Ngoài việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách người có công sâu rộng trong cả hệ thống chính trị. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn kịp thời tham mưu ban hành Kế hoạch công tác chính sách, người có công trong năm.
Xây dựng kế hoạch vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và hỗ trợ làm nhà cho đối tượng chính sách ưu đãi người có công;
Xây dựng kế hoạch thăm, tặng quà gia đình thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu và viếng Nghĩa trang liệt sĩ nhân dịp Tết cổ tuyền và kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. Vào các ngày lễ lớn trong năm Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện cùng các ban ngành đoàn thể thường xuyên tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng và các gia đình chính sách có công tiêu biểu bằng nhiều hình thức như là bằng tiền, quà và hiện vật.
Hàng năm, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xây dựng các chương trình, Nghị quyết triển khai thực hiện công tác Thương binh Liệt sỹ, chú trọng tập trung vào xây dựng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng chính sách có công; Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp các phòng ban liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện các văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết các chế độ đối với người có công, đồng thời ban hành Quyết định giao chỉ tiêu hàng năm của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; rà soát hộ gia đình chính sách thuộc nghèo, hộ cận nghèo, hộ có khó khăn về nhà ở, đất ở, tăng cường công tác vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”,...v.v.
2.2.2. Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách
Bên cạnh việc triển khai đầy đủ, kịp thời chế độ ưu đãi với người có công, huyện Ea Kar còn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết về truyền thống cách mạng, sự hy sinh, cống hiến to lớn của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc
Để triển khai Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng; Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân và các văn bản liên quan đến người có công với cách mạng đạt hiệu quả, ngoài việc phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp tập huấn cho công chức phụ trách lĩnh vực người có công của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và cán bộ phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội cấp xã về các chế độ, chính sách mới hoặc những văn bản pháp luật được thay đổi, bổ sung... Ủy ban nhân dân huyện giao cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch và các văn bản triển khai thực hiện, chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể cấp huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn và cán bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các chính sách mới của Đảng, Nhà nước; chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc chính sách đối với người có công với cách mạng. Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách trên đài truyền thanh, thông qua các hội nghị của địa phương và hội họp tại các thôn, buôn, tổ dân phố nhằm chuyển tải thông tin các chính sách đến với người có công, một số địa phương, định kỳ đối thoại với người dân nhằm nắm bắt kịp thời và tháo gỡ những vướng mắc trong công tác giải quyết chế độ chính sách; do đó, việc thiết lập hồ sơ để giải quyết chế độ người có công đã thực hiện kịp thời, đầy đủ theo văn bản quy định của Pháp luật.
Nhân các ngày lễ kỷ niệm trong năm như, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, ngày Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 02/9 hằng năm... các ngành, các cấp đã lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách người có công với việc triển khai thực hiện
các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, chương trình thắp nến tri ân và công tác chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ... đã được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường tích cực tham gia hưởng ứng và đạt hiệu quả cao, tạo sức lan toả lớn trong phong trào đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn tỉnh. Thông qua các nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng đã nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân trong việc chăm sóc đời sống cho người có công và phong trào đền ơn đáp nghĩa.
Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách này còn được Mặt trận, Hội cựu chiến binh và các đoàn thể nhân dân từ huyện đến các xã, thị trấn tiến hành tổ chức lồng ghép với các buổi hoạt động để tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên và nhân dân hiểu nắm bắt khá đầy đủ về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Nhằm giúp cho người dân nắm bắt kịp thời các thông tin về việc giải quyết chế độ đối với người tham gia hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; công nhận phong tặng, truy tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng; giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,đày; Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cho Phòng lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp và phát hành hơn 20 ngàn tờ rơi tuyên truyền tại các xã, thị trấn.
Địa bàn huyện Ea Kar có 29 dân tộc trong đó dân tộc bản địa chủ yếu là người Ê Đê, các dân tộc từ nơi khác chuyển đến gồm có: Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Sán chỉ, Vân Kiều, Xơ Đăng...do đó công tác tuyên truyền được Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện bằng cả hai thứ tiếng đó là tiếng Kinh và tiếng Ê Đê.
2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Để thực hiện tốt công tác các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện; hàng năm Ủy ban nhân dân huyện đã có các văn bản chỉ đạo trong việc triển khai công tác chính sách người có công. Trên cơ sở đó, phân công trách nhiệm rõ ràng đối với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể. Do đó, đã có sự phối
hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với người có công, cụ thể:
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với Người có công. Mãng chính sách người có công của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội do một đồng chí Phó phòng được phân công trực tiếp điều hành và một đồng chí chuyên viên trực tiếp thực hiện công việc liên quan đến chính sách người có công. Với những công việc cụ thể như: Tiếp nhận, xác minh và thẩm định hồ sơ theo trình tự thủ tục đã quy định; giải thích hướng dẫn cho các cá nhân và Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát và tiến hành lập danh sách các đối tượng chính sách; lưu trữ và quản lý hồ sơ phục vụ tra cứu; hướng dẫn các thủ tục chi trả trợ cấp theo chế độ được hưởng, thống kê và báo cáo đúng theo quy định...
Phòng đã tham mưu cho Ban Quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa huyện; Ủy ban nhân dân huyện xây dựng phòng trào Đền ơn đáp nghĩa nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công cũng như việc thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công; ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực người có công, triển khai các văn bản liên quan tới Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các đơn vị trên địa bàn.
Phòng Nội vụ có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đối tượng Thanh niên xung phong tham gia trong kháng chiến; tra cứu, xác nhận đối tượng người có công với cách mạng được tặng thưởng Huân – Huy chương trong kháng chiến để làm cơ sở giải quyết chế độ chính sách cho người có công với cách mạng...
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện thực hiện chức năng giám sát đối với các hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện có trách nhiệm tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên trong tổ chức mình và nhân dân thực hiện.
Các đơn vị như: Cơ quan Quân sự huyện; Phòng tài chính – Kế hoạch; Phòng Kinh tế - Hạ tầng; Phòng Văn hóa – Thông tin; Đài Truyền thanh – Truyền hình
huyện; Hội cựu Thanh niên xung phong; Hội cựu chiến binh; Hội nạn nhân chất độc da cam; Đoàn thanh niên... đã thực hiện phối hợp trong công tác người có công một cách cơ bản.
Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn: mỗi xã, thị trấn đều đã bố trí 01 người làm công tác Lao động – Thương binh và Xã hội phụ trách công việc cụ thể như: Bảo trợ xã hội; Người có công; Trẻ em; Lao động...Phần lớn cán bộ phụ trách công tác chính sách ưu đãi người có công cấp xã không ổn định (có 06/16 đồng chí cán bộ phụ trách công tác Lao động – Thương binh & Xã hội cấp xã được công nhận là công chức còn lại 12 đồng chí là nhân viên hợp đồng hoặc là cán bộ kiêm nhiệm), thường xuyên thay đổi đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do chưa an tâm công tác.
2.2.4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
Để đảm bảo chính sách được thực hiện một cách đúng đắn và có hiệu quả thì không thể thiếu việc kiểm soát chính sách. Sau khi ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thường xuyên đôn đốc, theo dõi, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện.
Việc kiểm soát đối với công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện bao gồm: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội; Hội đồng nhân dân huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện, thông qua các hình thức như báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm và báo cáo 5 năm; thông qua ý kiến của người dân nhất là qua các cuộc tiếp xúc cử tri.
Định kỳ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cụ thể Phòng Người có công thường xuyên kiểm tra việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; Thanh tra Sở; Phòng Tài chính – Kế hoạch phê duyệt quyết toán, quản lý, sử dụng ngân sách chi trả cho các đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn huyện.
Ngoài ra hàng năm Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cũng xây dựng kế hoạch của ngành trong đó có nội dung kiểm tra công tác quản lý đối tượng, thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đối với người có công tại các xã, thị trấn.
Nhìn chung trong các năm qua việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện luôn đảm bảo chi trả trợ cấp kịp thời, chính xác, nhanh chóng đến tận tay đối tượng hưởng chế độ; việc quản lý đối tượng tương đối chặt chẽ, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đã được thực hiện đúng quy định.
2.2.5. Đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Hàng năm và 5 năm Ủy ban nhân dân cấp huyện đều tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm đối với công tác chính sách người có công. Ngoài ra, huyện còn tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết một số chương trình như Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định 22/2013/QĐ – TTg; Tổng kết phong trào vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa.... các Hội nghị đã đánh giá kết quả cũng như những ưu điểm, thuận lợi và tồn tại khó khăn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.
2.3. Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020
Trong 5 năm Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ea Kar đã tiếp nhận 856 hồ sơ đối tượng chính sách các loại (hồ sơ người có công, thân nhân người có công, các đối tượng liên quan khác) do các xã, thị trấn chuyển đến; qua kiểm tra, thẩm định và đối chiếu với các văn bản quy định đã đề nghị Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội ban hành quyết định giải quyết chế độ theo đúng quy định hiện hành đối với 1.164 hồ sơ đủ điều kiện (bao gồm các chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần...), gồm:
- Giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng đối với 80 hồ sơ đối tượng các loại (người có công, thân nhân người có công và các đối tượng liên quan khác);
- Giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với 219 hồ sơ các loại; giải quyết chế độ mai táng phí 225 hồ sơ; giải quyết chế độ ưu đãi giáo dục (học sinh, sinh viên) đối với 183 hồ sơ con của người có công với cách mạng; giải quyết chế độ cải thiện nhà ở (miễn giảm tiền sử dụng đất theo Quyết định số 118/1996/QĐ – TTg ngày 27/2/1996; Quyết định số 117/2007/QĐ – TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng
Chính phủ) đối với 75 hồ sơ đối tượng người có công; phong truy tặng 12 danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Ngoài ra, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ea Kar đã tiếp nhận 220 hồ sơ đối tượng chính sách người có công từ các tỉnh khác chuyển đến để quản lý, chi trả trợ cấp hàng tháng và giải quyết các chế độ liên quan khác theo quy định hiện hành; Hoàn chỉnh thủ tục giải quyết di chuyển 150 hồ sơ đối tượng người có công đang hưởng tại huyện đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến các tỉnh, thành phố theo nguyện vọng của đối tượng.
2.3.1. Kết quả thực hiện chính sách trợ cấp hàng tháng
Các đối tượng người có công đang hưởng trợ hàng tháng trên địa bàn huyện đó là: Thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; Người có công giúp đỡ cách mạng; Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Tuất liệt sỹ; Tuất thương, bệnh binh.
Mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công hiện nay đang được áp dụng theo Nghị định số 58/2019/NĐ – CP là 1.624.000 đồng, mức trợ cấp, phụ cấp cụ thể đối với từng trường hợp được quy định trong Nghị định này.
Việc chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng chính sách người có công được thực hiện đồng loạt tại các xã, thị trấn từ ngày 9 đến ngày 12 do chuyên viên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện trực tiếp chi trả tại các xã, thị trấn. Đối với những đối tượng người có công già yếu, bệnh nặng và đối tượng con đẻ người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học không thể đi nhận tiền tại địa điểm chi tiền, chuyên viên phòng sẽ chi tận nhà cho đối tượng... do đó việc chi trả tiền trợ cấp hàng tháng cho đối tượng được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, không gây phiền hà đến đối tượng thụ hưởng chính sách. Số tiền chi trả trung bình hàng tháng hơn 2,1 tỷ đồng cho gần 1090 lượt đối tượng.
Bảng 2.2. Số lượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk (Số liệu tính đến tháng 12/2020)
Loại đối tượng | Số người | Số tiền | |
1 | Mẹ VNAH, AH LLVTND | 2 | 12.466.000 |
2 | Thương binh | 345 | 712.676.000 |
3 | Thương binh loại B | 17 | 28.992.000 |
4 | Bệnh binh | 170 | 525.655.000 |
5 | Người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng | 8 | 7.364.000 |
6 | Người hoạt động kháng chiến và bị nhiễm chất độc hóa học | 108 | 215.621.000 |
7 | Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày | 35 | 34.090.000 |
8 | Trợ cấp Tuất liệt sỹ hàng tháng | 239 | 335.445.000 |
9 | Trợ cấp tuất đối với thân nhân của thương binh, Thương binh B, bệnh binh suy giảm khả năg lao động từ 61% trở lên từ trần | 64 | 64.681.000 |
10 | Người phục vụ thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, chất độc hóa học | 7 | 12.292.000 |
11 | Con đẻ người hoạt động kháng chiến |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Của Huyện Krông Păk, Tỉnh Đắk Lắk
- Thực Trạng Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk
- Số Liệu Cấp Thẻ Bhyt Cho Người Có Công Và Thân Nhân Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk
- Định Hướng Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk Giai Đoạn 2021-2030
- Các Giải Pháp Tăng Cường Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk