PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI VÀ BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU
A-BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
(45 phút/người, phỏng vấn 18 chuyên gia trong và ngoài Bộ)
Câu 1: Anh/chị hiểu như thế nào về phát triển nhân lực ngành Ngoại giao trong bối cảnh hiện nay?
Câu 2: Anh/chị vui lòng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân về công tác thực hiện chính sách thu hút, tuyển dụng nhân lực của Bộ Ngoại giao?
Câu 3: Anh/chị vui lòng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân về thực hiện chính sách sử dụng nhân lực của Bộ Ngoại giao?
Câu 4: Anh/chị vui lòng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân về thực hiện chính sách sử dụng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Bộ Ngoại giao?
Câu 5: Anh/chị vui lòng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân về thực hiện chính sách sử dụng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Bộ Ngoại giao?
Câu 6: Anh/chị vui lòng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân về thực hiện chính sách đánh giá nhân lực của Bộ Ngoại giao?
Câu 7: Anh/chị vui lòng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân về thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ người tài của Bộ Ngoại giao?
Câu 8: Anh/chị có nhận xét gì về các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngoại giao hiện nay?
Câu 9: Theo đánh giá của anh/chị, để tăng cường thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao, cần chú trọng các nội dung gì?
B- BẢNG TỔNG HỢP VÀ MÃ HÓA KẾT QUẢ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Mã số | Nội dung | |
1 | N01-TB | Đa số lượng tuyển được hàng năm đều ưu tiên sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo đại học nước ngoài về. Ngay số lượng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hệ cử nhân trong Học viện Ngoại giao trúng tuyển vào ngành cũng hạn chế, ví dụ tuyển 500 người thì lấy từ nguồn trong nước khoảng 10%” |
2 | N02-TB | Mặt ưu của chính sách tuyển dụng ưu tiên sinh viên trẻ học ở nước ngoài về là các em rất giỏi về giao tiếp ngoại ngữ. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều khoảng trống từ chính sách tuyển dụng này. Chẳng hạn “kiến thức về quản lý nhà nước, về hệ thống chính trị, về thực tiễn lịch sử nước nhà... của các em sinh sống và học tập ở nước ngoài về vào làm trong ngành đa phần là chưa hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức, viên chức trong nước” |
3 | N03-TB | “nhân lực mới tuyển 1-2 năm nay rất trẻ, các em ấy không lớn lên ở đất nước này; không hít thở bầu không khí này; không hàng ngày trải nghiệm những niềm vui, nỗi buồn, lo âu của người dân xứ này .... dẫn đến những khoảng trống trong thế giới quan, nhân sinh quan, dù có giỏi ngoại ngữ bao nhiêu đi chăng nữa”. Các chuyên ngành đặc thù như Luật, thông thường phải thành thạo một chuyên ngành khác rồi mới bước vào Luật mới thực hành được. Nhưng các bạn trẻ chuyên ngành Luật đã từng học qua một chuyên ngành khác, vững một chuyên môn khác, thường rất hiếm. |
4 | N04-TB | (Đã từng làm tại nhiều Vụ, cơ quan, đi nhiệm kỳ tại Đức, ASEAN…, từng là người viết truyện) Hành trang cần chuẩn bị cho nhà ngoại giao để đáp ứng nhu cầu |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 21
- Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 22
- Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 23
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Nhân Lực Ngành Ngoại Giao
- Kết Quả Tổng Hợp Về Thực Hiện Chính Sách Bhxh, Asxh, An Toàn Lao Động Và Chế Độ Trợ Cấp Cho Nhân Lực Ngành Ngoại Giao
- Kết Quả Nghiên Cứu Về Thực Hiện Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nhân Lực Ngành Ngoại Giao
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
trong tình hình mới: Ngoài chuyên môn, bằng cấp chuyên ngành cần các thông tin không mang chuyên môn nhưng có nhiều giá trị hiểu về đối tác, bạn bè qua nền tảng của họ (sách họ đọc, phim họ xem, nhạc họ nghe) để hiểu đối tác và thành công hơn Nguồn tuyển dụng cán bộ ngoài đến từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực, trong nước và quốc tế, không chỉ là chính trị mà còn bảo hộ công dân … ngoại giao là ngành đa lĩnh vực. Trong Bộ có nhiều anh chị mặc dù ko xuất thân từ dân chính trị những đã thành công trong nghề ngoại giao. | ||
5 | N05-TB | (chuyên viên Ủy ban người Việt ở nước Ngoài (dân tộc Tày, tốt nghiệp ngoại thương, thi đỗ ngoại giao, đi sứ tại Brazil) Khó khăn: do background đào tạo khác, kém hơn so với các bạn được đào tạo chính quy so với các bạn được đào tạo bài bản từ Học viện ngoại giao ra. Do vậy trái ngành thi vào thì cần cố gắng hơn rất nhiều. Khi học tại Đại học Ngoại thương có khả năng thích ứng, đã giúp tôi thích ứng với môi trường công việc. Bất kỳ công việc nào được giao đều là công việc mới, trải nghiệm mới. Khi vào trong Bộ, được lãnh đạo giao, thì tinh thần là cứ xông pha, không ngại việc, bắt tay vào làm và học trong công việc. Khi bạn ko có background chính quy về quan hệ quốc tế, khi làm việc thì sẽ được các sếp trong Bộ tạo điều kiện tối đa để học các khóa ngắn hạn về QHQT về nghiệp vụ lãnh sự, về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, đó là điểm thuận lợi. Khó khăn: Nỗ lực nhiều hơn + dành thời gian đi học nhiều hơn so với các bạn được đào tạo chính quy + các lớp nghiệp vụ căn bản như lễ tân, sắp xếp chỗ ngồi ….; Trong quá trình làm việc trong Bộ sẽ gặp những khó khăn khác như ngoại ngữ để có thể |
xử lý công việc, đặc biệt là khi công tác tại các cơ quan đại diện. | ||
6 | N06-TB | Trong tình hình mới, cán bộ cần 5 điều Bác Hồ dạy cho cán bộ ngoại giao là : Phải có quan điểm vững vàng về Đảng, tư tưởng đạo đức tôt, lợi ích. Cảnh giác. Học hỏi, tự lực cánh sinh. Học ngoại ngữ, công tác ở nước nào thì học ngoại ngữ ở nước ấy (lời dạy Bác Hồ từ năm 1964). |
7 | N07-TB | Ở Bộ Ngoài giao, ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp, có mạng lưới cán bộ sử dụng 16 thứ tiếng địa phương (Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha). Cần nghiêm túc đầu tư cho ngoại ngữ chuyên ngành đối ngoại, ngoại ngoại ngữ ra, để có thể thi vào Bộ cần đọc báo, nắm tin tức, đọc báo đài mới đảm bảo thực hiện được các chức năng của nhà ngoại giao. Mạng xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi nhà ngoại giao vừa giỏi ngoại ngữ, vừa giỏi công nghệ và am hiểu luật pháp. |
8 | N08-TB | Kiến thức, cơ năng học được từ Học viện ngoại giao đã giúp bạn những gì trong công việc, đặc biệt là nghề phiên dịch: HVNG trang bị nhiều kiến thức, kĩ năng (tiếng Anh, môi trường chuyên ngành đào tạo tiếng Anh chuyên ngành tốt nhất ở Việt Nam), các hoạt động ngoại khóa ở Học viện Ngoại giao (rèn luyện kỹ năng văn phòng, tài chính, lễ tân, hậu cần). Học viện ngoại giao đào tạo và nuôi dưỡng “chất ngoại giao” (cơ hội rèn luyện tiếp xúc với các nhân vật chính khách nổi tiếng Obam, Ban Ki Moon) (Vào tháng 4/2019, tháng 8 được phân công đi phục vụ tháp tùng CHủ tịch Quốc hội Kim Ngân AIPA 2019). |
9 | N09-TB | (Công việc ngoại giao có tĩnh có động, mỗi người đều được sắp xếp để bố trí vào công việc phù hợp với khả năng) • Kỹ năng nghiên cứu chiều sâu |
• Không chỉ là chạy theo các sự kiện Sự khác nhau giữa phóng viên và chuyên viên Bộ Ngoại giao: khả năng theo vẫn đề, từ lúc phát sinh, xâu chuỗi và dự kiến (có thời gian để nghiên cứu, nhiều tài liệu chuyên ngành để tìm hiểu, nghiên cứu, có môi trường đồng nghiệp để học hỏi, làm dày thêm chuỗi kiến thức đang tìm hiểu). Phóng viên đến sự kiện và sản xuất tin nhưng ko được tham gia vào các khâu khác. Do là chuyên viên thì cần nắm vững phải nghiên cứu thế nào về đối phương, chuẩn bị các bài thuyết trình quảng bá, liên hệ với địa phương, lên kế hoạch, sự kiện xong rồi thì tổng két thì viết lại hoạt động và dư luận về sự kiến ra sao, lập hồ sơ, công tác ngoại giao về báo chí vừa sâu vừa rộng. Làm phóng viên thì thời gian bất thường (công việc năng động, bận rộn, thay đổi thường xuyên) nhưng thời gian ổn định hơn thì làm chuyên viên trong Bộ (vừa có thời gian nghỉ thứ 7, CN và có thời gian cho gia đình). | ||
10 | N10-TB | (Con đường ngoại giao có thể bắt đầu từ ngay trên giảng đường đại học) Bỏ khu vực tư sang làm khu vực công ở BNG: Cá nhân là sự cân bằng giữa đam mê và thực tế. Đam mê – trong khu vực tư môi trường năng động, đòi hỏi mình tư duy cố gắng rất nhiều, nhưng sau 1 thời gian làm việc em thấy chưa thỏa mãn đam mê đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước. Về thu nhập, khu vực tư có thu nhập cao hơn Quy trình tuyển dụng công tâm, minh bạch. Điểm được và điểm mất của cán bộ ngoại giao: Điểm mất (công việc vất vả hơn nhiều so với các Bộ ngành khác, mất thời gian cuối tuần dành cho gia đình và người thân; về lâu về dài thì luân chuyển 3 năm xa gia đình. Điểm được (Quá trình tuyển dụng minh bạch |
và công tâm, được làm việc với đồng nghiệp đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; tham gia hội nghị hội thảo bình luận phân tích tổng hợp của các bác cây đa cầy đề trong ngành; được đi rất nhiều). | ||
11 | N11-TB | Xuất phát từ quan tâm đến lịch sử, văn hóa. Đất nước chúng ta không chỉ có ngoại giao chính trị mà còn có ngoại giao kinh tế, ngoại giao đa phương, các vấn đề về biển đảo, biến đổi khí hậu. Sau khi được tuyển vào Bộ sẽ được đi học lớp tiền Công vụ. Trong quá trình thực hành (dịch cấp cao) mình phải tự tin cho mình. Ngợp công việc: Nếu tính toàn bộ các kênh hơn 1000 cuộc họp, kênh chính trị an ninh cũng tương tự, nhưng nhiều chuyên viên tham dự. Quá nhiều công việc, thức đêm, báo cáo nhanh, chuẩn bị kỹ trước khi tham gia bất cứ sự kiện, hoạt động nào thì có sự tự tin. Nhất là đối với các chủ đề mới. 1 tuần trước, TBT Nguyễn Phú trọng tiếp đoàn đại sứ bổ nhiệm 2020 trước khi lên đường “các đồng chí đại sứ ở đây không phải là các vị sứ giả mà là sứ thật của các nước”, mục tiêu mà mỗi cán bộ ngoại giao đang hướng tới. Nguyễn Hữu Duy Minh_nói và viết, nắm, giải thích và áp dụng đúng luật pháp quốc tế. Sống và làm việc đúng như 1 Luật sư quốc tế. Tổ chức quốc tế: vừa là người tổ chức, làm nội dung, vừa quảng bá. |
12 | N12-TB | Chọn ngành ngoại giao: duy sơn, đại sứ quán Trung Quốc (xuất phát tự sự mến mộ, tự hào. Các trang sử của dân tộc ta, trong những thời khắc then chốt đều có sự đóng góp của công tác ngoại giao). |
13 | N13-TB | Lý Đức Trung (PGĐ Trung tâm Biên phiên dịch quốc gia): Duyên số. Nghề chọn người hay người chọn nghề. Trần Xuân |
Nguyên (Tùy viên ĐSQ VN tại Nhật). | ||
14 | N14-TB | Về hợp phần chính sách BHXH-BHYT cho cán bộ ngoại giao và phu quân/phu nhân trong thời gian nhiệm kỳ ở các địa bàn ngoài nước thực hiện trong các năm 2019-2020, chế độ còn quá thấp không đủ nằm viện ở nước sở tại dù chỉ 2-3 ngày”. (Nam, trong ngành, 42 tuổi, địa bàn châu Mỹ) |
15 | N15-TB | …giai đoạn trước Covid-19 có ốm cũng không dám vào trong bệnh viện, chứ chưa kể điều trị Covid … đa số giá viện phí của nước ngoài đều cao hơn rất nhiều lần của Việt Nam” (Nữ, trong ngành, 34 tuổi, địa bàn Châu Á) |
16 | N16-TB | “Cầm sẵn thuốc từ nhà đi … Răng khám ở đây khám rất đắt, nếu có vấn đề về nha khoa, mắt thì tốt nhất khám trước ở nhà, sang đây không đủ điều kiện…” (Nam, trong ngành, 43 tuổi, địa bàn khu vực Châu Âu) |
17 | N17-NN | “Nội dung chi tiết hướng dẫn thực hiện về chế độ BHXH cho nhà ngoại giao và phu quân/phu nhân trong triển khai rất ít, chỉ có 1 vài dòng, và cũng ít cập nhật hơn so với chế độ cho các đối tượng khác” (Nữ, 38 tuổi, ngoài ngành, cán bộ quản lý về BHXH, 2020) |
18 | N18-NN | Sự khác biệt giữa khu vực tư và khu vực công trong thị trường lao động của Việt Nam: Kinh nghiệm làm việc trong khu vực tư nhân: cá nhân được rèn luyện thích nghi. Môi trường tư nhân năng động hơn bộ ngành (nhận định này không đúng ít nhất là đối với Bộ Ngoại giao). Môi trường tư nhân khắc nghiệt hơn nhiều vòng quay công việc, tốc độ đào thải tạo ra những lo lắng hồi hộp không đáng có. Sự đa dạng, phong phú và năng động của Bộ Ngoại giao. Môi trường Bộ Ngoại giao, duy trì tình đồng nghiệp và động lực. |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phỏng vấn, 2019-2020)