Ý Nghĩa, Vai Trò Của Cải Cách Thủ Tục Hành Chính

thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới việc thực hiện thẩm quyền của các chủ thể quản lý cá nhân, tổ chức. Đây được coi là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và thường xuyên. Cho đến nay, nhu cầu cải cách thủ tục hành chính vẫn đặt ra một cách cấp thiết vì thủ tục hành chính còn nhiều bất cập như mang đậm dấu ấn của thời bao cấp, nặng về cơ chế "xin - cho"; rườm rà, phức tạp, nhiều cấp trung gian, coi trọng sự thuận lợi cho hoạt động của Nhà nước, ít chú ý đến lợi ích và sự thuận tiện cho dân; phân tán, chồng chéo, thiếu thống nhất, thiếu công khai.

Những hạn chế của thủ tục hành chính đã gây nhiều trở ngại cho hoạt động quản lý: Hạn chế việc thực hiện các quyền của cá nhân, tổ chức, tạo ra nền hành chính quan liêu, trì trệ, tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp, các cán bộ, công chức còn khá phổ biến. Nhiều thủ tục không hợp lí bị lợi dụng để tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. Đặc biệt thủ tục hành chính đang là trở ngại lớn cho các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, giảm khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thể chế hóa đường lối cải cách của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có những văn bản quy định trực tiếp về nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính như Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước của thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010; Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 8 tháng 11 năm 2011 ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Để cải cách thủ tục hành chính được thực hiện thuận lợi cũng như kết quả cải cách hành chính được bền vững thì đồng thời phải cải cách thể chế hành chính nói chung; cải cách bộ máy hành chính tinh, gọn, thẩm quyền và trách nhiệm rò ràng; xây dựng quy chế công chức, công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có năng lực, lương tâm và trách nhiệm.

Mặc dù có những tiến bộ, kết quả, nhưng nhìn chung hệ thống hành chính Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với yêu cầu phát triển của đất nước, so với yêu cầu và

sự kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy vẫn cồng kềnh, năng lực và trình độ của công chức, viên chức còn thấp, đặc biệt nghiêm trọng là một bộ phận công chức, viên chức có những biểu hiện tiêu cực như nhũng nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng v.v... Đã có sự suy giảm về niềm tin của xã hội về một bộ máy hành chính chuyên nghiệp, đặt trọng tâm hoạt động vào phục vụ dân, tổ chức.

1.2.1. Ý nghĩa, vai trò của cải cách thủ tục hành chính

Với tư cách là một bộ phận của pháp luật hành chính, thủ tục hành chính có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội.

Thứ nhất, thủ tục hành chính đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành. Thủ tục càng có ý nghĩa cơ bản thì ý nghĩa này càng lớn bởi thủ tục cơ bản thường tác động đến giai đoạn cuối cùng của quá trình thi hành quyết định hành chính, đến hiệu quả của việc thực hiện chúng.

Thứ hai, thủ tục hành chính đảm bảo cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như hệ quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Thứ ba, thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước.

Thứ tư, với tư cách là một bộ phận của thể chế hành chính, thủ tục hành chính có ý nghĩa như một công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính, không thể tách rời khỏi hoạt động của các tổ chức hành chính.

Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của Thủ đô Hà Nội - 4

Thứ năm, thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là sự biểu hiện trình độ văn hoá giao tiếp, văn hoá điều hành, mức độ văn minh của nền hành chính. Do đó, cải cách thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến pháp luật, pháp chế mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước về chính trị, văn hoá, giáo dục và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.

Tóm lại, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa Nhà nước với nhân dân, làm bền chặt các mối quan hệ của quá trình quản lý, làm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Cải cách thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng trong cải cách hành chính vì các lý do sau:

Thứ nhất, thủ tục hành chính có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố tổ chức và nhân sự. Muốn tổ chức hợp lý, phải có công chức có đủ khả năng và đúng tiêu chuẩn cũng như thủ tục hành chính đơn giản, rò ràng. Ngược lại, thủ tục rườm rà dẫn đến tổ chức sẽ phình to, thêm nhiều nấc dẫn đến hiện tượng quan liêu; công chức có thêm nhiều cơ hội dựa vào quyền uy của Nhà nước để hạch sách, gây khó khăn cho nhân dân, làm giảm uy tín của chính quyền. Bộ máy quản lý nhà nước dù có giỏi đi nữa cũng không đương đầu nổi với những khuyết điểm căn bản của thủ tục.

Cải cách hành chính phải làm đồng bộ cả 6 nội dung, song nên tập trung vào giải quyết một số việc trong thời gian trước mắt. Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá của cải cách hành chính, đó cũng là cách để khắc phục 5 yếu kém căn bản hiện nay:

- Bệnh quan liêu, xa dân, xa cấp dưới và xa cơ sở;

- Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷ cương trong hệ thống hành chính và trong xã hội;

- Nạn tham nhũng và lãng phí của công;

- Bộ máy hành chính cồng kềnh, nặng nề, vận hành kém hiệu quả;

- Đội ngũ cán bộ, công chức thiếu kiến thức, năng lực, một bộ phận kém phẩm chất thậm chí hư hỏng.

Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính nhằm làm cho bộ máy quản lý nhà nước thực hiện tốt 3 loại vấn đề:

+ Quan hệ căn bản giữa nhân dân và chính quyền trong hoạt động hành chính. Cải cách thủ tục hành chính để tránh gây những khó khăn không cần thiết, phí phạm tiền bạc, thời giờ, để phù hợp với khả năng và trách nhiệm của cơ quan hành chính, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

+ Quyền lợi tương hỗ giữa người dân và chính quyền trong việc phát triển kinh tế. Thủ tục hành chính gọn nhẹ sẽ cởi trói cho nhân dân, giải phóng người dân thoát khỏi một hệ thống hành chính "nhiều giấy tờ, phức tạp", nhờ đó, nền hành

chính cũng có điều kiện phát triển hơn. Phải làm sao phục vụ dân tốt hơn vì nhân dân chính là tai mắt, là người nuôi dưỡng chính quyền.

+ Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính quyền. Cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt các phương thức liên hệ trong quan hệ công tác, quy định rò mối quan hệ giữa các cơ quan, giữa trung ương và địa phương.

1.2.2. Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính

Trong quá trình xây dựng các TTHC mới, điều chỉnh các TTHC cần tuân thủ một số yêu cầu sau:

Một là, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống TTHC: bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định thống nhất từ trung ương đến địa phương để thực hiện chức năng hành pháp thì khi xây dựng các TTHC là cơ sở thực hiện các chức năng này, thì cũng phải đảm bảo tính thống nhất thành một hệ thống TTHC từ Trung ương đến địa phương.

Hai là, bảo đảm sự chặt chẽ của hệ thống TTHC: một trong những nguyên nhân của sự tùy tiện giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước là điều kiện làm cho các tệ quan lieu, cửa quyền… phát triển, làm cho TTHC rườm rà, chậm đi vào thực tế đời sống là do việc xây dựng và thực hiện TTHC thiếu tính chặt chẽ. Do đó, quy trình xây dựng và thực hiện TTHC đảm bảo đúng tính chặt chẽ, nghiêm khắc đúng theo pháp luật.

Ba là, bảo đảm tính hợp lý của TTHC: tính hợp lý của TTHC biểu hiện ở nhiều khía cạnh về môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội.

Bốn là: TTHC phải đảm bảo tính rò ràng và công khai: TTHC phải được xây dựng rò ràng theo trình tự từng bước từ quy trình xây dựng đến quy trình thực hiện TTHC. Cụ thể như phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành thủ tục hành chính như: tên gọi, thành phần hồ sơ, chủ thể thực hiện, thời gian, địa điểm thực hiện, yêu cầu điều kiện, cách thức thực hiện, phí…

Và toàn bộ quy trình, quy định thực hiện TTHC cần phải công khai cho mọi người dân được biết. Công khai bằng nhiều hình thức như trên các phương tiện

thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại cơ quan hành chính nhà nước, trên Cổng thông tin điện tử…

Năm là: TTHC phải dễ hiểu, dễ tiếp cận, đơn giản trong thực hiện…

Sáu là: TTHC khi ban hành phải đảm bảo tính khả thi, phải áp dụng hiệu quả trong thực tiễn giải quyết nhu cầu của công dân và kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết công việc.

Bẩy là: Các quy trình TTHC phải đảm bảo tính ổn định, sự ổn định của các quy trình TTHC thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Ngoài những yêu cầu nêu trên thực tế cải cách các TTHC cá biệt, cụ thể phải đảm bảo các quy định về kiểm soát TTHC theo Nghị định 63/NĐ-CP.

Như vậy cải cách thủ tục hành chính luôn là một nhân tố trọng yếu của cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính nhằm hướng tới tạo điều kiện hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của cá nhân, tổ chức một cách đơn giản, nhanh chóng nhất, cải cách thủ tục hành chính hướng tới phục vụ con người, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, cải cách thủ tục hành chính không vì mục đích tự thân của nó.

1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN CẢI CÁCH TTHC VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH TTHC

Việc thực hiện cải cách TTHC là một quá trình trải qua nhiều công đoạn khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố diễn ra trong không gian và thời gian khác nhau. Theo các giáo trình cơ bản, hiệu quả của việc thực hiện phụ thuộc vào: năng lực chủ thể, nội dung quan hệ và khách thể của quan hệ; bao gồm phụ thuộc vào trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của công dân, trình độ chuyên môn, ý thức phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức thực hiện thủ tục hành chính, và một phần rất quan trong là các quy định của nhà nước yêu cầu việc thực hiện thủ tục phải tuân thủ các yếu tố nào, với mức độ và yêu cầu như thế[23].

Về cơ bản các yếu tố sau đóng vai trò quan trọng tác động đến hoạt động cải cách TTHC:

- Chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ công chức.

Đội ngũ cán bộ có ý nghĩa quyết định thành bại công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Thực tế trong giải quyết thủ tục hành chính, công chức có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ hành chính... nếu cán bộ công chức trình độ yếu kém, hoặc thái độ không đúng mực sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến kết quả thực hiện TTHC. Trong các cuộc khảo sát mức độ hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Thành phố Hà Nội, chất lượng cán bộ công chức là một chỉ số quan trọng góp phần trong chỉ số hài lòng chung.

- Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về TTHC và các quy định về hoạt động một cửa, một cửa liên thông hay quy trình thực hiện thủ tục: để thực hiện một TTHC cụ thể, không chỉ các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp thuộc TTHC ấy điều chỉnh mà còn rất nhiều các quy định khác có ảnh hưởng, đặc biệt là các quy định về chế độ hoạt động, thực hiện cơ chế một cửa, liên thông...Một ví dụ như quy định nhận hồ sơ ngày thứ 7, chỉ một quy định nhỏ này cũng giúp cho người dân dễ có nhiều cơ hội tiếp cận và thực hiện TTHC hơn nhất là những người bận rộn trong những ngày thường trong tuần.

- Hệ thống cơ sở vật chất bao gồm từ trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, mạng Internet, máy vi tính, máy chủ và các chương trình quản lý hồ sơ công việc, việc áp dụng hệ thống ISO trong quản lý chất lượng công việc, quy chế văn hoá công sở...

- Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực các lĩnh vực quản lý nhà nước TP Hà Nội có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến hoạt động thực hiện TTHC. Bộ thủ tục này đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận có biểu mẫu đầy đủ kèm theo hướng dẫn thì việc thực hiện thủ tục sẽ rất dễ dàng.

Về đánh giá mức độ hiệu quả của công tác cải cách TTHC, có thể đánh giá thông qua:

- Đánh giá dựa trên trên cơ sở các chỉ số, chỉ tiêu chuyên môn

Các chỉ tiêu chuyên môn như Đề án 30 đã quy định phải đơn giản hóa được 30% TTHC, đây là chỉ tiêu yêu cầu các đơn vị phải hoàn thành trong giai đoạn rà soát, đơn giản hóa TTHC.

Liên quan đến đánh giá hiệu quả của công tác CCHC và cải cách TTHC, có thể tham khảo cách đánh giá của một số tổ chức quốc tế như:

- Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI) đây là kết quả của dự án hợp tác giữa UNDP và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chỉ số này chủ yếu đánh giá cảm nhận của người dân theo 06 nội dung lớn, 22 nội dung thành phần và 92 chỉ số thành phần.

- Chỉ số quản trị quốc gia của WB bao gồm 06 nhóm chỉ số: quyền phát ngôn (của người dân) và chịu trách nhiệm (của chính quyền) – voice and accountability, ổn định chính trị (political stability) và pháp quyền (rule of law), chỉ số hiệu quả chính quyền (government efectiveness), chất lượng điều hành (regulatory quality) và kiểm soát tham nhũng (control of corruption)[24].

Bộ chỉ số theo dòi đánh giá CCHC (PARI):

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ cải cách hành chính của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ Nội vụ đã tiến hành xây dựng Bộ chỉ số theo dòi, đánh giá cải cách hành chính nhà nước để áp dụng chung trong cả nước.

Việc xây dựng Bộ chỉ số theo dòi, đánh giá cải cách hành chính với mục đích phải trở thành công cụ đánh giá một cách khách quan, chính xác, toàn diện và định lượng kết quả thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước ở các bộ, ngành và địa phương trong cả nước theo từng năm hoặc từng giai đoạn được xác định[5].

Theo Quyết định, Đề án được phê duyệt với mục tiêu chung là xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) để theo dòi, đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả triển khai CCHC hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Mục tiêu cụ thể của đề án nhằm xác định được các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần của Chỉ số CCHC cấp bộ, cấp tỉnh theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của các bộ, các tỉnh; Xác định được thang điểm, phương pháp đánh giá cho các tiêu chí, tiêu chí thành phần, từ đó xác định được Chỉ số CCHC của

từng bộ, từng tỉnh. Đồng thời, xây dựng được bộ câu hỏi điều tra xã hội học theo từng nhóm đối tượng điều tra, khảo sát và hàng năm công bố Chỉ số CCHC của các bộ, các tỉnh.

Chỉ số CCHC cấp tỉnh được xác định trên 8 lĩnh vực, 34 tiêu chí và 104 tiêu chí thành phần, cụ thể là: Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính gồm 6 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần; Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh gồm 3 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần; Cải cách thủ tục hành chính gồm 2 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước gồm 5 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức gồm 6 tiêu chí và 20 tiêu chí thành phần; Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập gồm 5 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần; Hiện đại hóa hành chính gồm 3 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần; Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông gồm 4 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần.

- Đánh giá trên cơ sở mức độ hài lòng của người dân

Bộ chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) mới đây cũng được Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai. Với mục đích đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước Thành phố, thông qua đó, các cơ quan hành chính nhà nước Thành phố Hà Nội nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung cấp dịch vụ của mình nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân, tổ chức[20]. Mức độ hài lòng 80% là chỉ số mục tiêu Thành phố Hà Nội đặt ra phấn đấu thực hiện cho đến nay 2015 đối với các thủ tục hành chính của Thành phố.

1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

a) Kinh nghiệm quốc tế

Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022