Phương Hướng Bảo Đảm Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk


- Khuyến nghị về chiến lược để huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác thực thi chính sách nên tập trung vào những nguồn lực sẵn có ở cấp độ quốc gia và trong khu vực. Tăng cường tiếp cận với các nguồn lực tài chính có thể liên quan đến những nỗ lực khuyến khích sự đóng góp lớn hơn từ khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là dưới các hình thức quan hệ hợp tác công tư (PPP). Các chính quyền thành phố có thể đánh giá các chính sách đầu tư và các quy định để khuyến khích hệ thống tổ chức sắp xếp nhằm tăng cường sự tham gia của các cấp các ngành và toàn dân trong thực thi chính sách.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Khi nắm được những yếu tố tác động, nhà quản lý, điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tích cực, ngăn chặn hay hạn chế các yếu tố tiêu cực đến việc thực thi chính sách. Có thể thấy công tác chỉ đạo, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị quan tâm phối hợp chỉ đạo, thực hiện, đã đạt được những kết quả quan trọng, đáp ứng nhu cầu tham quan của Nhân dân, du khách tại di tích, góp phần bảo tồn di sản dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Qua thực trạng thực hiện các thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc cho thấy việc thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa của huyện trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực góp phần xây dựng huyện Krông pắc phát triển về kinh tế-xã hội, trở thành huyện điểm văn hóa của Tây Nguyên. Tuy nhiên, thực trạng thực hiện thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn huyện cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục, nhất là trong việc triển khai, thực hiện các chính sách của các chủ thể cùng với những nguyên nhân đã được phân tích một cách toàn diện ở trên. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.


Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC,‌‌

TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Phương hướng bảo đảm thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

3.1.1. Cần nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân về việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, sâu rộng đến các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân, khách tham quan, du lịch tại di tích hiểu rò hơn các quy định của pháp luật về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức khác nhau, phong phú, đa dạng, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân trong việc tuân thủ pháp luật về di sản văn hóa, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 9

Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện báo, đài của Trung ương, của tỉnh và các địa phương trong tỉnh, phối hợp với các tỉnh, thành trong cả nước, trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trên mạng xã hội, trên panô, áp phích lớn ngoài trời; tại các sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội diễn, hội chợ, liên hoan, ngày hội; các cuộc trưng bày, triển lãm, giới thiệu chuyên đề về di sản văn hóa, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ở khu vực, trong nước và quốc tế; tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ở tỉnh, khu vực, trong nước và quốc tế bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với từng chủ đề, sự kiện để giới thiệu, quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn đến đầu tư dự án tại địa phương.

3.1.2. Nhiệm vụ quy hoạch, tu bổ, phục hồi và bảo vệ di tích

Kiểm kê di tích: Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, hàng năm, giao cơ quan chuyên môn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, kiểm kê, thống kê các loại hình di tích về lịch sử, văn


hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, những di tích không đủ tiêu chuẩn sẽ đưa ra khỏi danh mục đã được phê duyệt; đồng thời xem xét, lựa chọn những di tích có đầy đủ các điều kiện theo quy định để lập danh sách đề nghị UBND tỉnh phê duyệt danh mục di tích tiềm năng để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.

Lập hồ sơ khoa học di tích: Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định đổi tên Di tích quốc gia Số 4 Nguyễn Du và lập hồ sơ khoa học bổ sung di tích Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk, huyện Krông Bông (1965-1975).

Trên cơ sở các danh mục di tích tiềm năng đã được UBND tỉnh phê duyệt, hướng dẫn địa phương, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di tích, hoặc giao quyền quản lý di tích căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc lập hồ sơ di tích, hướng dẫn làm đơn đề nghị xếp hạng di tích; cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về di sản văn hóa xem xét, tiến hành lập Hồ sơ khoa học di tích, trình cấp có thẩm quyền xem xét, xếp hạng di tích, làm cơ sở để lập danh mục kêu gọi đầu tư, khai thác và phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Chuyển đổi mục đích và giao quyền sử dụng đất tại di tích: Hàng năm, khi quy hoạch đất đai phải đồng thời quy hoạch đất di tích để tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập hồ sơ khoanh vùng bảo vệ các khu vực di tích, cắm mốc giới di tích, các địa phương nơi có di tích chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tiến hành đo đạc, trích lục bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thửa đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý đất di tích theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tổ chức lập quy hoạch di tích: Tổ chức lập quy hoạch di tích trên địa bàn tỉnh để tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh; tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá sơ bộ về yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên, thu thập bản đồ đo đạc địa hình khu vực, bản đồ quy hoạch xây dựng và quy hoạch chuyên ngành khác đã được phê duyệt còn hiệu lực liên quan tới khu vực lập quy hoạch di tích. Khảo sát, lập hồ sơ (bản vẽ, thuyết minh) đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, di sản văn hóa phi vật thể thuộc phạm vi quy hoạch; về việc tổ chức


bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Tổ chức lấy ý kiến, thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích, công bố quy hoạch đã được phê duyệt.

Xác định nội dung và biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc của di tích, định hướng tổ chức không gian các hạng mục công trình xây dựng mới, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp trong khu vực di tích. Tổ chức, cá nhân tham gia lập nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, lập quy hoạch di tích, lập dự án tu bổ di tích, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích phải có đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và xây dựng. Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.

Lập phương án bảo vệ di tích: Cơ quan chuyên môn được giao quản lý nhà nước về tài nguyên rừng chỉ đạo đơn vị trực tiếp quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng xây dựng Phương án quản lý và phát triển rừng bền vững và Đề án phát triển du lịch sinh thái, kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng để có cơ sở kêu gọi đầu tư dự án tại di tích, góp phần bảo tồn di sản văn hóa, phát triển du lịch. Hàng năm, các địa phương nơi có di tích thực hiện công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi, sửa chữa nhỏ từng hạng mục, cấu kiện đơn giản của di tích và các phương án: bảo vệ di tích và hiện vật trong quá trình thi công; phòng, chống mối mọt, cháy nổ; xây dựng công trình mới, hạ tầng kỹ thuật.

Lập danh mục di tích kêu gọi đầu tư: Trên cơ sở các di tích đã được xếp hạng, danh mục di tích tiềm năng, các địa phương xem xét, lựa chọn những di tích tiêu biểu, có tiềm năng lớn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch di tích đề nghị đưa vào danh mục đầu tư, để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến, mời gọi đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích, gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương.

3.1.3. Phát huy giá trị di tích phục vụ khách tham quan, du lịch


Đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tại di tích: Đầu tư xây dựng các công trình giao thông công cộng và điểm dừng chân đến các điểm di tích; lắp đặt hệ thống âm thanh, ánh sáng nhằm tuyên truyền và phát huy giá trị của di tích; lắp đặt các trụ điện chiếu sáng nơi công cộng và điện dùng cho nhu cầu sinh hoạt; lắp đặt hệ thống ống nước phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt tại các điểm di tích; xây dựng các nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách tham quan du lịch; mở và thông tuyến xe buýt công cộng phục vụ khách tham quan, du lịch tại di tích; lắp các biển báo, sơ đồ chỉ dẫn, nội quy, quy định tại di tích; xây dựng các pa nô lớn để giới thiệu, quảng bá di tích.

Mở các dịch vụ tại di tích: Giới thiệu, quảng bá và phục vụ các món ẩm thực truyền thống của địa phương đến khách tham quan, du lịch, tổ chức các dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, vật lý trị liệu, khám chữa bệnh, bốc thuốc gia truyền, quà lưu niệm…tại các khu, điểm du lịch có di tích danh lam thắng cảnh phục vụ khách tham quan, du lịch.

Tổ chức các hoạt động tại di tích: Đăng cai tổ chức các chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội diễn, liên hoan, ngày hội, trưng bày, triển lãm có quy mô lớn; tổ chức phục dựng, trình diễn các nghi lễ, lễ hội dân gian, truyền thống của các dân tộc thiểu số tại di tích; tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách tại di tích; mở các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng; chế tác nhạc cụ dân tộc, tạc tượng dân gian phục vụ khách tham quan, du lịch.

Xây dựng các mô hình trải nghiệm: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động cho du khách tham gia trải nghiệm du lịch sinh thái, làm nông nghiệp cùng với người dân địa phương nơi có di tích, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nghề thủ công, mỹ nghệ, đan lát, chế tác nhạc cụ, dệt thổ cẩm, làm gốm, trực tiếp nấu các món ăn truyền thống. Tổ chức các hoạt động về nguồn dành cho du khách, học sinh sinh viên, đoàn viên thanh niên đến học tập, nghiên cứu tại các điểm di tích.

Đầu tư, đổi mới công nghệ: Đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ về âm thanh, ánh sáng, màn hình, máy chiếu nhằm tăng hiệu ứng của giá trị di tích (nhất là các di tích lịch sử); các phương tiện đi lại phục vụ khách tham quan, du lịch được trải nghiệm và tương tác với hiện vật thông qua công nghệ số; liên kết, hợp tác quốc tế


để đầu tư hoặc mua các máy móc công nghệ hiện đại của các nước để phục vụ trưng bày, triển lãm tại di tích, nhất là công nghệ thực tế ảo phục vụ nhu cầu trải nghiệm, khám phá của du khách trong những ngày tham quan, nghỉ dưỡng tại di tích.

Công tác an ninh, an toàn tại di tích: Xây dựng các phương án đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ tại di tích, phòng ngừa các sự cố do thiên tai, hỏa hoạn gây ra; lắp đặt hệ thống camera an ninh nhằm đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho khách tham quan, du lịch tại di tích; xây dựng nội quy, quy định tại di tích; nghiêm cấm việc bán hàng rong, ăn xin, chèo kéo, trộm cắp, cướp dật, gây rối làm mất an ninh trật tự, các hình thức bói toán, mê tín dị đoan làm ảnh hưởng môi trường và mỹ quan tại di tích.

Đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích. Ưu tiên đầu tư các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Các chính sách liên quan trực tiếp đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ và hiệu quả.

3.1.4. Phát triển nguồn nhân lực bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức quản lý nhà nước chuyên ngành về di sản văn hóa; về nghiệp vụ du lịch, quản trị, marketing; về quản lý văn hóa, lịch sử, địa lý, xã hội học; Kiến thức chuyên môn về tu bổ, bảo quản và phục hồi di tích; ngoại ngữ chuyên ngành phù hợp với yêu cầu tại di tích; kỹ năng về hướng dẫn viên, thuyết minh viên di tích; kỹ năng, nghiệp vụ về giao tiếp, ứng xử tại di tích; Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ tại di tích.

3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di tích

Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá rộng rãi các di tích để thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, du lịch; các hình thức tuyên truyền như: Trên phương tiện thông tin đại chúng; trên mạng xã hội, pano, áp phích, tờ rơi, xây dựng điểm đến trong các tour du lịch, tham gia quảng bá di tích trong các chương trình


xúc tiến du lịch của tỉnh. Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá di sản văn hóa gắn liền với các sự kiện văn hóa, lễ hội, thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ nội địa và quốc tế.

Bảo vệ môi trường di tích: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vệ sinh, môi trường tại các di tích; thường xuyên phổ biến các quy định của pháp luật, kiến thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý di tích, tổ chức lễ hội, quản lý du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Trong công tác quy hoạch di tích, khi lập dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, đường điện, nước, hệ thống phòng cháy-chữa cháy, bố trí không gian hài hòa như: hồ nước, các khu trồng cây xanh, cỏ hoa, nhà vệ sinh, khu bán hàng dịch vụ, không gian đi bộ, quy định tiêu chuẩn về sử dụng vật liệu phù hợp, hạn chế việc bê tông hóa, màu sắc dịu, không làm thay đổi, biến dạng các vật thể đã có, không mở nhiều đường đi trong khu di tích. Quy hoạch vùng đệm của di tích gắn với các sản phẩm nông nghiệp, thực vật phong phú như: các khu cánh đồng trồng hoa theo mùa phục vụ khách tham quan chụp ảnh, mua sản phẩm tại vườn (các loại cây ăn trái). Quy hoạch trồng cây bóng mát phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại di tích. Bảo tồn gìn giữ, phòng chống dịch bệnh cho các cây đã có, quy hoạch hệ thống đèn điện chiếu sáng, viễn thông, liên lạc phòng cháy chữa cháy phù hợp.

