3.1.1. Phải bám sát đường lối của Đảng về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đơn vị nói chung và cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ nói riêng trong cải cách thủ tục hành chính 54
3.1.2. Phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ với tư cách là người đứng đầu các ngành, lĩnh vực trong cải cách thủ tục hành chính 56
3.1.3. Phải nâng cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính 57
3.1.4. Phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính 59
3.2. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỂ CHẾ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP BỘ TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 59
3.2.1. Hoàn thiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính 59
3.2.2. Nhóm giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính 63
Tiểu kết chương 3 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính - 1
- Người Đứng Đầu Và Trách Nhiệm Của Người Đứng Đầu Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Bộ Trong Cải Cách Thủ Tục Hành Chính
- Thể Chế Và Thực Hiện Thể Chế Về Trách Nhiệm Của Người Đứng Đầu Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Bộ Trong Cải Cách Thủ Tục Hành Chính
- Vai Trò, Nội Dung Của Thực Hiện Thể Chế Về Trách Nhiệm Của Người Đứng Đầu Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Bộ Trong Cải Cách Thủ Tục Hành Chính
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hướng đến một nhà nước pháp quyền và dân chủ, đồng thời, hướng đến nền hành chính phục vụ, vấn đề trách nhiệm của các cơ quan HCNN, của những người làm việc trong cơ quan HCNN là một đòi hỏi cấp thiết bởi hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCNN là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội, công dân.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đòi hỏi bộ máy HCNN phải luôn có sự cải cách nhằm cải thiện hoặc loại bỏ những hạn chế tiềm ẩn vì mục tiêu phát triển, trong đó một trong những vấn đề quan trọng là cải cách “thủ tục hành chính”, thực chất là cải cách “cầu nối” giữa một bên là cơ quan HCNN và một bên là cá nhân, tổ chức để Nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý.
Trong lịch sử nhân loại, vấn đề người đứng đầu (quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ, các lĩnh vực then chốt...) luôn được coi là vấn đề đại sự. Bởi lẽ, đây là một trong những vấn đề có tính quyết định và liên quan mật thiết tới sự hưng suy, cường nhược, tồn vong của quốc gia, dân tộc hay lĩnh vực, địa phương. Ở Việt Nam, việc bố trí người đứng đầu, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu luôn là vấn đề được khẳng định trong nhiều nghị quyết của Đảng để đảm bảo thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CCHC là: "Tiếp tục cải cách mạnh thủ tục hành chính, phân cấp và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và người đứng đầu cơ quan"[11]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X của Đảng về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước tiếp tục
chỉ rõ: “Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công vụ và chịu trách nhiệm về những vi phạm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuộc phạm vi mình quản lý” [12]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả” [13].
Liên quan đến cải cách TTHC, với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, pháp quyền và phát triển, cải cách TTHC cần được đẩy mạnh theo hướng đơn giản hoá nhằm xoá bỏ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và tạo ra cơ chế kiểm soát và kiến nghị, phản biện từ các cơ quan chức năng và nhân dân để tăng cường trách nhiệm và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy HCNN. Do đó, pháp luật cũng đã quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cải cách TTHC (NĐ số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; NĐ số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính).
Các VBQPPL quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN nói chung, cấp Bộ nói riêng trong cải cách TTHC ở chừng mực nhất định đã tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ phát sinh về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, thực tế thực hiện các nghị quyết của Đảng và quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC cũng còn những vướng mắc, bất cập nhất định. Trên thực tế vẫn còn rất nhiều
quy trình, thủ tục phức tạp, không cần thiết, gây phiền hà, tốn kém chưa được rà soát để sửa đổi, bãi bỏ hoặc sửa nhưng còn rất chậm; một số cấp, ngành nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm của người đứng đầu chưa cao; một bộ phận CBCC có tinh thần phục vụ kém, thiếu trách nhiệm, sách nhiễu, tiêu cực; trong khi việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý chưa quyết liệt, nghiêm túc; nhiều cơ quan, tổ chức chồng chéo, không rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, thiếu sự phối hợp… nên đã cản trở nỗ lực cải cách TTHC; việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC còn chưa rõ ràng và nghiêm chỉnh…
Từ những lý do nêu trên, đề tài “Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính” được tác giả lựa chọn làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài có một số công trình nghiên cứu được công bố, tiêu biểu là một số công trình sau đây:
- Nguyễn Đăng Thành (2011), Cải cách hành chính ở Việt Nam: Thành tựu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tạp chí Quản lý nhà nước. Bài viết gồm 3 phần: Đường lối, chủ trương của Đảng về CCHC trong tiến trình đổi mới; Một số thành tựu và hạn chế trong CCHC ở Việt Nam; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả CCHC ở Việt Nam trong giai đoạn mới [28].
