phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Ngoài ra đối với chế độ công tác theo nhiệm kỳ của nhân lực ngành Ngoại giao áp dụng theo quy định tại Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23/12/2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 06/11/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp, viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao), viên chức giảng dạy được công nhận hoặc được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00 [126].
Về đào tạo, bồi dưỡng được quy định trong hệ thống các văn bản sau: Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức [127]; Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ- CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức [128]; Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại giao, biên phiên dịch cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương giai đoạn 2021- 2025 phê duyệt tại Quyết định số 1275/QĐ-TTg ngày 19/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, về thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm được quy định các chương trình, khóa bồi dưỡng, tập huấn được tính vào việc thực hiện hình thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc tối thiểu hàng năm của cán bộ, công chức, viên chức gồm 3 hình thức: Các chương trình bồi dưỡng theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Các khóa tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ; và các khóa bồi dưỡng ở nước ngoài. Thời gian tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn quy định tại khoản 1 Điều này được cộng dồn để tính thời gian thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm. Trường hợp khóa bồi
dưỡng, tập huấn tổ chức kéo dài sang năm sau thì được tính vào việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm của năm mà khóa bồi dưỡng, tập huấn bắt đầu [129].
Về tôn vinh, trọng dụng nhân tài:
Theo quy định tại Điều 6 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019, chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ như sau: Nhà nước có chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng. Chính phủ quy định khung chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ. Căn cứ vào quy định của Chính phủ, người đứng đầu cơ quan quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 39 của Luật này quyết định chế độ trọng dụng và đãi ngộ đối [130]với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do cấp tỉnh quản lý.
Đối với chuyên gia ngoại giao, theo quy định tại Quyết định số 210/1999/QĐ- TTg ngày 27/10/1999 về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quyết định này được hưởng một số chế độ ưu đãi về chế độ sinh hoạt, trang thiết bị, đồ dùng cá nhân, phương tiện đi lại [131].
Chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao nước ta đã phản ánh được các nguyên tắc, quy định đối với chính sách bảo hộ nhà ngoại giao trong luật pháp quốc tế:
Bên cạnh những quy định phù hợp với thực tiễn quốc gia, hệ thống chính sách về nhân lực ngoại giao Việt Nam đã tiệm cận với mặt bằng quy định về nhân lực ngoại giao theo quy định quốc tế. Chính sách quốc gia về phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam không nằm ngoài các khuôn khổ quy định chung về viên chức ngoại giao trong pháp luật quốc tế. Cụ thể là:
Công ước Viên ngày 18/4/1961 về quan hệ ngoại giao đã xác định khái niệm người làm công tác ngoại giao, đặc điểm, nguyên tắc và chế độ hoạt động của
người làm công tác ngoại giao và các văn bản liên quan.
Công ước Viên 1963 về Quan hệ lãnh sự ngày 24/4/1963 đã hệ thống hoá các quy phạm lãnh sự; tổng kết thực tiễn quốc tế về hoạt động lãnh sự, xác lập nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia trong việc thiết lập quan hệ lãnh sự v.v.
Việt Nam tham gia Công ước này từ ngày 08/10/1992 và đến nay đã nội luật hóa các quy định cơ bản của Công ước về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho nhân lực ngoại giao là thành viên cơ quan lãnh sự về (i) quyền tự do đi lại, (ii) quyền bất khả xâm phạm về thân thể, (iii) Quyền miễn trừ xét xử và cung cấp chứng cứ, (iv) Miễn kiểm tra hải quan; (v) Các quyền ưu đãi và miễn trừ khác đối với thành viên CQLS và thân nhân như: miễn thủ tục đăng ký ngoại kiều và đăng ký cư trú, miễn giấy phép lao động; miễn bảo hiểm xã hội; miễn mọi thuế và phí. Bên cạnh đó, các thành viên cơ quan lãnh sự có trách nhiệm tuân thủ các quy định về việc thông báo về việc đến và đi, việc rời khỏi lãnh thổ nước tiếp nhận quy định trong Công ước.
