PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN LỰC NGÀNH NGOẠI GIAO
Hàm ngoại giao: Là chức danh nhà nước, phong cho công chức ngành Ngoại giao để thực hiện công tác đối ngoại ở trong và ngoài nước. Theo pháp luật của các nước, thông thường hàm ngoại giao gồm có đại sứ, công sứ, tham tán, bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ 3, tuỳ viên.
Chức ngoại giao: Là chức vụ được bổ nhiệm cho thành viên có cương vị ngoại giao công tác tại các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài. Những người được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại giao có thể là công chức của ngành ngoại giao và cũng có thể là công chức của các nghành khác được điều động đến công tác trong đại sứ quán hoặc trong phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại tổ chức quốc tế liên minh chính phủ. Họ có thể là người mang hàm ngoại giao nhưng cũng có thể không mang hàm ngoại giao.
Cấp ngoại giao: Là thứ cấp bậc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, được xác định theo quy định của luật quốc tế và thoả thuận của các quốc gia hữu quan. Theo Luật Ngoại giao, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được chia làm ba cấp: cấp Đại sứ (hoặc Đại sứ Toà thánh Va-ti-căng) do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm; cấp Công sứ (hặc Công sứ Toà thánh Va-ti-căng) do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm; cấp Đại biện do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm.
PHỤ LỤC 3: VĂN BẢN QUY ĐỊNH CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NGOẠI GIAO VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
Các Nghị quyết của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đối ngoại:
- Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ đã nêu rõ “mỗi cán bộ, công chức cần thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn”.
- Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nêu rõ “Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sát với thực tế”.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 22
- Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 23
- Bảng Hỏi Và Bảng Tổng Hợp Kết Quả Phỏng Vấn Sâu
- Kết Quả Tổng Hợp Về Thực Hiện Chính Sách Bhxh, Asxh, An Toàn Lao Động Và Chế Độ Trợ Cấp Cho Nhân Lực Ngành Ngoại Giao
- Kết Quả Nghiên Cứu Về Thực Hiện Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nhân Lực Ngành Ngoại Giao
- Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 28
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
- Hội nghị lần thứ IX, Ban chấp hành Trung ương Khóa X về thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến 2020 nêu rõ “Mục tiêu cần đạt được là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết 29); Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29.
- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 04 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NGOẠI GIAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Hệ thống chính sách quốc gia về phát triển nhân lực ngành Ngoại giao được xây dựng trên cơ sở các quan điểm định hướng của Đảng, thể hiện trong nhiều văn bản khác nhau, do nhiều cơ quan xây dựng, trong đó chủ yếu là văn bản pháp luật.
Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế [153]; Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW [154]; Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2016; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức [142]. Chiến lược quản lý tri thức tại Bộ Ngoại giao, Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-TTg,ngày 07/1/2016).
Triển khai cụ thể các chính sách trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23/12/2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23/12/2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; Văn bản hợp nhất số 980/VBHN-BNG của Bộ Ngoại giao ban hành ngày 30/3/2021. Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Ngành đã ban hành kế hoạch tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2015 –
2021; Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Bộ Ngoại giao; Đề án Chương trình tổng thể về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ngoại giao 2016-2020; Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho công chức ngoại vụ địa phương” của Chính phủ (đã thực hiện thành công giai đoạn 2010-2015 và 2016-2020, Thủ tướng Chính đã đã ký Quyết định số 1275/QĐ-TTg ngày 19/08/2020 phê duyệt Đề án giai đoạn 2021-2025).
Quán triệt các quan điểm của Đảng trong thực hiện chính sách của Nhà nước, luận án đã rà soát thống kê, kết quả như sau:
* Theo chủ thể, thẩm quyền ban hành:
a) Các văn bản Luật có liên quan do Quốc hội ban hành: 3 văn bản Luật.
- Luật cơ quan đại diện nước CHXNCN Việt Nam ở nước ngoài năm 2017;
- Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ban hành ngày 13/11/2008; Luật Viên chức 58/2010/QH12 ban hành năm 2012.
- Luật số Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi số 52/2019/QH14 do Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12. Luật sửa đổi bổ sung quy định về công chức, về chính sách trọng dụng người có tài, quy định về xếp loại, nâng ngạch, xếp ngạch công chức, viên chức, thẩm quyền tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức vv..
b) Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và Bộ, ngành ban hành: 4 Chiến lược quốc gia; 8 Nghị định Chính phủ; 04 Quyết định Thủ tướng Chính phủ; 3 Đề án Chính phủ là Đề án “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế giai đoạn 2016- 2020 và giai đoạn 2021-2025”, Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2021-2025”, và Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho công chức ngoại vụ địa phương giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025”; 3 chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; 01 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 03 Thông tư liên lịch, 4 Thông tư.