- Nguyễn Minh Phương, Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Tạp chí Cộng sản online ngày 23/12/2010. Trong bài viết này, tác giả cho rằng, người đứng đầu cơ quan HCNN ở địa phương chưa đủ các thẩm quyền cần thiết để thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm. Chế độ làm việc, quyết định tập thể cùng với sự không rõ ràng về trách nhiệm của tập thể và cá nhân người đứng đầu UBND trên thực tế đã hạn chế tính kịp thời, nhanh nhạy, thông suốt của quản lý, điều hành hành chính [23].
- Đỗ Mạnh Cường (2013), Mô hình “Một cửa” trong thực hiện thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Quản lý công đã phân tích cơ sở lý luận và pháp luật của mô hình “Một cửa” và thực trạng áp dụng mô hình này tại UBND cấp huyện của tỉnh Hưng Yên, rút ra nhận xét về những ưu điểm, hạn chế cũng như giải pháp khắc phục hạn chế [14].
- Bùi Thị Ngọc Mai (2015), Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, Luận án tiến sỹ Quản lý hành chính công, đã phân tích, đánh giá thực trạng trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN.
- Lương Thị Thu Huỳnh (2017), Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sỹ Quản lý công đã phân tích cơ sở lý luận và pháp luật về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông và thực trạng thực hiện tại UBND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, chỉ ra ưu điểm, hạn chế cũng như giải pháp khắc phục hạn chế trong thời gian tới [18].
- Lê Trung (2018), Kiểm soát thủ tục hành chính tại UBND quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý công đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và thực tiễn thực hiện tại UBND quận Bắc Từ Liêm. Luận văn cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và những điều kiện bảo đảm kiểm soát thủ tục hành chính [29].
- Nguyễn Thị Thanh Hà (2020), Thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND phường, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và luật Hành chính. Luận văn đã phân tích vai trò cũng như quy trình tổ chức thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND phường tại quận Tây Hồ với những đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế và hướng khắc phục [15].
Có thể nói, các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu hai lĩnh vực riêng biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên là những nguồn tài liệu vô cùng bổ ích, quý giá, có giá trị tham khảo để tác giả hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC ở Việt Nam, luận văn đề xuất các giải pháp đảm bảo thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận của thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC thông qua việc làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC; phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC.
- Đánh giá thực trạng thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC ở Việt Nam trong thời gian qua liên quan đến các nội dung như: Công tác tham mưu xây dựng và ban hành VBQPPL về TTHC; công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức nhân sự làm công tác kiểm soát TTHC; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kiểm soát TTHC... Trên cơ sở đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề về thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Các số liệu nghiên cứu được căn cứ vào Báo cáo Tổng kết 10 năm (2011-2020) của Văn phòng Chính phủ.
- Về không gian: Các Bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam hiện nay.
- Về thời gian: Từ năm 2011 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi vấn đề nghiên cứu, trong đó có vấn đề thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận của triết học Mác Lênin về Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mác - xít, chú trọng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp phổ biên và hiện đại khác như thống kê luật học, so sánh… trong quá trình nghiên cứu để giải quyết vấn đề một cách toàn diện.
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC và đề xuất một số giải pháp đảm bảo thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đề xuất với Đảng, Nhà nước phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và cách mạng 4.0 ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính
Chương 2: Thực trạng thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính ở Việt nam.