Những Kết Quả Và Hạn Chế Của Cải Cách Thủ Tục Hành Chính

Hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC:

+ Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở: Đơn xin cấp giấy phép xây dựng; Giấy tờ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; Hồ sơ thiết kế công trình.

+ Thủ tục cấp giấy phép xây dựng tạm nhà ở: Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm có cam kết tự phá dỡ công trình, không yêu cầu bồi thường khi Nhà nước giải phóng mặt bằng; Giấy tờ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; Hồ sơ thiết kế công trình.

+ Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở: Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng; Bản sao giấy phép xây dựng có chứng thực; Kết quả thẩm tra thiết kế nếu việc điều chỉnh giấy phép làm thay đổi quy mô công trình; Hồ sơ thiết kế xin điều chỉnh giấy phép xây dựng.

+ Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng: Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng; Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

2.4.2.3. Lĩnh vực thuế

a- Thủ tục miễn giảm thuế:

Trước năm 2004, thủ tục miễn giảm thuế: cơ sở kinh doanh phải gửi công văn kèm theo các hồ sơ chứng từ liên quan đến việc xác nhận người nộp thuế thuộc diện được miễn, giảm thuế. Cơ quan thuế xem xét hồ sơ và ra quyết định miễn giảm.

Từ năm 2004:

+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tự xác định số thuế được miễn, giảm trên tờ khai thuế năm và không phải gửi công văn, hồ sơ miễn giảm thuế để cơ quan thuế xem xét, ra quyết định miễn, giảm thuế. (Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của BTC).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

+ Đối với các loại thuế khác và các trường hợp miễn, giảm thuế khác: CSKD phải gửi công văn và hồ sơ miễn, giảm thuế để CQT xem xét và ra quyết định miễn, giảm thuế.

Từ 01/07/2007- Thực hiện Luật quản lý thuế:

Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của Thủ đô Hà Nội - 12

+ Hầu hết các trường hợp được miễn giảm thuế do NNT tự xác định điều kiện miễn giảm và tự tính số thuế được miễn, được giảm khi khai thuế, cơ quan thuế không ra quyết định mà chỉ kiểm tra hồ sơ kê khai của NNT.

+ Thống nhất thủ tục miễn giảm thuế cho tất cả các loại thuế và với tất cả người nộp thuế.

b. Thủ tục hoàn thuế:

Trước năm 2007, trong quy định về hoàn thuế không quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế trong trường hợp ra quyết định hoàn thuế quá thời hạn quy định. Quy định không rò trường hợp nào được hoàn thuế trước kiểm tra sau, trường hợp nào được kiểm tra trước hoàn thuế sau.

2.5. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

2.5.1. Những kết quả chung

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của chính quyền các cấp từ thành phố tới cơ sở, công tác CCHC thực hiện đồng bộ, có chuyển biến tích cực, hoàn thành cơ bản các chương trình, mục tiêu đề ra góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Công tác CCTTHC tiếp tục được tổ chức, triển khai đồng bộ, toàn diện trên tất cả 06 nội dung; nhiều ngành, lĩnh vực đã có sự chuyển biến tích cực. Ngay từ đầu năm, Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, quán triệt các cấp, các ngành khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, đề án theo Kế hoạch; kịp thời tổ chức triển khai Chỉ thị số 01/CT-UBND về “Năm kỷ cương hành chính” nhằm tạo bước chuyển mạnh về kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Công tác kiểm tra công vụ được tổ chức thường xuyên, có chiều sâu, tập trung vào những vấn đề bức xúc của công dân, tổ chức và doanh nghiệp; qua kiểm tra, các đơn vị đã có biện pháp để khắc phục những tồn tại, khuyết điểm.

Thành phố đã tập trung thực hiện một số giải pháp về CCHC như: lắp camera tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã và các xã làm điểm về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tuyển và tổ chức đào tạo công chức nguồn để tạo nguồn cán bộ, công chức có chất lượng cao thay thế cán bộ, công chức nghỉ hưu hàng năm của các cơ quan Thành phố, trước hết cho xã, phường, thị trấn, đồng thời ngăn ngừa, phòng chống tiêu cực

trong trong tuyển dụng công chức; đã tiến hành điều tra xã hội học về thái độ, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức tại 05 sở (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng); chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã nâng cao hiệu quả hoạt động của đường dây nóng, hòm thư góp ý, tăng cường tính công khai, minh bạch trong giải quyết các TTHC và các vấn đề dân sinh bức xúc; một số cơ quan, đơn vị đã chủ động công khai giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Một số cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt công tác CCHC, có sáng kiến đổi mới thể hiện thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp như: Công an Thành phố (thực hiện "3 giảm" trong tiếp nhận, giải quyết TTHC, triển khai mô hình công an trực tiếp xuống địa bàn giúp dân làm thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện mô tô, xe máy tại quận Đống Đa, huyện Phúc Thọ); Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành lập Tổ tiếp nhận thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải quyết hồ sơ TTHC); Quận Cầu Giấy thực hiện trả kết quả giải quyết TTHC đến tận nhà dân đối với hồ sơ chậm trả; một số đơn vị đã xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khang trang, đồng bộ theo mô hình kiểu mẫu về “Một cửa hiện đại” như: Sở Tài chính, Hà Đông, Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Xuân.

Thành phố tiếp tục chỉ đạo điểm đối với 5 quận, huyện (Tây Hồ, Long Biên, Từ Liêm, Thạch Thất, Chương Mỹ) và 62 xã, phường, thị trấn trong tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại; định hướng các quận, huyện, thị xã làm điểm xây dựng mô hình khung về “cơ quan điện tử”.

Thành phố chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng mô hình khung thực hiện "cơ quan điện tử"; xây dựng Đề án triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 theo chỉ đạo của Chính phủ, Đề án xây dựng và cài đặt các phần mềm ứng dụng dùng chung toàn Thành phố đối với cấp huyện, cấp xã vào năm 2013; chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng đề án về mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho các loại hình cơ quan hành chính Nhà nước thuộc Thành phố.

Thường xuyên tổ chức rà soát, chuẩn hóa TTHC, công khai minh bạch thủ tục

hành chính; chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án 30 đạt kết quả. Thành phố đã ban hành bộ thủ tục mẫu, thực hiện thống nhất trên toàn địa bàn. Trên cơ sở công bố danh mục thủ tục hành chính của UBND thành phố, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn tiến hành xây dựng quy trình rút ngắn thời gian giải quyết, loại bỏ giấy tờ rườm rà, giảm số lần giao dịch giữa cơ quan hành chính với tổ chức và công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân.

Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông từng bước có nền nếp, hiệu quả.

Nhìn chung, ý thức trách nhiệm và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp được nâng lên.

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001-2000, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính, bước đầu tạo ra những chuyển biến tích cực trong phương thức hoạt động của cơ quan hành chính.

Công tác tuyên truyền về cải cách hành chính ngày một hiệu quả hơn, thiết thực hơn, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.

2.5.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại

Công tác chỉ đạo tổ chức triển khai ở một số cấp, ngành, đơn vị còn thiếu đồng bộ, năng động, hiệu quả thấp. Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự vào cuộc, chỉ đạo chưa quyết liệt, thậm chí có nơi còn khoán trắng cho cấp phó hoặc cơ quan chuyên môn. Công tác tự kiểm tra, giám sát ở không ít cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên.

Về nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đầy đủ, nên một số đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện cải cách hành chính chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động còn thiếu đồng bộ, việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông còn hạn chế.

Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng đều, có nơi còn yếu; nhất là năng lực tổng hợp, khái quát, phát hiện những vấn đề vướng mắc và đề xuất biện pháp giải quyết; một số cán bộ, công chức khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân chưa làm hết trách nhiệm, chưa tận tình hướng dẫn để các tổ chức và công dân hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Việc xem xét, xử lý trách

nhiệm đối với các trường hợp sai phạm còn chưa thực sự nghiêm khắc. Kỷ cương hành chính tuy có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Số lượng các TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông còn ít do các cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì chưa xây dựng quy trình liên thông; một số cơ quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông chưa thực hiện đúng trách nhiệm như: trả lời không đúng yêu cầu, không đầy đủ, không đúng hạn thời gian đề nghị của cơ quan chủ trì liên thông.

Nhiều cơ quan có trụ sở làm việc chật, hẹp, không đạt chuẩn về công sở đối với cơ quan hành chính. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa quan tâm thực hiện quy chế văn hoá công sở.

Tiến độ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính thực hiện còn chậm, thiếu đồng bộ, đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp.

Cơ sở vật chất phòng làm việc của một số xã còn thiếu.

Cán bộ, công chức thường trực tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một số cơ quan đơn vị chưa được bố trí chuyên trách, trình độ năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp; khối lượng tiếp nhận hồ sơ giải quyết hàng ngày nhiều, một số nơi chưa tuyển đủ công chức để thực hiện nhiệm vụ.

Trong thực hiện các thủ tục hành chính liên thông trong quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đất đai còn nhiều vướng mắc. Các biện pháp khắc phục có tác dụng song chưa đạt được hiệu quả cao, có một số việc còn có hiện tượng đùn đẩy, né tránh việc khó.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

a. Nguyên nhân khách quan:

Cải cách thủ tục hành chính là công việc khó khăn, phức tạp.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (luật, nghị định, thông tư …) còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, chậm được sửa đổi, bổ sung.

Điều kiện trụ sở làm việc của một số cơ quan hành chính chưa đảm bảo, do chưa có trụ sở riêng hoặc còn phải thuê.

Cán bộ làm công nghệ thông tin ở một số cơ quan, đơn vị vừa thiếu và chưa đạt tiêu chuẩn về trình độ công nghệ.

Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, hệ thống thang lương cán bộ, công chức, công tác đánh giá cán bộ, công chức chưa phù hợp, chưa tạo được động lực để cán bộ, công chức tận tụy với công việc.

b. Nguyên nhân chủ quan:

Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện CCHC của Thành phố, đặc biệt là chính quyền ở một số địa phương, cơ sở còn thiếu năng động, quyết liệt, một số sở, ngành còn trì trệ, chưa theo kịp yêu cầu chỉ đạo của Thành phố.

Một số cơ quan, đơn vị, người đứng đầu chưa thực sự quan tâm triển khai quyết liệt cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, việc thực hiện còn hình thức.

Công tác tự kiểm tra, giám sát việc cải cách TTHC của không ít cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên, quyết liệt. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm còn thiếu kiên quyết.

Một bộ phận cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, ý thức, trình độ, năng lực hạn chế, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhất là những việc khó, nổi cộm, bức xúc.

Phẩm chất, trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức hành chính chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ nên việc áp dụng pháp luật và ứng xử với nhân dân còn gây nên các phiền hà, bức xúc.

Nguồn lực phục vụ cho công tác cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, yêu cầu của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập trong khu vực và quốc tế. Sự quan tâm đầu tư về cơ sở kỹ thuật hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho cải cách thủ tục hành chính còn hạn chế, thiếu đồng bộ, thiếu phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành...

Công tác tổ chức thực hiện đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và giải quyết các thủ tục hành chính triển khai còn chậm, chưa được thực hiện tập trung, nghiêm túc ở một số đơn vị.

Chưa kịp thời nghiên cứu rà soát, xây dựng các quy định mới trong công tác đầu tư theo hướng cải cách TTHC mà Chính phủ đã chỉ đạo (Nghị quyết

30/2008/NQ-CP, Nghị quyết 33/2008/NQ-CP của Chính phủ...) để áp dụng thống nhất trên toàn địa bàn Thành phố; các sở, ban ngành liên quan chưa chủ động phối hợp hoàn thiện quy trình giải quyết TTHC liên thông thuộc lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, đất đai để tạo điều kiện cho các tổ chức công dân không phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm chi phí, thời gian trong quá trình giải quyết công việc.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI


3.1. BỐI CẢNH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU TỚI CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Các nhân tố khách quan đã đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến công tác cải cách thủ tục hành chính:

Một là, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng và phát triển đòi hỏi nhà nước phải có những thay đổi tương ứng, mà trước hết là thay đổi về vai trò và chức năng. Cơ chế thị trường đặt ra yêu cầu khách quan về việc giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào hoạt động của thị trường. Nhà nước phải tập trung vào làm tốt chức năng quản lý ở tầm vĩ mô: hoạch định thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, điều hành vĩ mô, thanh tra và kiểm tra việc thực hiện. Các cơ quan hành chính Thành phố còn nhiều hoạt động giống như đã làm trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

- Hai là, trong quá trình hội nhập sâu và toàn diện của kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh những yêu cầu về cải cách kinh tế cũng đang đặt ra những yêu cầu cải cách về phía nhà nước. Thể chế và chính sách do nhà nước ban hành phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Đơn giản hoá thủ tục hành chính, công khai thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc, giảm bớt các tầng nấc ra quyết định v.v… là những yêu cầu xác đáng từ phía người dân, tổ chức và doanh nghiệp đặt ra đối với quá trình cải cách bộ máy nhà nước.

- Ba là, xu hướng dân chủ hóa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy dân chủ trong điều kiện mới đang đòi hỏi phải có những hình thức mới thể hiện cho được quyền quyết định trực tiếp của người dân trong xây dựng bộ máy nhà nước. Kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam cho thấy cần phải phát huy cả hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, thông qua đó tăng cường hơn nữa sự tham gia có hiệu quả của người dân vào việc xây dựng, tổ chức và hoạt động cũng như giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước….

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022