Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - 2


công với cách mạng là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu. Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã mang lại cuộc sống tốt hơn và niềm tin cho nhân dân đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo là người có công giảm mạnh qua các năm. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thủ tục hồ sơ, chưa có sự thống nhất, nhiều gia đình đối tượng người có công vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành Trung ương đôi lúc chưa kịp thời, chưa phù hợp, chưa tính hết các vấn đề phát sinh trong thực tế; sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết hồ sơ người có công còn chưa chặt chẽ. Nhất là một số quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ trong việc giải quyết các chế độ ưu đãi cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, công nhận Bà mẹ Việt nam Anh hùng… còn bất cập. Do đó, việc nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk để đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thực hiện chính sách này trong thời gian tới là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Tới nay có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở những mức độ, phạm vi khác nhau được công bố, có thể kể tới như:

Trong cuốn sách Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta (2009), tác giả Mai Ngọc Cường đã trình bày: “những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách an sinh xã hội; phân tích hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua với những cấu thành cơ bản là bảo hiểm xã hội,


BHYT, trợ giúp và ưu đãi xã hội; đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện 7 hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam”.[24]

Trong cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay (2013), Mai Ngọc Cường đã phân tích những thành tựu, những bất cập chủ yếu của hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam. Đặc biệt, tác giả tranh luận rằng: “chính sách an sinh xã hội chỉ là một hệ thống chính sách trong tổng thể chính sách xã hội của một quốc gia, bên cạnh chính sách an sinh xã hội còn có nhiều chính sách xã hội khác”. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất những khuyến nghị quan trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. [25]

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành chính trị học: “Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay thực trạng và giải pháp”, Lê Anh, 2017. Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn thực thi các chính sách an sinh xã hội tại TP. Đà Nẵng gồm những chính sách đối với người có công với cách mạng, người nghèo và chính sách bảo trợ xã hội từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chính sách an sinh xã hội tại TP. Đà Nẵng. Trong đó, là những ưu đãi đối với người có công với cách mạng tác giả đưa ra một số giải pháp về hỗ trợ phát triển nhà ở.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Luận án Phó Tiến sĩ khoa học luật học: “Hoàn thiện pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Đình Liêu (1996), đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn cả nước nói chung.

Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công: “Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay”, Phạm Hải Hưng, 2007. Luận văn tập trung tiếp cận nghiên cứu về năng lực của cơ quan hành chính nhà nước đối với việc thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công. Luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật đối với người có công ở nước ta.

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - 2

Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công: “Quản lý nhà nước về ưu đãi


người có công ở Việt Nam hiện nay”, Đỗ Thị Hồng Hà, 2011: Luận văn đã đưa ra một số nội dung liên quan đến nội dung quản lý nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công và thực trạng ưu đãi đối với người có công trên phạm vi cả nước từ đó đã đề ra một số giải pháp quản lý nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công.

Luận văn Thạc sĩ: “Quản lý nhà nước đối với người có công trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”, Nguyễn Xuân Bách, 2015. Luận văn nghiên cứu việc quản lý nhà nước đối với người có công, tổ chức quản lý và thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Bài viết “Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Thị Phương Thanh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 7/2015. Bài viết đã giới thiệu hệ thống pháp luật của Việt Nam về chính sách người có công với cách mạng kể từ khi Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay. Qua đó, tác giả phân tích, chỉ ra những điều còn bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật về người có công với cách mạng ở nước ta; tác giả đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trên.

Bài viết “Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, Tạp chí Cộng sản điện tử, 2015. Bài viết giới thiệu các chủ trương của Đảng về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng qua các kỳ Đại hội; tác giả đề xuất giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt hơn chính sách người có công với cách mạng ở nước ta. Qua đó tác giả khẳng định: việc thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được thực hiện thường xuyên, trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ngoài ra, còn có các công trình được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin đại chúng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn.

Bài viết “Thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng”, TS. Trần Văn Minh, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 7/2016. Bài viết đã khẳng định chính sách đối với thương binh, gia


đình liệt sĩ và người có công là nội dung cơ bản, bộ phận hữu cơ của chính sách đối với người có công với cách mạng, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Qua phân tích thực trạng, tác giả đã nêu lên một số giải pháp cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với đối tượng này, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài viết “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với nước hiện nay và định hướng đến năm 2020”, Phạm Thị Hải Chuyền, Tạp chí Cộng sản điện tử, 2016. Bài viết đã phân tích và chứng minh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta; đồng thời tác gia đưa ra những giải pháp có tính định hướng đến năm 2020.

Qua khảo cứu cho thấy, các công trình được công bố đã giải quyết được nhiều vấn đề khoa học về chính sách, thực hiện chính sách xã hội, chính sách đối với người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về thực hiện chính sách có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Do vậy, đề tài luận văn không bị trùng lặp, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, luận văn đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi người có công như: chính sách người có công với cách mạng, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, quy trình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nội dung thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và các


nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế.

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các chính sách người có công gồm: chính sách trợ cấp hàng tháng, chính sách trợ cấp đột xuất, chính sách bảo hiểm y tế, chính sách điều dưỡng phục hồi sức khỏe, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách ưu đãi học sinh, sinh viên trong giáo dục và đào tạo.

Về thời gian: từ năm 2016 đến 2020

Về không gian: trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách và thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng thời, luận văn vận dụng lý luận về chính sách công và thực hiện chính sách công để xây dựng khung lý thuyết của đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có những luận cứu khoa học về thực hiện chính sách ưu đãi người có


công, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Phương pháp thống kê mô tả: được tác giả sử dụng để trình bày số liệu thu thập được từ kết quả báo cáo hàng năm.

Phương pháp phân tích, đánh giá: đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk để từ đó đưa ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở để đề xuất những giải pháp.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi người có công.

Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công địa bàn huyện Ea Kar và đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến nay. Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cho việc nghiên cứu học tập trong đào tạo thực hiện chính sách, các nhà hoạt động trong lĩnh vực thực hiện chính sách.

7. Kết cấu của luận văn

Kết cấu luận văn gồm: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi người có công.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG

1.1. Người có công và chính sách người có công

1.1.1. Khái niệm Người có công

Theo quy định tại Điều 32, Pháp lệnh Người có công với cách mạng năm 2005, thì “Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước"; Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến”. [18, Tr 12]

Điều 29, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định chi tiết: “Người có công giúp đỡ cách mạng là người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước"; người được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công” hoặc bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến có đủ điều kiện xác nhận là người có công giúp đỡ cách mạng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng”. [20, Tr 7-8]

Theo Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012, Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Người có công với cách mạng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt


động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng”. [19, Tr 2]

Theo nghĩa rộng: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ là người có thành tích đóng góp hoặc những cống hiện xuất sắc phục vụ vì lợi ích của đất nước, của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật”. [22, Tr 85]

Ở đây có thể thấy rõ những tiêu chí cơ bản của người có công, đó là người có đóng góp, cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc. Những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Theo nghĩa hẹp: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật”. [17, Tr 15]. Ở khái niệm này, người có công bao gồm người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng.

Trong luận văn này, người có công với cách mạng là công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác ... đã có cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế, được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Khái niệm chính sách người có công

Chính sách là thuật ngữ được sử dụng phổ biến: “Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình”.

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023