Công tác tuyên truyền, phổ biến đến Nhân dân và du khách, ngoài việc lắp đặt các biển bảng, panô, hướng dẫn nội quy, quy định ở trong và ngoài di tích, cần phổ biến cho khách hành hương thăm viếng di tích bằng các việc làm cụ thể như: hạn chế đốt vàng mã, đi lại theo hướng dẫn, không chen lấn xô đẩy, gây tiếng ồn, để rác đúng nơi quy định, không leo trèo viết vẽ lên thân cây, tường, không rắc gạo, muối tùy tiện ra lối đi…

Đối với Ban quản lý các di tích, thành lập và duy trì tổ vệ sinh, bảo vệ môi trường, tăng tần suất hoạt động trong những ngày diễn ra lễ hội hay sự kiện thu hút đông khách tham quan, thu gom vệ sinh theo giờ để tạo điều kiện cho khách tham quan; nhắc nhở xử lý các trường hợp vi phạm như: săn bắt sinh vật bằng các dụng


cụ vật chất hủy diệt, chặt hạ cây xanh, tổ chức hàng ăn uống chế biến từ thực phẩm tươi sống tại di tích, treo biển hay dùng âm thanh quảng cáo sản phẩm hàng hóa.

Với các di tích gắn liền với dân sinh của cộng đồng như: Làng truyền thống, buôn cổ cần lưu ý tới việc đi lại của khách, khuyến khích đi bộ, hạn chế dùng phương tiện cơ giới gây tiếng ồn đi vào di tích, khuyến khích việc thuê mượn xe đạp hay dùng xe điện vận chuyển khách (loại xe này cũng cần được cải tiến lại phù hợp như sơn màu mát dịu, vật liệu giả làm tre gỗ, nứa cho thích hợp). Xây dựng các trạm xử lý nước thải, quy định đường đi cho các loại gia súc tham gia sản xuất nông nghiệp (ở làng truyền thống); xử lý ô nhiễm từ các hộ chăn nuôi gia súc - gia cầm không để các cống rãnh trong tình trạng không có nắp đậy.

Đối với các khu ăn uống, chế biến thực phẩm đang tồn tại gần điểm tham quan (ở làng truyền thống hay buôn cổ) cần bổ sung hoàn thiện dần tác phong phục vụ chuyên nghiệp (trang phục, bảo hộ lao động), vật dụng trên bàn ăn đầy đủ: (Giấy lau, vỏ hộp, đồ mang theo). Khu chế biến cần được cách ly để giảm tiếng ồn, mùi khói bụi, thức ăn hoặc khu sơ chế thực phẩm, kể cả khu rửa dụng cụ.

Các hộ kinh doanh sản xuất các mặt hàng hay gây tiếng ồn, ô nhiễm như: kim khí, sửa chữa xe máy, đồ cũ hay các lò mổ gia súc gia cầm cần được di dời cách xa khu tham quan. Đầu tư các loại thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, sức gió để phục vụ cho dịch vụ du lịch, bố trí các kênh bán hàng hợp lý (với những di tích nằm gần chợ) như khu bán hàng hành lễ, lưu niệm, đồ khô, các quầy thực phẩm dễ gây ô nhiễm.

3.2.1.2. Nâng cao nhận thức của xã hội về di tích

Tập trung tuyên truyền nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, vào từng gia đình, cộng đồng dân cư, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa sâu rộng trong Nhân dân, đến các tổ chức, đoàn thể, chính trị - xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau, phong phú, đa dạng nhằm nâng cao ý thức chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật về di

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí