Kiểm Định Giả Thuyết H 04 : Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Không Ảnh Hưởng


thỏa mãn được nhu cầu học tập, nghiên cứu nên mức độ hài lòng của sinh viên tăng lên.

Nếu lý giải theo cách này thì cần điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng: rút ngắn giai đoạn đại cương, tăng cường kiến thức giai đoạn chuyên ngành, tạo điều kiện để sinh viên tiếp xúc thực tế là cách tốt nhất để tăng mức độ hài lòng của sinh viên.

4.4.4 Kiểm định giả thuyết H04: Kết quả học tập của sinh viên không ảnh hưởng

đến sự hài lòng đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN

Bảng 4.26: Mối liên hệ giữa kết quả học tập và sự hài lòng của sinh viên


Xếp loại học tập của sinh viên

Hài lòng với hoạt động đào tạo và môi trường học tập


Tổng

Hoàn toàn

không đồng ý

Không

đồng ý

Không

có ý kiến

Đồng ý

Hoàn toàn

đồng ý

Kém Yếu TB

Số

lượng

1

6

38

90

32

167

%

.6%

3.6%

22.8%

53.9%

19.2%

100.0%

TB -

khá

Số

lượng

6

27

87

150

49

319

%

1.9%

8.5%

27.3%

47.0%

15.4%

100.0%

Khá Giỏi

XS

Số

lượng

2

18

63

192

37

312

%

.6%

5.8%

20.2%

61.5%

11.9%

100.0%

Tổng

Số

lượng

9

51

188

432

118

798

%

1.1%

6.4%

23.6%

54.1%

14.8%

100.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 11

Kiểm định Chi – Square cho giá trị p – value = 0.008 < 0.01 (phụ lục 5.6)

bác bỏ giả thuyết H04: Kết quả học tập của sinh viên có ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN ở mức ý nghĩa = 0.01. Trong đó, do số lượng sinh viên có học lực yếu, kém quá ít nên ta nhóm đối tượng sinh viên này vào chung với các sinh viên có học lực trung bình. Tương tự, ta gộp chung nhóm đối tượng sinh viên giỏi và xuất sắc vào chung nhóm sinh viên có học lực khá. Với cách mã hóa lại biến (recode) như thế thì sẽ cho kết quả kiểm định có độ tin cậy cao hơn. Theo kết quả tại bảng 4.26 ta thấy các sinh viên có xếp loại kết quả học tập cao có mức độ hài lòng đối với hoạt động đào tạo của trường cao hơn.


4.4.5 Kiểm định giả thuyết H05: Hộ khẩu thường trú của sinh viên trước khi nhập trường không liên quan đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN

Bảng 4.27: Mối liên hệ giữa hộ khẩu thường trú và sự hài lòng của sinh viên


Hộ khẩu thường trú

Hài lòng với hoạt động đào tạo và môi trường học tập


Tổng

Hoàn toàn không đồng ý

Không

đồng ý

Không có ý kiến


Đồng ý

Hoàn toàn

đồng ý

Các tỉnh khác

Số lượng

8

29

151

297

90

575

%

1.4%

5.0%

26.3%

51.7%

15.7%

100.0%

Thành phố

Số lượng

1

22

37

135

28

223

%

.4%

9.9%

16.6%

60.5%

12.6%

100.0%

Tổng

Số lượng

9

51

188

432

118

798

%

1.1%

6.4%

23.6%

54.1%

14.8%

100.0%


Kiểm định Chi – Square cho giá trị p – value = 0.002 < 0.01 (phụ lục 5.7)

bác bỏ giả thuyết H05. Kết quả này cho thấy nơi ở thường trú của sinh viên trước khi nhập trường có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN ở mức ý nghĩa = 0.01

Theo bảng 4.27 ta thấy được có một sự khác biệt rò rệt giữa cách đánh giá giữa sinh viên thành thị và sinh viên nông thôn:

Không hài lòng: Sinh viên thành thị (10.3%) lớn hơn sinh viên nông thôn (6.4%). Điều này có thể giải thích dựa vào điều kiện sinh sống và học tập của sinh viên trước đó. Vì những sinh viên này phải sinh sống tại một nơi chưa phát triển về kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng cho nên việc học tập cũng không được đầy đủ và thuận lợi như các sinh viên thành thị. Khi sinh viên này có cơ hội tiếp xúc với môi trường học tập tại một thành phố lớn đương nhiên sinh viên sẽ thấy môi trường mới tốt hơn vì vậy số lượng không hài lòng sẽ thấp hơn.


Không có ý kiến: Sinh viên thành thị (16.6%) nhỏ hơn sinh viên nông thôn (26.3%). Cũng xuất phát từ điều kiện sống và học tập của sinh viên, khi những sinh viên nông thôn đi học tại thành phố thì thường gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, việc học của họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố như: chỗ ở, chi tiêu hàng tháng, học phí, tiền sách vở… Chính vì vậy mà những sinh viên này không tập trung nhiều vào việc học cũng như không có những đòi hỏi cao đối với nhà trường, họ dễ dàng chấp nhận với những gì mà mình hiện có. Con số 26.3% sinh viên nông thôn không có ý kiến cho thấy rằng hoạt động đào tạo và học tập tại trường ĐH KHTN đối với những sinh viên này là chấp nhận được trong khi sinh viên thành thị thì luôn có những ý kiến rò ràng và số không có ý kiến chỉ chiếm 16.6%.

Hài lòng: Sinh viên thành thị (73.1%) lớn hơn sinh viên nông thôn (67.4%). Đối với những sinh viên thành thị, từ nhỏ họ lớn lên trong một điều kiện vật chất tốt nhất, được học trong những ngôi trường đào tạo có chất lượng và họ thường được gia đình chu cấp về mọi mặt. Chính vì vậy nên họ ít bị những yếu tố ngoại cảnh tác động mà chỉ việc đầu tư học tập. Những sinh viên này có những đòi hỏi cao và luôn có những đánh giá rò ràng về chất lượng đào tạo của nhà trường, họ cũng ý thức được rằng hoạt động giáo dục giúp cho họ phát triển nhiều hơn so với những sinh viên nông thôn. Con số 73.1% sinh viên thành thị hài lòng với hoạt động đào tạo của trường đã khẳng định được những kỳ vọng của họ được đáp ứng tốt tại trường ĐH KHTN.

4.4.6 Kiểm định giả thuyết H06: Không có mối liên hệ giữa sự hài lòng của sinh viên với việc lựa chọn lại ngành mà sinh viên đang học

Kết quả kiểm định Chi – Square cho thấy p - value = 0.000 < 0.01 (phụ lục 5.8) Bác bỏ giả thuyết H06. Điều này có ý nghĩa rằng một khi sinh viên hài lòng về hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN thì khả năng sinh viên sẽ chọn lại ngành mình đang học ở mức độ tương đối cao. Cụ thể là trong 550 sinh viên hài lòng cao về hoạt động đào tạo của trường thì sẽ có 396 sinh viên (chiếm 72%) đồng ý khi được hỏi: “Nếu được chọn lại bạn sẽ lại chọn ngành mình đang học?” (theo


bảng 4.28). Trong đó, sự hài lòng của sinh viên được mã hóa lại theo các mức đánh giá của thang Likert như sau: Không hài lòng (mức 1 và mức 2), Hài lòng trung bình (mức 3) và Hài lòng cao (mức 4 và mức 5)

Bảng 4.28: Mối liên hệ giữa sự hài lòng của sinh viên với việc lựa chọn lại

ngành học của sinh viên

Hài lòng với hoạt động đào tạo và môi trường học tập

Sẽ lựa chọn lại ngành đang học


Tổng

Hoàn toàn không

đồng ý

Không

đồng ý

Không

có ý kiến

Đồng ý

Hoàn toàn

đồng ý

Không hài lòng

Số lượng

12

13

9

14

12

60

%

20.0%

21.7%

15.0%

23.3%

20.0%

100.0%

Hài lòng trung bình

Số lượng

17

39

52

55

25

188

%

9.0%

20.7%

27.7%

29.3%

13.3%

100.0%


Hài lòng cao

Số lượng

37

38

79

225

171

550

%

6.7%

6.9%

14.4%

40.9%

31.1%

100.0%


Tổng

Số lượng

66

90

140

294

208

798

%

8.3%

11.3%

17.5%

36.8%

26.1%

100.0%


Bảng 4.29: Kết quả lựa chọn lại ngành học và sự hài lòng của sinh viên

theotừng ngành


Ngành


Mức độ

Sẽ lựa chọn lại ngành đang học

Hài lòng với hoạt

động đào tạo và môi trường học tập

Số lượng

%

Số lượng

%


Toán - Tin

Hoàn toàn không đồng ý

10

6.0%

1

0.6%

Không đồng ý

24

15.1%

5

3.1%

Không có ý kiến

28

17.6%

40

25.2%

Đồng ý

68

42.8%

91

57.2%

Hoàn toàn đồng ý

29

18.2%

22

13.8%

Tổng

159

100.0%

159

100.0%


CNTT

Hoàn toàn không đồng ý

10

6.3%

0

0.0%

Không đồng ý

8

5.0%

4

2.5%

Không có ý kiến

21

13.1%

24

15.0%

Đồng ý

61

38.1%

98

61.2%

Hoàn toàn đồng ý

60

37.5%

34

21.2%

Tổng

160

100.0%

160

100.0%




Ngành


Mức độ

Sẽ lựa chọn lại ngành đang học

Hài lòng với hoạt động đào tạo và môi trường học tập

Số lượng

%

Số lượng

%


Vật Lý

Hoàn toàn không đồng ý

13

8.1%

0

0.0%

Không đồng ý

16

10.0%

11

6.9%

Không có ý kiến

30

18.8%

32

20.0%

Đồng ý

55

34.4%

88

55.0%

Hoàn toàn đồng ý

46

28.8%

29

18.1%

Tổng

160

100.0%

160

100.0%


KHMT

Hoàn toàn không đồng ý

20

12.6%

6

3.8%

Không đồng ý

28

17.6%

16

10.1%

Không có ý kiến

39

24.5%

56

35.2%

Đồng ý

47

29.6%

64

40.3%

Hoàn toàn đồng ý

25

15.7%

17

10.7%

Tổng

159

100.0%

159

100.0%


CNSH

Hoàn toàn không đồng ý

13

8.1%

2

1.2%

Không đồng ý

14

8.8%

15

9.4%

Không có ý kiến

22

13.8%

36

22.5%

Đồng ý

63

39.4%

91

56.9%

Hoàn toàn đồng ý

48

30.0%

16

10.0%

Tổng

160

100.0%

160

100.0%


Ngoài ra kết quả tại bảng 4.29 cho thấy rò sự lựa chọn lại ngành học của sinh viên theo từng ngành có liên quan đến sự hài lòng của sinh viên đối với ngành đó. Cụ thể như sau:


Ngành học

Sẽ lựa chọn lại ngành đang học

Hài lòng với hoạt động đào tạo và môi trường học tập

CNTT

75.6%

82.4%

CNSH

69.4%

66.9%

Vật lý

63.2%

73.1%

Toán – Tin

61.0%

71.0%

KHMT

45.3%

51.1%


Theo kết quả này thì ngành Công nghệ Thông tin vẫn là ngành được lựa chọn lại cao nhất và cuối cùng vẫn là ngành Khoa học Môi trường giống như kết quả tại bảng 4.24. Các ngành Công nghệ Sinh học, Vật lý, Toán – Tin cũng có số lượng sinh viên lựa chọn lại gần với số lượng sinh viên hài lòng. Kết quả này cho thấy được các ngành đào tạo của nhà trường đã tạo được một sự tin cậy nhất định trong lòng sinh viên, đây chính là yếu tố tạo nên thương hiệu của trường: Sự hài lòng của sinh viên đối với nhà trường càng cao thì thương hiệu của nhà trường càng được khẳng định.

4.4.7 Kiểm định giả thuyết H07: không có sự liên quan giữa sự hài lòng của sinh viên đối với mức độ tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường

Kết quả kiểm định Chi – Square cho thấy p - value = 0.000 < 0.01 (phụ lục 5.9) Bác bỏ giả thuyết H07. Điều này có ý nghĩa sự tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường của sinh viên phụ thuộc vào sự hài lòng đối với hoạt động đào tạo của nhà trường. Theo kết quả trình bày trong bảng 4.30 thì trong 549 sinh viên hài lòng về hoạt động đào tạo của trường thì sẽ có 325 sinh viên tự tin về khả năng tìm việc của mình (chiếm 59.2%).

Bảng 4.30: Mối liên hệ giữa sự hài lòng của sinh viên với mức độ tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường


Hài lòng với hoạt động đào tạo và môi trường học tập

Mức độ tự tin về khả năng tìm việc


Tổng

Hoàn toàn không

đồng ý

Không

đồng ý

Không

có ý kiến

Đồng ý

Hoàn toàn

đồng ý

Không hài lòng

Số lượng

7

13

24

15

1

60

%

11.7%

21.7%

40.0%

25.0%

1.7%

100.0%

Hài lòng trung bình

Số lượng

5

46

82

44

10

187

%

2.7%

24.6%

43.9%

23.5%

5.3%

100.0%

Hài lòng cao

Số lượng

11

64

149

261

64

549

%

2.0%

11.7%

27.1%

47.5%

11.7%

100.0%

Tổng

Số lượng

23

123

255

320

75

796


%

2.9%

15.5%

32.0%

40.2%

9.4%

100.0%


Bảng 4.31: Mức độ tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường theo từng ngành học


Ngành học

Mức độ tự tin về khả năng tìm việc


Tổng

Hoàn toàn

không đồng ý

Không

đồng ý

Không có ý kiến

Đồng ý

Hoàn

toàn đồng ý

Toán - Tin

Số lượng

6

32

42

64

16

160

%

3.8%

20.0%

26.3%

40.0%

10.0%

100.0%

CNTT

Số lượng

0

6

26

97

30

159

%

.0%

3.8%

16.4%

61.0%

18.9%

100.0%

Vật lý

Số lượng

4

25

64

57

10

160

%

2.5%

15.6%

40.0%

35.6%

6.3%

100.0%

KHMT

Số lượng

6

35

54

55

10

160

%

3.8%

21.9%

33.8%

34.4%

6.3%

100.0%

CNSH

Số lượng

7

26

69

48

9

159

%

4.4%

16.4%

43.4%

30.2%

5.7%

100.0%

Tổng

Số lượng

23

124

255

321

75

798

%

2.9%

15.5%

32.0%

40.2%

9.4%

100.0%

Tuy nhiên khi thực hiện phân tích theo từng ngành (bảng 4.31) thì kết quả cho thấy chỉ những sinh viên ngành Công nghệ Thông tin mới thực sự tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường với những kiến thức mà sinh viên có được từ khóa học (79.9%). Cũng theo kết quả phân tích từ bảng 4.31, ta thấy nhóm ngành có số lượng sinh viên tự tin thấp về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường (Vật lý, KHMT, CNSH) chính là những ngành mà sinh viên cho rằng mức độ không phù hợp giữa lý thuyết và thực hành của ngành đó cao (theo bảng 4.9).

Ngành học

Mức độ tự tin về khả năng tìm việc

Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành không phù hợp với ngành học

CNTT

79.90%

20.00%

Toán – Tin

50.00%

28.10%

Vật lý

41.90%

46.80%

KHMT

40.70%

53.10%

CNSH

35.90%

36.90%

Kết quả này lại một lần nữa khẳng định tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành của các ngành Vật lý, Khoa học Môi trường và Công nghệ Sinh học là chưa phù hợp và cần có một sự điều chỉnh thích hợp giúp các ngành này sát với thực tiễn


hơn nhằm đáp ứng được kỳ vọng của sinh viên và nâng cao chất lượng của hoạt

động đào tạo tại trường.

4.5 Tổng hợp kết quả

Thông qua các phân tích và nhận xét trong chương 4, ta có thể tóm lại các kết quả nghiên cứu như sau:

Có sự khác nhau về sự hài lòng đối với hoạt động đào tạo theo giới tính tại trường ĐH KHTN với mức ý nghĩa = 0.01

Có sự khác nhau giữa các ngành học về sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt

động đào tạo tại trường ĐH KHTN với mức ý nghĩa = 0.01

Có sự khác nhau về sự lài lòng đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN theo năm học của sinh viên với mức ý nghĩa = 0.01

Kết quả học tập của sinh viên có ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN với mức ý nghĩa = 0.01

Hộ khẩu thường trú của sinh viên trước khi nhập trường liên quan đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN với mức ý nghĩa = 0.01

Có mối liên hệ giữa sự hài lòng của sinh viên với việc lựa chọn lại ngành mà sinh viên đang học với mức ý nghĩa = 0.01

Có mối liên hệ giữa sự hài lòng của sinh viên với mức độ tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường với mức ý nghĩa = 0.01

Hoạt động đào tạo của nhà trường càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao được thể hiện qua phương trình hồi quy bội gồm 6 nhân tố.

Kết quả này tương tự với kết quả mà tác giả Nguyễn Thành Long đã trình bày trong nghiên cứu “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại trường ĐH An Giang” [14] chỉ khác ở giả thuyết giới tính và học lực có ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với hoạt động đào tạo. Theo kết quả của nghiên cứu này thì không có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo giới tính và học lực, tuy nhiên khi nghiên cứu tại trường ĐH KHTN thì kết quả ngược lại. Ngoài ra khi so sánh kết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022