Gỗ, giấy

14,6

10,5

5. Dệt may

13,7

13,7

6. Da, cao su

19,1

14,6

7. Kim loại

14,8

11,4

8. Hóa chất

11,1

6,9

9. Thiết bị vận tải

46,9

37,4

10. Máy móc thiết bị cơ khí

9,2

7,3

11. Máy móc thiết bị điện

13,9

9,5

12. Khoáng sản

16,1

14,1

13. Hàng chế tạo khác

12,9

10,2

Cả biểu thuế

17,2

13,4

Nguồn: http://ww.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=12&id=2108

Về thuế xuất khẩu: Cam kết của Việt Nam hiện nay là giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen từ 35% xuống 17% trong 5 năm, giảm thuế phế liệu kim loại màu từ 45% xuống 22% trong 5 năm. Việt Nam không cam kết ràng buộc về thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng khác.

Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia: Việt Nam cam kết trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO, tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ chịu một mức thuế tuyệt đối tính theo lít của rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm. Đối với bia, trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ áp dụng một mức thuế suất phần trăm chung đối với bia, không phân biệt hình thức đóng gói, bao bì.

3.2.1.2. Cam kết về thuế đối với hàng nông nghiệp

Mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. Mức cam kết cắt giảm là 10,6% so với mức thuế MFN hiện hành (nếu tính theo mức thuế ngoài hạn ngạch của các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan), giảm 20% thuế nông sản so với mức MFN hiện hành (từ 23,5% xuống còn xấp xỉ 20% nếu tính theo mức thuế trong hạn ngạch). Nếu không tính đồ uống, rượu bia và thuốc lá thì mức cam kết giảm thuế nông sản giảm 18,2% so với mức thuế MFN hiện hành (từ 22% xuống 18%).

Mức độ giảm có sự khác nhau giữa các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm nhưng tổng quát chung là các sản phẩm chế biến hiện có mức thuế cao 40- 50% thì bị yêu cầu giảm nhiều hơn so với nông sản thô. Những nhóm hàng cụ thể phải giảm nhiều hơn là thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới (táo, lê, đào, nho, kiwi…)và quả có múi (cam, quýt). Các mặt hàng nông sản thô mà ta có khả năng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, ca cao, hạt điều…không giảm hoặc giảm rất ít.

Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, sẽ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà

Việt Nam đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao; thuế suất khi gia nhập của thuốc lá điếu là 150%, sau 3 năm giảm xuống mức cuối cùng là 135%; thuế suất khi gia nhập của xì gà cũng là 150% nhưng sau 5 năm phải cam kết giảm xuống còn 100%.

Bảng 1.3: Tổng hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng nông sản quan trọng



Cam kết với WTO


Mặt hàng

Thuế suất MFN (%)

Thuế suất khi gia

nhập (%)

Thuế suất cuối cùng

(%)

Thời gian thực hiện

1. Thịt bò

20

20

14

5 năm

2. Thịt lợn

30

30

15

5 năm

3. Sữa nguyên liệu

20

20

18

2 năm

4. Sữa thành phẩm

30

30

25

5 năm

5. Thịt chế biến

50

40

22

5 năm

6. Bánh kẹo (thuế suất bình quân)

39,3

34,4

25,3

3-5 năm

7. Bia

80

65

35

5 năm

8. Rượu

65

65

45-50

5-6 năm

9. Thuốc lá điếu

100

150

135

5 năm

10.Xì gà

100

150

100

5 năm

11.Thức ăn gia súc

10

10

7

2 năm

Nguồn: http://ww.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=12&id=2108


Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm: trứng, đường, muối, thuốc lá. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. Lộ trình thực hiện các cam kết thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp hầu hết là từ 3 đến 5 năm tức là sẽ bắt đầu giảm từ năm 2007 và hoàn thành cắt giảm vào các năm 2009- 2012 tùy theo sản phẩm, với mức giảm bằng nhau cho mỗi năm.

3.2.1.3. Cam kết về thuế đối với hàng công nghiệp

Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.

Bảng 1.4: Tổng hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng công nghiệp quan trọng



Cam kết với WTO


Mặt hàng

Thuế suất MFN(%)

Thuế suất khi gia

nhập(%)

Thuế suất cuối

cùng(%)

Thời gian thực hiện

- Xăng dầu

0-10

38,7

38,7


- Sắt thép (thuế suất bình quân)

7,5

17,7

13

5-7 năm

- Xi măng

40

40

32

2 năm

- Phân hoá học (thuế suất bình

quân)

0,7

6,5

6,4

2 năm

- Giấy (thuế suất bình quân)

22,3

20,7

15,1

5 năm

- Tivi

50

40

25

5 năm

- Điều hoà

50

40

25

3 năm

- Máy giặt

40

38

25

4 năm

- Dệt may (thuế suất bình quân)

37,3

13,7

13,7

Thực hiện ngay khi gia

nhập

- Giày dép

50

40

30

5 năm

- Xe ôtô con





+ Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy xăng

90

90

52

12 năm

+ Xe từ 2.500 cc trở lên, loại 2 cầu

90

90

47

10 năm

+ Dưới 2.500 cc và các loại khác

90

100

70

7 năm

- Xe tải





+ Loại không quá 5 tấn

100

80

50

10 năm

+ Loại thuế suất khác hiện hành 80

% 80

100

70

7 năm

+ Loại thuế suất khác hiện hành 60

% 60

60

50

5 năm

- Phụ tùng ôtô

20,9

24,3

20,5

3-5 năm

- Xe máy





+ Loại từ 800 cc trở lên

100

100

40

8 năm

+ Loại khác

100

95

70

7 năm

Nguồn: http://ww.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=12&id=2108

Với ô tô cũ Việt Nam cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.

Lộ trình thực hiện các cam kết thuế đối với hàng công nghiệp thường dài hơn đối với hàng nông nghiệp, thường là từ 5-7 năm. Đặc biệt có một số mặt hàng lộ trình thực hiện kéo dài đến 10-12 năm như xe ô tô con dung tích từ 2.500cc trở lên, xe tải loại không quá 5 tấn.

Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO, giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng với thời gian thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm.

Trong các Hiệp định trên, tham gia hiệp định công nghệ thông tin ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm.

Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hóa mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%. Hàng giày dép thuế suất cũng chỉ còn có 40% so với 50% theo ưu đãi MFN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022