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ TỔNG HỢP VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH, ASXH, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO NHÂN LỰC NGÀNH NGOẠI GIAO
Về chính sách BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngoại giao
Nhìn chung chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngoại giao không có sự khác biệt đối đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngoại giao được thực hiện như sau:
- Đối với cán bộ, công chức thì tham gia đóng góp và thụ hưởng các chế độ sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
- Đối với viên chức thì tham gia đóng góp và thụ hưởng các chế độ sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và bảo hiểm thất nghiệp. Mức đóng bảo hiểm xã hội được xác định trên mức tiền lương theo tỷ lệ đóng góp như sau:
Hình 1: Mức đóng vào các quỹ thành phần bảo hiểm xã hội
Người lao động | Người sử dụng lao động | Tổng đóng NLĐ | |||||
Hưu trí tử tuất | Thất nghiệp | Ốm đau thai sản | TNLĐ &BNN | Hưu trí, tử tuất | Thất nghiệp | ||
2007 | 5% | 3% | 1% | 11% | 20% | ||
2008 | 5% | 3% | 1% | 11% | 20% | ||
2009 | 5% | 1 | 3% | 1% | 11% | 1% | 22% |
2010 | 6% | 1 | 3% | 1% | 12% | 1% | 24% |
2012 | 7% | 1 | 3% | 1% | 13% | 1% | 26% |
2014 | 8% | 1 | 3% | 1% | 14% | 1% | 28% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 23
- Bảng Hỏi Và Bảng Tổng Hợp Kết Quả Phỏng Vấn Sâu
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Nhân Lực Ngành Ngoại Giao
- Kết Quả Nghiên Cứu Về Thực Hiện Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nhân Lực Ngành Ngoại Giao
- Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 28
- Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 29
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Cán bộ, công chức, viên chức được thụ hưởng các chế độ BHXH như sau:
Hình 2: Tổng hợp mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
Mức hưởng | |
Người lao động (so với lương) | |
Chế độ ốm đau | 75% |
Chế độ thai sản | 100% |
Chế độ TNLĐ-BNN | Tùy thuộc vào số năm đóng và tỷ lệ suy giảm khả năng LĐ người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc |
Chế độ hưu trí | Tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% |
Chế độ tử tuất | Trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp hàng tháng bằng 0,5 hoặc 0,7 tháng lương cơ sở |
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp | Trợ cấp thất nghiệp 60%; Hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề; |
Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội [5] Ngoài ra, đối với đặc thù riêng của ngành Ngoại giao thì đối với cán bộ, công chức, viên chức là thành viên cơ quan cơ quan ở nước ngoài thì phu nhân/phu quân là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan ở nước ngoài thì tham gia 02 chế độ bảo hiểm xã hội là hưu trí và tử tuất với mức đóng như sau3: a) Bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó của người lao động, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; b) Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Hình 3: Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với phu nhân/phu quân của thành viên cơ quan ở nước ngoài mà trước đó chưa từng tham gia BHXH
Chỉ tiêu | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 |
Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH | 2.780.000 | 2.980.000 | 2.980.000 |
(đvt: đồng)
Nguồn: Tổng hợp dựa trên quy định về điều chỉnh mức lương cơ sở3
Cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngoại giao nằm trong nhóm cán bộ,
3 3 Điều 15, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ
4 Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 , Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
công chức, viên chức nói chung và theo cách thống kê phục vụ quản trị hệ thống thì được gộp chung vào một nhóm đối tượng tham gia đó là nhóm Hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể. Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức viên chức ngành Ngoại giao được đánh giá chung thông qua việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với nhóm cán bộ, công chức, viên chức nói chung thuộc nhóm Hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về đối tượng tham gia BHXH.
Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với khu vực này, đây là khu vực có tỷ lệ tuân thủ chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội ở mức cao, tuy nhiên số người tham gia bảo hiểm xã hội ở nhóm này hiện đang có xu hướng giảm dần theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2014 trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện chính sách tinh giảm biên chế trong giai đoạn này. Mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của nhóm này xu hướng tăng theo từng năm, do tác động của việc tăng lương tự nhiên và điều chỉnh mức tăng lương cơ sở. Mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của nhóm này trong năm 2019 là 5,2 triệu đồng [139]. Về việc thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người lao động trong khu vực này thụ hưởng chủ yếu là 02 chế độ: thai sản, hưu trí.
Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với phu nhân/phu quân là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan ở nước ngoài trong giai đoạn 2015-2019 như sau:
Hình 4: Thực hiện chính sách BHXH đối với phu nhân/phu quân (2015-2019)
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Số người | 120 | - | 120 | 119 | - |
Mức tiền lương làm căn cứ đóng | 3.716.964 | 3.828.473 | 4.548.624 | 4.617. | - |
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2020
Qua các số liệu trên có thể thấy rằng, mặc dù việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, các chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngoại giao nhìn chung đều đảm bảo được theo đúng các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đây là đặc điểm chung của khu vực Nhà nước
(khối hành chính sự nghiệp). Tuy nhiên, công tác thống kê về việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và ngành Ngoại giao nói riêng còn một số điểm hạn chế như: trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành bảo hiểm xã hội hiện nay chưa phân nhóm đối với cán bộ, công chức, viên chức theo ngành và lĩnh vực, từ đấy dẫn đến một số các chỉ tiêu khác cũng chưa phân định được theo, ví dụ: số lượt hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, số người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức theo ngành, lĩnh vực. Do vậy, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay sẽ không thể có các con số đánh giá cụ thể và chi tiết hơn, từ đó làm cơ sở đánh giá việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với đối với cán bộ, công chức, viên chức theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể.
Đối với việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với phu nhân/phu quân là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan ở nước ngoài, số lượng đối tượng tham gia không nhiều, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cũng ở mức trung bình, hiện nay cũng chưa có hoặc hiện cơ quan bảo hiểm xã hội cũng chưa thống kê được nhóm đối tượng hưởng chế độ hưu trí, tử tuất đối với nhóm đối tượng này.
Thực tiễn thực hiện chế độ bảo hiểm y tế: Ở trong nước, hàng năm cấp mới cho gần 2.000 trường hợp; duy trì thăm, khám, cấp phát thuốc tại chỗ; tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho hơn 1.000 lượt cán bộ, nhân viên. Ở ngoài nước, hàng năm đều thực hiện cấp mới, gia hạn bảo hiểm y tế cho khoảng 900 trường hợp; đôn đốc Bảo Việt thực hiện các chế độ bảo hiểm y tế ngoài nước; một số trường hợp ốm đau, tử tuất đặc biệt được quan tâm xem xét, hỗ trợ. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, chế độ bảo hiểm cho nhân lực ngành trong hệ thống các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, các phái đoàn nước ta tại các tổ chức khu vực, quốc tế đang áp dụng bảo hiểm Bảo Việt còn rất hạn chế và hầu như không đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cán bộ công tác tại địa bàn ngoài nước.
Do chế độ hưởng theo định mức từ NSNN, mặc dù đã có tính toán điều chỉnh hệ số theo địa bàn, nhưng thực tiễn các mức hưởng cho thấy 2 khía cạnh:
Trong khi đa số cán bộ ngoại giao thuộc địa bàn trong nước được phỏng vấn bày tỏ sự hài lòng thì đại đa số cán bộ thuộc địa bàn ngoài nước của ngành phản ánh chưa hài lòng về chế độ an sinh xã hội (ASXH). Ở các địa bàn nước ngoài, mặc dù nước ta đã có hệ số điều chỉnh hỗ trợ nhưng do “nền mức hưởng quá thấp”, “chênh lệch giữa điều kiện của nước ta và các nước bạn”, “những khác biệt về văn hóa, thói quen, tập tục” … đã tạo ra khoảng cách rất lớn về chế độ hưởng ASXH. Trong kết quả phỏng vấn đã thu được ý kiến cho rằng “Đây thực sự là một vấn đề cần lo nghĩ để nhà ngoại giao đảm bảo phát triển thể chất và tâm lý để tập trung làm nhiệm vụ”.
- Về chính sách an toàn lao động: Chính sách an toàn lao động và chính sách bảo hiểm xã hội đối với phu nhân/phu quân là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan ở nước ngoài, số lượng đối tượng tham gia không nhiều, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cũng ở mứử vong đối với con người trong quá trình lao động và “Vệ sinh lao động” là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Về cơ bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động hiện nay không có quy định riêng đối với khu vực Hành chính sự nghiệp của Nhà nước nói chung và cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực ngoại giao nói riêng. Trong đó, các hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao hiện nay không nằm trong 11 ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-LĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Do vậy, về cơ bản các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Ngoại giao chỉ phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản về việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp, trợ cấp; chế độ phu nhân/phu quân ngoại giao và một số chế độ khác đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ- CP ngày 04 tháng 06 năm 2012 thay thế Nghị định 157/2005/NĐ- CP ngày 23/12/2005. Nguyên tắc áp dụng chế độ sinh hoạt phí: gồm 2 nguyên tắc