Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công


nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện; cơ chế tác động giữa các cấp thực hiện chính sách.

Thứ hai, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật cho tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm...

Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian duy trì chính sách ưu đãi người có công; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết, rút kinh nghiệm. Có thể dự kiến mỗi bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách ưu đãi người có công.

Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công.

Thứ năm, xây dựng những nội dung nội quy, quy chế trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng bao gồm nội quy quy chế về tổ chức điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách. Việc thay đổi, điều chỉnh kế hoạch cũng do các cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.

Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Sau khi kế hoạch triển khai thực hiện được thông qua, các cơ quan nhà nước triển khai tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong qua trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách ưu đãi người có công với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách ưu đãi người có công và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công được giao.

Tuyên truyền vận động thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

với cách mạng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành, để mọi đối tượng cần được tuyên truyền luôn củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực hiện chính sách. Việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng... Tùy theo yêu cầu của cơ quan quản lý, tính chất của từng loại hình chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn các hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp.

Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - 4

Bước tiếp theo của tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách ưu đãi người có công được thực hiện trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phương, vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực hiện nhà nước. Chính sách ưu đãi người có công có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý.

Hoạt động phân công phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách ưu đãi người có công một cách chủ động, có tính sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách.

Bước 4: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Để đảm bảo cho chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Cơ quan nhà nước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hành thường xuyên sẽ giúp cho nhà quản lý nắm vững được tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ đó có những kết luận chính xác về chính sách. Công tác kiểm tra giúp cho các đối tượng


thực hiện chính sách nhận ra hạn chế để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Bước 5: Đánh giá, sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm.

Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Trong quá trình này có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo – điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách.

Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, còn xem xét đánh giá việc thực hiện của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực hiện chính sách của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian.

1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với người có công với cách mạng, gồm:

+ Số lượng người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp hàng tháng.

+ Tổng số tiền trợ cấp cho người có công với cách mạng hàng tháng.

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng, gồm:

+ Số lượng người có công với cách mạng được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

+ Tổng số tiền trợ cấp cho người có công thông qua cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng, gồm:


+ Số lượng người có công với cách mạng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe.

+ Tổng số tiền trợ cấp cho người có công theo chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe.

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở:

+ Số lượng người có công với cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở.

+ Tổng số tiền hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học đối với người có công gồm:

+ Số lượng người có công, con người có công với cách mạng được hưởng ưu tiên trong tuyển sinh.

+ Số lượng người có công, con người có công với cách mạng được hưởng ưu tiên trong tạo việc làm.

+ Số lượng người có công, con người có công với cách mạng được hỗ trợ học phí.

+ Tổng số tiền hỗ trợ người có công với cách mạng được hưởng ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, hỗ trợ học phí.

1.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện chính sách.

Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là giai đoạn cụ thể hóa chính sách vào thực tế, do vậy sự lãnh đạo của Đảng là rất quan trọng. Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách vào trong thực tế.

Thông qua đường lối, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về các quyết sách, kế hoạch là căn cứ chỉ đạo và định hướng hoạt động từ Trung ương đến cơ sở và các nội dung cơ bản trong quá triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.


Vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc phổ biến, tuyên truyền chính sách. Thông qua các phương thức phổ biến, tuyên truyền chính sách, cán bộ, công chức nâng cao nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa của chính sách, từ đó phát huy sự gương mẫu của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Cuối cùng là vai trò trong việc phân công, phối hợp, đôn đốc thực hiện chính sách trên các kế hoạch đã xây dựng.

Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách đối ưu đãi người có công với cách mạng cần phải khhông ngừng nâng cao năng lực thực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức.

Năng lực của cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách đối với người có công có thể hiểu chính là việc hiểu, nắm bắt các chủ trương, đường lối, các quy định của pháp luật và triển khai chính sách có hiệu quả và giải quyết chính sách đạt được mục tiêu.

Năng lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được thể hiện ở các năng lực sau: năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách; năng lực phân công, phối hợp thực hiện chính sách; năng lực kiểm tra, đôn đốc, kiểm tra để duy trì chính sách; năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách.

Nếu cán bộ, công chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng không có các năng lực trên không chỉ làm cho việc thực hiện chính sách chính sách khó đạt được mục tiêu, mà còn có thể làm cho mục tiêu của chính sách dễ bị sai lệch.

Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện chính sách đối với người có công.


Nguồn lực tài chính và điều kiện cơ sở vật chất của Nhà nước là yếu tố quan trọng, không thể thiếu khi triển khai thực hiện chính sách đối với người có công. Nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng chủ yếu là nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực từ các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp.

Khi có đủ nguồn lực tài chính và vật chất thì đối tượng người có công được thụ hưởng các chính sách ưu đãi sẽ được mở rộng, chế độ trợ cấp ưu đãi người có công cũng được quy định ở mức cao hơn. Ngược lại, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất hạn hẹp thì việc thực hiện chính sách đối với người có công sẽ gặp khó khăn, mức trợ cấp thấp sẽ không đảm bảo đời sống cho người có công.

Phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của dân tộc.

Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đều kế thừa truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc: “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng ở nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, được cả xã hội quan tâm. Thấm nhuần truyền thống văn hoá của dân tộc, chính quyền các địa phương, các tổ chức xã hội, đồng bào cả nước và đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài đã góp công, góp sức vào việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người có công với cách mạng. Phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc đã góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách ưu đãi người có công ở một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách ưu đãi người có công ở Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội,


việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong lĩnh vực người có công: quận đã thực hiện chi trả kịp thời chế độ ưu đãi thường xuyên cho người có công với cách mạng; các chính sách ưu đãi đối với người có công đều được triển khai thực hiện đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng; các chủ trương, chính sách đối với người có công được triển khai rộng khắp đến cơ sở thông qua phong trào xây dựng các phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ bằng nhiều hình thức như: xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa... Các hoạt động này đã góp phần nâng cao mức sống của hộ gia đình chính sách bằng hoặc cao hơn người dân nơi cư trú.

Trong các hoạt động chăm sóc người có công, quận Bắc Từ Liêm còn bố trí ngân sách để tổ chức đưa, đón đối tượng người có công đi điều dưỡng tập trung tại các cơ sở điều dưỡng trong và ngoài Thành phố.

Bằng những việc làm chu đáo, thiết thực, trong 5 năm qua quận Bắc Từ Liêm luôn được Thành phố đánh giá, ghi nhận là điểm sáng về phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân dịp 70 năm Ngày thương binh liệt sỹ, ủy ban nhân dân Thành phố đã có quyết định tặng cờ cho cán bộ và nhân dân quận Hoàn Kiếm, tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 01 cá nhân và 05 người có công thuộc quận có nhiều thành tích đóng góp trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của Thủ đô; Bộ LĐ- TB&XH tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 01 cá nhân và 05 người có công thuộc quận có nhiều thành tích đóng góp trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2012-2017.

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận vẫn còn một số hạn chế: công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách đối với người có công chưa sâu rộng; việc tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có công chưa kịp thời; theo dõi, quản lý đối tượng người có công chưa tốt, đặc biệt việc xác lập hồ sơ giải quyết chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công qua các thời kỳ còn chậm. Nguyên nhân chính của những hạn chế này là do các văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa


đồng bộ và thống nhất; cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với người có công còn kiêm nhiệm nhiều việc.

1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách ưu đãi người có công ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Huyện Bình Chánh là một huyện phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh có truyền thống đấu tranh cách mạng anh hùng qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với những chiến công vang dội và những địa danh đã đi vào lịch sử như Láng Le - Bàu Cò, Vườn Thơm – Bà Vụ, Tân Túc, Chợ Đệm ... Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lực lượng vũ trang; 10/16 xã, thị trấn trên địa bàn Huyện được phong tặng danh hiệu Anh hùng.

Toàn huyện Bình Chánh có 4.977 hộ gia đình chính sách với 7.659 đối tượng, bao gồm: 472 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng (trong đó 31 Mẹ còn sống); 3.044 liệt sĩ, 404 thương binh, 95 bệnh binh, 01 cán bộ lão thành cách mạng, 01 cán bộ tiền khởi nghĩa, 1.200 người có công giúp đỡ cách mạng, 423 cán bộ bị địch bắt tù đày, 479 cán bộ hoạt động kháng chiến, 44 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học,...

Trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, huyện Bình Chánh đã đạt được một số thành tựu như: chi trả trợ cấp hàng tháng, một lần được thực hiện đầy đủ và kịp thời; các chế độ bảo hiểm y tế, ưu đãi giáo dục, điều dưỡng được thực hiện đầy đủ cho người có công. Đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình người có công trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao, ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân trên địa bàn Huyện.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh vẫn gặp phải một số khó khăn như: Chi khu Bình Chánh chưa được công nhận là nhà tù nên những cán bộ bị địch bắt giam tại nơi này chưa được hưởng chế độ tù đày theo quy định. Hiện nay, trên địa bàn Huyện còn 42 trường hợp bị địch bắt giam tại Chi khu Bình Chánh chưa được giải quyết chế độ; chuyên trách Lao động - Thương binh và Xã hội các xã, thị trấn là

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 29/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí