“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện bằng đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa”.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” [22 tr. 42].
Theo tác giả Vũ Cao Đàm: “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội. Khái niệm hệ thống xã hội được hiểu theo một ý nghĩa khái quát, đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp hay một nhà trường”.
Chính sách nói chung là sách lược, là kế hoạch của Đảng và Nhà nước dựa vào đường lối chính trị chung và thực tế tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhằm đạt được một mục tiêu nhất định về những vấn đề của xã hội. Trên cơ sở chính sách đề ra, Nhà nước tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể, thể chế nội dung chính sách thành các quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện trong đời sống xã hội.
Chính sách đối với người có công với cách mạng là chính sách vô cùng quan trọng, nó phản ánh sự quan tâm, ý thức xã hội của Nhà nước, của cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế hệ cha, anh đi trước. Vì vậy, nó có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Làm tốt chính sách đối với người có công với cách mạng sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội, giữ vững thể chế. Ngược lại, nếu không thực hiện tốt chính sách ưu đãi này sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Chính sách đối với người có công là đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước căn cứ nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội nhằm ghi nhận công lao, sự cống hiến, hi sinh của người có công. Chính
sách đối với người có công được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật với các chính sách nhằm biết ơn đối với các thế hệ đi trước.
Vì vậy, chính sách người có công là chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hi sinh cao cả của họ, và đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công và gia đình của họ.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - 1
- Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - 2
- Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Của Huyện Krông Păk, Tỉnh Đắk Lắk
- Thực Trạng Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
1.1.3. Nội dung chính sách người có công với cách mạng
1.1.3.1. Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm:
Thứ nhất, người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
Thứ hai, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Thứ ba, liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định.
Thứ tư, bà mẹ Việt Nam Anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế và pháp luật đã liệt kê những trường hợp quy định những người là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Thứ năm, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”; người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động
trong thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.
Thứ sáu, thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh:
+ Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 12, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13;
+ Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 12, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.
Thứ bảy bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 15, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13.
Thứ tám người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học và do nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trường hợp: mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật.
Thứ chín người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.
Thứ mười người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.
Thứ mười một người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.
1.1.3.2. Một số chính sách ưu đãi người có công
Mục tiêu của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nhằm tôn vinh, tri ân, ghi nhận sự cống hiến, hy sinh, góp phần chăm sóc, ổn định đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình người có công với cách mạng, tạo sự tri ân, biết ơn giúp ổn định chính trị, phát triển xã hội; đồng thời, là sự thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, truyền thống với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta bao đời nay.
Nội dung chính sách người có công được quy định tại các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có công, gồm các chính sách cụ thể như sau:
Một là, trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho các đối tượng.
Hai là, cấp bảo hiểm y tế.
Thẻ Bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng toàn bộ cho các đối tượng
Ba là, điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
Bốn là, chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở.
Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ cải thiện nhà ở tùy theo hoàn cảnh, công lao đóng góp của từng người và khả năng của Nhà nước, địa phương. Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào chế độ ưu đãi cao nhất mà người đó được hưởng và chỉ giải quyết một lần.
Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nếu mua nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước thì được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nếu được Nhà nước giao đất làm nhà ở thì tùy theo công lao đóng góp sẽ được giảm một phần tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Năm là, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
+ Ưu đãi trong tuyển sinh, tạo việc làm
+ Hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
1.2. Thực hiện chính sách ưu đãi người có công
1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Thực hiện chính sách công có thể hiểu là: “quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua các hoạt động có tổ chức nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách”. Hay nói cách khác “là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng”. [2 Tr 12]
Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của Đảng và nhà nước thành hiện thực với các đối tượng quản lý là người có công với cách mạng nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Đảng và nhà nước. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước để đạt được các mục tiêu của chính sách. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động như ban hành kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, phối hợp thực hiện, kiểm tra, đôn đốc và hiệu chỉnh chính sách để chính sách phát huy tác dụng, hiệu quả trong cuộc sống.
Từ những quan niệm nêu trên, theo tác giả: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là toàn bộ các hoạt động có tổ chức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, nhằm đưa các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn đời sống, bảo đảm
những người có công với cách mạng được tiếp cận, hiểu rõ và thụ hưởng những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với họ.
Do tầm quan trọng của giai đoạn hiện thực hóa chính sách nên các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao, giám sát, kiểm tra công tác tổ chức triển khai thực hiện này. Có thể thấy số lượng người có công hiện nay rất lớn, với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, chính sách khác nhau, do đó để có thể thực hiện chính sách đối với người có công thì phải phân định ra một hệ thống tổ chức, phân công, phân cấp, phân quyền trách nhiệm cho các tổ chức, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức một cách hiệu quả trong việc thực hiện chính sách nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, đảm bảo công bằng cho các đối tượng.
1.2.2. Vai trò của thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc một, loại hình chính sách đặc biệt, là một bộ phận của hệ thống chính sách xã hội, là sự thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư đặc biệt. Do đó, thực hiện chính sách ưu đãi người có công có những vai trò dưới đây:
Thứ nhất, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một khâu hợp thành chu trình chính sách, thiếu vắng công đoạn này thì chu trình chính sách không thể tồn tại, là khâu kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống nhất là với khâu hoạch định chính sách, là bước hiện thực hóa chính sách trong đời sống xã hội.
Thứ hai, thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đây là giai đoạn biến ý đồ chính sách ưu đãi người có công thành hiện thực; từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung trong chính sách ưu đãi người có công; khẳng định tính đúng đắn của chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công đồng thời giúp cho chính sách ưu đãi ngày càng hoàn thiện.
Thứ ba, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là góp
phần vào thực hiện chính sách con người, làm cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội, đối với Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp của dân tộc, của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế có chiều hướng ngày càng phức tạp, sự bành trướng của một số nước lớn như hiện.
1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại địa phương là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp và nhiều ngành. Trong đó được phân công cơ bản như sau:
Ủy ban nhân dân các cấp: Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính nhà nước thuộc cấp mình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp: Là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước và trực tiếp hướng dẫn công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn lập hồ sơ công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của từng diện cụ thể. Đồng thời, chủ trì trong việc thực hiện các chính sách, chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công theo quy định của Nhà nước đã ban hành.
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan cùng cấp thực hiện việc xác nhận đối tượng người có công, thân nhân người có công để thực hiện các chính sách ưu đãi khác theo quy định về pháp luật ưu đãi về người có công.
Các cơ quan nhà nước có liên quan: Các cơ quan nhà nước có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật để thực hiện hoặc phối hợp cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chính sách ưu đãi có liên quan đến người có công và thân nhân người có công cụ thể như sau:
+ Cơ quan Nội vụ: Căn cứ xác nhận đối tượng là người có công hoặc thân
nhân người có công của Cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội để thực hiện việc ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức.
+ Cơ quan Y tế: Căn cứ thẻ Bảo hiểm y tế do cơ quan Lao động -Thương binh và Xã hội mua cấp cho đối tượng để thực hiện miễn 100% chi phí khám, chữa bệnh cho người có công và thân nhân người có công.
+ Cơ quan Kinh tế - Hạ tầng: Căn cứ xác nhận đối tượng là người có công hoặc thân nhân người có công của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở theo mức do Chính phủ quy định.
+ Cơ quan Thuế: thực hiện miễn, giảm các loại thuế theo quy định của pháp luật đối với người có công và thân nhân người có công khi có các giao dịch hành chính phát sinh...
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, vận động toàn dân tham gia chăm sóc người có công, xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa, thực hiện các chương trình tình nghĩa đối với người có công với cách mạng.
1.2.4. Quy trình thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng cũng tuân theo quy trình thực hiện chính sách nói chung và được tiến hành qua 5 bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách ưu đãi người có công.
Thực hiện chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với người có công gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện, những dự kiến về cơ chế trách