khoản tiền gửi, khả năng chuyển đổi giữa các ḱ hạn,…đồng thời, khi đưa ra các mức lăi suất cho một khoản huy động nào đó, ngân hàng phải đảm bảo được lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của người vay vốn ngân hàng, và lợi ích của chính bản thân ngân hàng.
1.4. Dịch vụ tín dụng
Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm về tín dụng bán lẻ. Trong
luận văn của mình, học viên tiếp cận tín dụng bán lẻ theo quan điểm:
Tín dụng bán lẻ là hình thức cung cấp trực tiếp các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh có quy mô nhỏ cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, tín dụng hay còn goi là cho vay là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác trong đó bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn cụ thể và thường kèm theo lãi suất (theo wikipedia.org)
1.4.1. Đặc điểm, vai trò, phân loại dịch vụ tín dụng
a. Đặc điểm tín dụng bán lẻ
Đối tượng được cung cấp sản phẩm tín dụng bán lẻ rất rộng và số lượng khách hàng vô cùng lớn bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế nhưng giá trị các khoản vay thông thường nhỏ.
Chất lượng các thông tin tài chính của các khách hàng vay thông thường không cao. Đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình khó xác định, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa báo cáo tài chính thường không được kiểm toán
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hoạt động dịch vụ và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình - 1
- Phân tích hoạt động dịch vụ và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình - 2
- Các Hình Thức Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Bán Lẻ
- Vai Trò Của Của Dịch Vụ Thanh Toán Đối Với Ngân Hàng
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Ninh Bình
- Cơ Cấu Kỳ Hạn Huy Động Vốn Năm 2012 Và Tháng 06/2013
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với tín dụng bán lẻ có xu hướng cao hơn mức bình quân chung do các nhu cầu vay trung dài hạn cho mua nhà ở, đất ở, mua sắm tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn. Khách hàng vay thường không chủ động được kế hoạch hoá về dòng tiền , các nhu cầu vay thông thường có thời hạn trên 12 tháng.
Nhu cầu được cấp tín dụng bán lẻ phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ kinh tế , tăng
mạnh trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng tốt , thu nhập cao, chi tiêu cao và ngược
lai khi kinh tế suy thoái, cá nhân có xu hướng thắt chắt chi tiêu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh chóng thu hẹp sản xuất
Chi phí cho tín dụng bán lẻ lớn hơn mức chi bình quân chung do tín dụng bản lẻ có lượng khách hàng lớn, nên chi phí quản lý, chi phí hoạt động , do nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn cao nên tốn chi phí vốn cao.
Tín dụng bản lẻ có khả năng phân tán được rủi ro do số lượng khách hàng lớn, giá trị khoản vay nhỏ.
b. Vai trò tín dụng bán lẻ
Đối với nền kinh tế: Tín dụng bán lẻ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, góp phần giúp đỡ doanh nghiệp, doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế này trong GDP
Góp phần kích cầu tiêu dùng: Với những gói sản phẩm mua nhà ở, mua đất ở, mua sắm tài sản….phù hợp với khả năng chi trả của cá nhân kích thích người dân tăng chi tiêu, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư tăng năng lực sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Góp phần đẩy lùi tệ nạn tín dụng đen. Kênh tín dụng lẻ được khai thông, điều này giúp cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng có lái suất hợp lý, hạn chế tình trạng cho vay nặng lại ở nhiều nơi.
Đối với ngân hàng:
Đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo cho ngân hàng đa dạng hoá kinh doanh, mở rộng các phân khúc khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trưởng, phân tán rủi ro, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
Tín dụng bán lẻ đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng và đem
lại hiệu quả kinh doanh cao cho các ngân hàng.
Đối với khách hàng:
Phát huy tối đa nội lực khách hàng cá nhân , hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ
và vừa, khai thác tiềm năng về lao động, đất đai, hàng hoá máy móc nhà
xưởng…..một cách hợp lý nhất
Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí, từng bước đưa người dân tiếp cận đến với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đây tạo dựng thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân
c. Phân loại tín dụng bán lẻ
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hoá Tín dụng tiêu dùng
Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng:
Cho vay cá nhân Cho vay hộ gia đình
Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.4.2 Các hình thức tín dụng hiện nay
Hiện nay nguồn thu nhập lớn nhất của ngân hàng thương mại Việt Nam là thu nhập từ nghiệp vụ tín dụng. Tín dụng ngân hàng dưới các hình thức sau:
1. Cho vay:
Đây là loại cho vay mang hình thức một hợp đồng vay tiền, trong đó ngân hàng cam kết, giao dịch cho người vay một khoản tiền trong một thời gian nhất định và người vay cam kết trả ngân hàng một khoản tiền lãi theo lãi suất đã thoả thuận trên số tiền gốc. Đây là hình thức cho vay phổ biến đối với khách hàng của NHBL.
2. Tín dụng chấp nhận:
Tín dụng chấp nhận là việc khách hàng phát hành một kỳ phiếu mà trong đó ngân hàng đóng vai trò là người thu lệnh. Trong vai trò này ngân hàng không phải là người thiếu nợ, mà ngân hàng mượn uy tín của mình để khách hàng được vay vốn. Tín dụng chấp nhận liên quan đến thương phiếu. Trong hình thức tín dụng này, ngân hàng chấp nhận kỳ phiếu mà khách hàng lập cho mình với điều kiện khách hàng hoàn trả tiên vay khi thương phiếu tới hạn chi trả.
3. Tín dụng bảo lãnh:
Loại hình này cho vay cam kết bằng chữ ký của ngân hàng, bảo lãnh là loại tín dụng được áp dụng phổ biến. Nó sử dụng uy tín và sức mạnh tài chính của chính ngân hàng cam kết cùng khách hàng mà ngân hàng bảo lãnh để thực hiện một nghĩa vụ nào đó được quy định từ trước. Loại hình này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp chưa được đối tác tin tưởng nên nhờ ngân hàng bảo lãnh.
4. Tín dụng chứng từ:
Là một phương thức thanh toán quốc tế gồm 2 nội dung liên hoàn: tín dụng qua cam kết bằng chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng và phương pháp thanh toán theo thư tín dụng. Khi đơn vị nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phụ vụ mình mở một tín dụng cam kết sẽ thanh toán cho đơn vị xuất khẩu khi đơn vị này thực hiện đúng và đầy đủ những điều kiện đúng trong thư tín dụng, thì chính lúc này ngân hàng sẽ cấp cho đơn vị nhập khẩu một khoản tín dụng. Tín dụng chứng từ là một hình thức tín dụng buộc ngân hàng phải can thiệp bằng cách hỗ trợ cho một giao dịch không có chút lòng tin cần thiết nào giữa người cung cấp và khách hàng. Vì lợi ích của khách hàng và nhân danh ngân hàng, chủ ngân hàng hứa thanh toán giá cả cho người bán trong trường hợp các chứng từ nêu trong tín dụng sẽ được xuất trình đổi lấy sự thanh toán đó
5. Tín dụng dựa trên việc chiết khấu giấy tờ có giá:
Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn cho ngân hàng để nhận số tiền bằng mệnh giá giấy tờ có giá trừ đi lợi tức và hoa hồng chiết khấu. Đây là hình thức cho vay đối với các doanh nghiệp và chủ GTCG.
6. Tín dụng thuê mua:
Đây là một loại hình thức cho thê tài sản để khách hàng chuyên sử dụng vào một mục đích nhất định theo hợp đồng đã ký kết của người cho thuê sẽ bán lại tài sản chậm nhất là ngày kết thúc hợp đồng cho người thuê theo lời hứa đó gọi là thuê tài chính. Nếu trong hợp đồng không kèm lời hứa đó gọi là thuê đơn giản. Có 2 loại hình thuê mua đó là thuê tài chính và thuê hoạt động.
Thuê tài chính:
+ Thuê mua tiêu dùng: Cũng giống như một khoản tín dụng trả góp đối với khách hàng cá nhân, khách hàng chỉ làm chủ sở hữu tài sản sau khi việc trả góp tài sản đã hoàn thành.
+ Thuê mua doanh nghiệp là khoản tín dụng trả góp đối với doanh nghiệp. Tiền trả góp mỗi định kỳ thông thường bao gồm tiền khấu hoa tài sản và tiền lãi vay.
Thuê mua hoạt động:
Là một dàn xếp hợp đồng, nhờ đó một bên chấp nhận trả một khoản tiền thuê theo thoả thuận và được sử dụng tài sản thuộc sở hữu bên kia. Sau một thời gian thuê, khách hàng không phải mua tài sản này và nếu cần thì có thể ký hợp đồng thuê tiếp theo.
1.4.3. Phân loại nợ
Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về phân loại nợ. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng hoặc thời hạn thanh toán gốc và lãi vay, tổ chức tài chính tổ chức phân loại nợ thành 05 nhóm:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuần) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn
1.4.4. Rủi ro trong hoạt động tín dụng
Hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng là cho vay. Mỗi một hợp đồng cho vay (tín dụng) đều hàm chứa rủi ro tín dụng. Trong đó luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng tín dụng.
Rủi ro tín dụng là khả năng người đi vay không trả được nợ khi đến hạn
thanh toán đối với người cho vay.
Rủi ro là nguyên nhân dẫn đển việc các ngân hàng bị phá sản. Rủi ro tín dụng luôn tồn tại với hoạt động tín dụng, chúng ta không thể giảm nó xuống bằng không mà phải chấp nhận sự tồn tại của nó. Nhưng không có nghĩa là không quan tâm đến nó mà chúng ta cần có biện pháp để phòng ngừa hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Đánh giá rủi ro tín dụng là công việc cần thiết khi tiến hành xem xét một khoản vay. Mức độ rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và khách quan của mục đích vay vốn cũng như hoạt động của người vay vốn
Yếu tố khách quan:
Thường là những nhận định ban đầu và tổng quát về triển vọng của dự án
cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành công cao thì rủi ro tín dụng thấp và
ngược lại. Rủi ro tín dụng bao gồm:
+ Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ
+ Sự phát triển của mặt hàng liên quan: Nếu những mặt hàng liên quan đang ở giai đoạn phát triển thì khả năng kinh doanh cho mặt hàng hiện tại có khả năng thành công và ngược lại
+ Môi trường pháp lý: Luật doanh nghiệp, luật lao động, bảo hiểm cần được
quan tâm
Yếu tố chủ quan:
+ Xem xét đến uy tín, khả năng trả nợ đúng hạn của bên đi vay. Yếu tố này được nghiên cứu chủ yếu dựa trên những số liệu kế toán của bên đi vay
+ Hiệu quả hoạt động của bên đi vay: Kết quả kinh doanh hàng quý,hàng năm
+ Tính thanh khoản : khả năng huy động tiền mặt, khả năng tài chính của bên đi vay: tỷ lệ vốn vay / vốn tự có cao hay thấp
+ Lịch sử đi vay: Nếu hiện tại, bên đi vay có những khoản vay khác và có những khoản vay tín dụng quá hạn nhưng chưa được thanh toán hoặc các khoản vay đã được thanh toán nhưng thường quá hạn chi trả....thì độ tin cậy của bên đi vay là không tốt, và việc cho vay đối với những đối tượng này có rủi ro cao
1.5. Nội dung dịch vụ thanh toán
Đây là dịch vụ cơ bản quan trọng và đóng vai trò then chốt trong hoạt động cung ứng dịch vụ của NHTM đối với khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng.
1.5.1. Các loại dịch vụ thanh toán của ngân hàng: a .Dịch vụ thanh toán trong nước
Phát hành và thanh toán séc trong nước.
Séc là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.
Uỷ nhiệm thu
Là lệnh của người chuyển tiền để ghi có tài khoản của người thụ hưởng tại
ngân hàng hưởng và trích nợ tài khoản của người chuyển tiền tại ngân hàng phát lệnh. Hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu phải có thoả thuận thanh toán giữa người thụ hưởng và người chuyển tiền, thoả thuận này phải được thông báo bởi người thụ hưởng tới ngân hàng hưởng.
Uỷ nhiệm chi
Là lệnh của người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng trích nợ tài khoản của người chuyển tiền tại ngân hàng phát lệnh và ghi có tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng hưởng.
b. Dịch vụ thanh toán nước ngoài
Chuyển tiền ra nước ngoài:
Chuyển tiền bằng điện SWIFT là hình thức thanh toán trong đó người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng.
Chuyển tiền bằng phát hành hối phiếu ngân hàng: ngân hàng phục vụ người chuyển tiền ký phát theo yêu cầu của khách hàng để chỉ định ngân hàng ở nước ngoài chi trả cho người hưởng một khoản thanh toán được bảo đảm, người thụ hưởng được bảo đảm chắc chắn hối phiếu sẽ được thanh toán khi xuất trình.
Chuyển tiền đến từ nước ngoài:
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối: Đây là một dịch vụ chuyển tiền khá an toàn và thuận tiện, khách hàng có thể mở tài khoản để nhận tiền hoặc nhận tiền theo chứng minh thư hoặc thông qua các công ty chuyên cung cấp dịch vụ chuyển tiền như Western Uninon… Với dịch vụ này, ngân hàng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng. Từ đó mang lại thu nhập cho ngân hàng qua việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi, thu phí chuyển tiền, cung cấp các dịch vụ đi kèm và sản phẩm trọn gói như: phát hành thẻ, gửi tiết kiệm ngoại tệ…
Dịch vụ nhận séc nhờ thu do ngân hàng nước ngoài phát hành: NHTM triển khai dịch vụ nhờ thu séc do một cá nhân, tổ chức hay ngân hàng nước ngoài phát hành cho các cá nhân là người hưởng trên séc. Người thụ hưởng séc nhận được séc