* Thống kê theo các hợp phần chính sách phát triển nhân lực Ngành
- Tuyển dụng: 3 Nghị định
- Về sử dụng: 4 Nghị định, 1 Quyết định Bộ trưởng, 3 Thông tư liên tịch, 3 thông tư
- Về đào tạo, bồi dưỡng: 01 Nghị định, 1 Thông tư, 4 Quyết định, 04 Đề án Chính phủ
- Về tôn vinh, đãi ngộ: quy định trong 2 Luật, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
* Thống kê theo nội dung chính sách phát triển nhân lực Ngành:
- Chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Công văn số 9736-CV/VPTW ngày 14/2/2015 về việc giao Bộ Ngoại giao làm cơ quan đầu mối nghiên cứu triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân.
- Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới.
- Trong thời gian từ khi có Luật cán bộ, công chức (2008) và Luật Viên chức (2010) cho đến nay, Nhà nước đã ban hành một số chiến lược, quy hoạch, đề án lớn trong đó có Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn (viết tắt là Chiến lược PTNLVN 2011-2020) ban hành kèm theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 – 2030 (viết tắt là Chiến lược PTKTXH 2021 - 2030), Chiến lược quản lý tri thức tại Bộ Ngoại giao, Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-TTg, ngày 07/1/2016).
Chiến lược PTNLVN 2011 – 2020 đã thể hiện mục tiêu chiến lược đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng mũi nhọn trong sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Chiến lược PTNLVN 2011-2020 đã xác định những chỉ tiêu cụ thể cần phấn đấu đạt về số lượng và trình độ nhân lực ngành Ngoại giao.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định một nhiệm vụ quan trọng là đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, trong đó
bao gồm đội ngũ cán bộ, công chức ngoại giao và viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã được thảo luận và thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào tháng 1 năm 2021 đã xác định phát triển nhân lực là một trong các khâu đột phá chiến lược, nhấn mạnh “phát triển toàn diện” vốn con người, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có phẩm chất tốt, chuyên nghiệp, tận tụy, phục vụ nhân dân [121]. Bên cạnh các phẩm chất truyền thống, một số nội dung mới đã được bổ sung trong phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030, đó là: Xây dựng “nhân lực số” trong chính phủ điện tử để “đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” đã được nhấn mạnh. Đồng thời, an sinh xã hội phục vụ phát triển nhân lực cũng đã được xác định gắn phát triển toàn diện nguồn nhân lực với “chăm sóc con người”. Các hợp phần chính sách phát triển nhân lực đều được đưa vào tâm điểm đổi mới như chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm: Các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đối ngoại; Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1427/VPCP- QHQT ngày 26/02/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc đồng ý chủ trương và giao Bộ Ngoại giao chủ trì xây dựng Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho công chức ngoại vụ địa phương giai đoạn 2021 - 2025”. Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2071/VPCP-QHQT ngày 30/9/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác đối ngoại [155]; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho các bộ, ngành và địa phương giai đoạn tới. Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số
306/VPCP-QHQT ngày 13/02/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc yêu cầu các địa phương tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác đối ngoại của địa phương; bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành [156]. Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18 tháng 09 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.
* Thống kê theo hợp phần chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao: Bên cạnh các chiến lược, quy hoạch, đề án lớn, Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy về các hợp phần chính sách phát triển nhân lực, cụ thể như sau:
Về tuyển dụng, hệ thống văn bản áp dụng bao gồm: Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ và tuyển dụng đối với người có trình độ tiến sĩ; Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Về tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 2/2021/TT-BNV ngày 11 tháng 6 năm 2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lượng đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư; Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 28/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành Ngoại giao. Đối với tiêu chuẩn ngạch công chức ngành thanh tra, đối với thanh tra Ngoại giao thực hiện theo Nghị định số 157/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngoại giao Nghị định số 157/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của Thanh tra Ngoại giao [124]; Quyết định số 04/2008/QĐ- BNV ngày 17/11/2008 của Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thanh tra và Thông tư số 2433/2010/TT-BNG của Bộ Ngoại giao ngày 30/6/2010 hướng dẫn một số quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ thanh tra viên, thẻ thanh tra viên và trang phục thanh tra Ngoại giao [125]. Trong đó quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ áp dụng đối với thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra tại các cơ quan Thanh tra nhà nước thuộc ngành Ngoại giao (sau đây gọi là Thanh tra Ngoại giao) gồm: Thanh tra Bộ, Thanh tra cấp Tổng cục thuộc Bộ, Thanh tra Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành và cơ quan thanh tra khác theo quy định của pháp luật. Từ năm 2018 cho đến nay, một số văn bản quy định đã được bãi bỏ, thay thế. Cụ thể: Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/1/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT- BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức; Các điều 16, 17 và 18 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức đều đã được thay thế bằng quy định tại 20 điều khoản từ điều số 3 đến điều số 23 Thông tư số 01/2018/TT- BNV về thực hiện bồi dưỡng và chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Có thể thấy hợp phần chính sách về sử dụng nhân lực khu vực công đã có sự chuyển mình đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong giai đoạn 3 năm từ 2018-2021.
Về chế độ tiền lương và phụ cấp của nhân lực ngành Ngoại giao được thực hiện theo quy định tại các văn bản sau Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nghị định này hiện nay đã được thay thế một phần bằng các văn bản khác; Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính