Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Wto Về Thương Mại Hàng Hóa

II. CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA‌

2.1. Khái niệm thương mại hàng hóa

Thương mại hàng hóa là việc trao đổi, mua bán, cung ứng, kinh doanh hàng hóa và xúc tiến thương mại nhằm mục đích sinh lợi.

Để dễ hiểu hơn, người ta thường định nghĩa thương mại hàng hóa bằng việc phân biệt thương mại hàng hóa với thương mại dịch vụ. Nếu như đối tượng mua bán trong thương mại hàng hóa là hàng hóa - tức là các sản phẩm hữu hình thì trong thương mại dịch vụ, đối tượng mua bán lại là dịch vụ - tức là các sản phẩm vô hình. [2]

2.2. Các nguyên tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hóa

2.2.1. Thương mại không phân biệt đối xử

Nguyên tắc không phân biệt đối xử được thực hiện thông qua hai chế độ là chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN) và chế độ đối xử quốc gia (NT). Trong thương mại hàng hóa thì MFN và NT được áp dụng tương đối toàn diện và triệt để.

Đối xử tối huệ quốc (MFN)

Đối xử tối huệ quốc có nghĩa là dành sự ưu đãi như nhau cho mọi đối tác. Nói cách khác, nếu một thành viên dành ưu đãi cho một thành viên khác, như áp dụng mức thuế thấp cho một sản phẩm nhập khẩu nào đó, hay dành cho một sự miễn trừ nào đó, thì ngay lập tức và không điều kiện các thành viên khác cũng sẽ được hưởng sự ưu đãi đó. Đây là nguyên tắc bao trùm mọi Hiệp định của WTO.

Đối xử quốc gia (NT)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đối xử quốc gia có nghĩa là phải có sự đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa.

Một số ngoại lệ

Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá: thực trạng tác động và định hướng - 3

Các trường hợp ngoại lệ điển hình về phân biệt đối xử được GATT và các hiệp định của WTO cho phép gồm:

+ Điều XIV của GATT về “Các ngoại lệ đối với qui tắc không phân biệt đối xử” cho phép phân biệt đối xử trong một số trường hợp liên quan đến áp dụng các hạn chế định lượng nhập khẩu;

+ Dựa vào “điều khoản được phép” (Enabling Clause) các nước công nghiệp phát triển đã dành cho hầu hết các nước đang phát triển Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), một loại ưu đãi thông qua giảm thuế đơn phương của nước công nghiệp cho hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, không yêu cầu có đi có lại;

+ Theo Hiệp định về các Biện pháp Tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định Chống bán phá giá, trong trường hợp diễn ra thương mại không lành mạnh từ phía nước xuất khẩu, một nước nhập khẩu có thể gia tăng các rào cản thương mại (như tăng thuế và áp dụng hạn ngạch) đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước xuất khẩu đó;

+ Ngoài ra còn một số ngoại lệ khác được qui định trong các hiệp định khác nhau như cho phép áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với nhập khẩu nông sản, phân biệt đối xử trong cấp hạn ngạch dệt may trong Hiệp định Dệt may, ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển…

+ Qui tắc của WTO về mua sắm của Chính phủ được xem là một ngoại lệ điển hình của nguyên tắc đối xử quốc gia.

2.2.2. Tự do hóa thương mại

WTO là một tổ chức thương mại nhiều bên, chủ trương các nước thành viên mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa thương mại.

Cấm áp dụng hạn chế định lượng xuất nhập khẩu

Các nước thành viên chỉ có thể thông qua thuế quan để bảo hộ các doanh nghiệp nội địa, còn các biện pháp bảo hộ như hạn ngạch nhập khẩu và

chế độ cấp giấy phép đều bị WTO cấm. Tuy nhiên, WTO cũng cho phép trong bốn trường hợp sau đây có thể sử dụng biện pháp hạn chế định lượng:

+ Thực hiện sự hạn chế nhằm bảo vệ thị trường sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp;

+ Thực hiện sự hạn chế nhằm bảo vệ thanh toán quốc tế của nước mình;

+ Thực hiện sự hạn chế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước thành viên không phát triển;

+ Thực hiện sự hạn chế định lượng theo quy định của hiệp định nhằm thực thi biện pháp bảo vệ. Khi sử dụng sự hạn chế định lượng, cần tuân theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Cắt giảm và ràng buộc thuế quan

Các nước sau khi gia nhập WTO, không được tăng thuế nhập khẩu lên cao hơn mức đã ràng buộc ở Biểu cam kết thuế. Trên cơ sở này dựa theo tinh thần ưu đãi cùng có lợi, thuế quan của các nước thành viên ký kết hiệp định không ngừng cắt giảm, giảm thấp, đặc biệt cần cắt giảm, giảm thấp những thuế quan cao cản trở xuất nhập khẩu hàng hóa. WTO quy định bản cắt giảm thuế quan đạt được dựa trên cơ sở ưu đãi lẫn nhau sau các cuộc đàm phán nhiều bên có sức ràng buộc với các thành viên, bất kỳ một nước thành viên nào đều không có quyền đơn phương sửa đổi, một thành viên nào đó trong tình hình đặc biệt cần nâng cao thuế quan nước mình thì cần phải tiến hành đàm phán và hiệp thương với các thành viên có liên quan, và có sự bồi thường tương ứng.

2.2.3. Thương mại công bằng

Trợ cấp

Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và các ngành sản xuất:

+ Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (bảo lãnh cho các khoản vay);

+ Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ưu đãi thuế, tín dụng);

+ Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);

+ Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ.

Trợ cấp có thể chia làm 3 loại với quy chế áp dụng khác nhau:

+ Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ) là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.

Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu.

+ Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh) là hình thức trợ cấp mà các nước thành viên có thể áp dụng mà ko bị các thành viên khác khiếu kiện.

Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào và tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan;

Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt) gồm các loại trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty tổ chức tiến hành, trợ cấp cho các khu vực khó khăn và trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới.

+ Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng) bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO [24]

Bán phá giá

Bán phá giá hàng hóa là hoạt động mang sản phẩm của một nước sang bán ở một nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường

của sản phẩm đó (hay sản phẩm tương tự như sản phẩm đó) khi bán cho người tiêu dùng ở thị trường nội địa nước xuất khẩu.

Trong đó, giá trị thông thường là giá của hàng hóa được bán theo một quy trình thương mại thông thường, nghĩa là giá bán phải có lãi và phải có một lượng xuất khẩu đủ lớn. Sản phẩm tương tự là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống hệt hoặc có các đặc tính gần giống với sản phẩm đang được xem xét.

2.2.4. Chính sách minh bạch

Để hướng tới tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán trong hệ thống thương mại đa phương, WTO yêu cầu các Thành viên phải thực thi các biện pháp để đảm bảo tính minh bạch trong hệ thống kinh tế cũng như thương mại của mình. Môi trường kinh doanh như vậy giúp doanh nghiệp định hướng một cách hiệu quả chiến lược kinh doanh trong tương lai, khích lệ họ đầu tư. Để thực hiện nguyên tắc này, WTO yêu cầu các Thành viên phải thực thi các biện pháp:

Chính phủ các Thành viên phải công bố công khai và phải đảm bảo công chúng cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể tiếp cận dễ dàng các chính sách, các qui định, luật lệ và thông tin liên quan đến ngoại thương;

Thành lập các cơ quan có thẩm quyền để rà soát các quyết định hành chính có ảnh hưởng đến thương mại; xem xét các yêu cầu và kiến nghị của các Thành viên khác;

Các thành viên phải đảm bảo sự phù hợp giữa luật lệ và chính sách của mình với các hiệp định của WTO;

Nguyên tắc minh bạch là rất cần thiết cho việc thực thi các cam kết, cho việc trao đổi thông tin trong WTO. Ngoài ra nó còn giúp nâng cao quyền lực của WTO đối với các thành viên. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam cam kết đảm bảo tính minh bạch của những biện pháp, chính sách và luật lệ của mình liên quan đến thương mại.

2.2.5. Các ngoại lệ chung

WTO cho phép các nước được phép áp dụng bất kỳ biện pháp nào nhằm:

Bảo vệ đạo đức và trật tự xã hội;

Bảo vệ sức khoẻ con người, động vật, thực vật;

Bảo vệ tài sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ;

Bảo vệ an ninh quốc gia.

2.3. Các hiệp định đa phương về thương mại hàng hóa

Hiệp định đa phương là những Hiệp định mà mọi Thành viên của WTO có nghĩa vụ phải thi hành và không có ngoại lệ. Trong khuôn khổ WTO đưa ra 13 hiệp định về thương mại hàng hóa gồm:

1. Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994);

2. Hiệp định Nông nghiệp;

3. Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật;

4. Hiệp định về Hàng dệt và May mặc;

5. Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại;

6. Hiệp định về các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại;

7. Hiệp định về việc Thực hiện Điều VI của Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá);

8. Hiệp định về việc Thực hiện Điều VII của Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (Hiệp định Xác định Trị giá Hải quan);

9. Hiệp định về Giám định trước khi gửi hàng;

10. Hiệp định về Qui tắc xuất xứ;

11. Hiệp định về các Thủ tục cấp phép nhập khẩu;

12. Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng;

13. Hiệp định về các Biện pháp tự vệ.

III. SỰ GIA NHẬP VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA‌

3.1. Sự gia nhập của Việt Nam vào WTO

3.1.1. Bối cảnh thế giới khi Việt Nam đàm phán gia nhập WTO

Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI với những bước phát triển thần kỳ của kinh tế thế giới nói riêng và thế giới nói chung. Thế giới chuyển đổi từ đối đầu sang đối thoại, biệt lập sang hợp tác. Toàn cầu hóa đã trở thành quy luật khách quan lôi cuốn hầu hết các nước tham gia, và đặc biệt cuộc Cách mạng khoa học công nghệ mới diễn ra từ những năm 70 của thập kỷ XX đã tác động tới mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước, đưa nhân loại tiến vào ngưỡng cửa của một thời đại mới - đó là thời đại của trí tuệ và công nghệ thông tin, nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế không thể đi ngược xu hướng này. Hơn bao giờ hết, thương mại quốc tế đang vận động theo quy luật, đi theo xu hướng của mình dưới tác động của xu hướng chung của toàn thế giới.

Tốc độ và quy mô phát triển của thương mại quốc tế ngày càng nhanh. Một trong những lý do dẫn tới sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế đó là sự phân công lao động giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc. Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ diễn ra đối với sản phẩm hoàn chỉnh mà còn với cả các chi tiết của sản phẩm, các yếu tố đầu vào, đầu ra của nhiều ngành sản xuất. Nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia đều phụ thuộc vào thương mại quốc tế.

Ngày nay tự do hóa đang là xu thế chính của thương mại quốc tế và tác động đến tất cả các nước, nhưng trước hết là những nước gần gũi với nhau về mặt địa lý, hình thành nên những khối liên kết kinh tế quốc tế mang tính chất khu vực. Cho đến nay trên thế giới có khoảng 32 liên kết kinh tế khu vực với sự tham gia của trên 150 nước và vùng lãnh thổ, dưới các hình thức như: khu

vực mậu dịch tự do, đồng minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế, liên minh tiền tệ…Một số khối liên kết kinh tế thế giới tiêu biểu như AFTA, NAFTA, EU…Cao hơn quá trình hình thành các khu vực, các khối thương mại tự do, thương mại quốc tế đang trong quá trình toàn cầu hóa.

Năm 1947, khi mới thành lập, GATT chỉ có 23 nước thành viên. Đến năm 1960, số thành viên của GATT là 34 nước. Năm 1995, khi GATT được thay thế bằng WTO, số thành viên lúc đó là 132 nước, đến nay (tháng 4/2009) đã có 153 thành viên.

Với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các tổ chức trên thì các luật lệ, quy định của nó có phạm vi điều tiết toàn cầu. Các nước muốn tham gia vào các tổ chức mang tính toàn cầu này thì phải thay đổi, điều chỉnh những luật lệ, thể chế kinh tế của mình phù hợp với các quy định chung của các tổ chức đó. Vì vậy, các quan hệ thương mại giữa các nước chủ yếu được điều tiết bởi các nguyên tắc, quy định của các tổ chức thương mại khu vực hoặc toàn cầu. Điều này, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình toàn cầu hóa của thương mại quốc tế.

3.1.2. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam

Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam đã trải qua các giai đoạn sau:

Nộp đơn xin gia nhập

Đồng thời với việc tham gia Hiệp hội ASEAN vào tháng 7/1995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn ASEM vào tháng 11/1998, Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào tổ chức Thương mại Thế giới. Ngày 01/01/1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. Ngày 04/01/1995 WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của Tổ chức này.

Đại Hội đồng thành lập Ban Công tác

Ngày 31/01/1995, Ban Công tác được thành lập. Đại sứ Seung Ho (Hàn Quốc) làm chủ tịch Ban Công tác trong giai đoạn 1998-2004, và Đại sứ Eirik Glene (Na Uy) làm chủ tịch Ban Công tác giai đoạn 2005-2006.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí