Kết Quả Nghiên Cứu Về Thực Hiện Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nhân Lực Ngành Ngoại Giao

là chế độ sinh hoạt phí được áp dụng thống nhất đối với cán bộ, công chức cùng công tác nhiệm kỳ lại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; người giữ chức vụ cao hơn được hưởng chỉ số sinh hoạt phí cao hơn.

Trong thời gian công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ, công chức được Nhà nước thanh toán tiền nhà ở, điện, nước, chất đốt; được hưởng sinh hoạt phí, một số khoản phụ cấp, trợ cấp và một số chế độ khác do ngân sách nhà nước cấp theo quy định tại Nghị định này; được hưởng 40% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở trong nước; được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội như khi công tác trong nước.

Về chế độ sinh hoạt phí, chế độ sinh hoạt phí của cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có 3 mức tối thiểu là 400; 450 và 500 USD/người/tháng. Mức sinh hoạt phí tối thiểu sẽ được xem xét điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tại nước có cơ quan Việt Nam ở nước ngoài đóng trụ sở tăng từ 10% trở nên hoặc khi điều kiện kinh tế, tài chính của Nhà nước cho phép. Chỉ số sinh hoạt phí áp dụng cho các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được xác định theo hệ thống chức danh tiêu chuẩn và chức vụ ngoại giao của cán bộ, công chức tại cơ quan Việt Nam và hệ số mức lương trong nước. Về chế độ phụ cấp, trợ cấp thực hiện như sau: Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước giao kiêm nhiệm công tác tại các nước khác hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm địa bàn không quá 15% mức sinh hoạt phí tối thiểu. Trường hợp tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không bố trí đủ số cán bộ, công chức theo biên chế dược duyệt, cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao kiêm nhiệm công tác được hưởng phụ cấp không quá 15% mức sinh hoạt phí tối thiểu. Cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ ở các địa bàn trong thời kỳ có chiến tranh, dịch bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng được hưởng trợ cấp, mức tối đa không quá 30% mức sinh hoạt phí tối thiểu. Cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ phải làm việc ban đêm hoặc làm thêm giờ được bố trí nghỉ bù hoặc hưởng phụ cấp làm thêm giờ theo quy định hiện hành. Nữ cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ được phụ cấp

hàng tháng 5% mức sinh hoạt phí tối thiểu. Chỉ số sinh hoạt phí cao nhất là 250% và thấp nhất là 80%.

Một số chế độ khác: Cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước thanh toán các khoản sau: Tiền mua sắm trang phục làm việc và những đồ dùng thiết yếu trong nhiệm kỳ công tác; Tiền vé máy bay và tiền cước hành lý 50 kg ngoài quy định của Hàng không khi rời Việt Nam đến địa bàn công tác và khi kết thúc nhiệm kỳ về nước. Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam hưởng tiêu chuẩn vé máy bay hạng thương gia (business class) khi đến địa bàn lần đầu tiên và khi kết thúc nhiệm kỳ về nước; khi đi trình Quốc thư và chào kết thúc nhiệm kỳ ở những nước kiêm nhiệm và khi đi công tác cùng với quan chức nước sở tại hoặc do đoàn Ngoại giao tổ chức. Nếu đi bằng xe lửa thì được hưởng tiêu chuẩn vé toa hạng nhất; Bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài theo quy định hiện hành; Tiền công tác phí khi đi công tác trong nước sở tại hoặc ở nước khác theo quy định hiện hành. Cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với các tài sản và phương tiện cá nhân đem theo về nước khi kết thúc nhiệm kỳ theo quy định của pháp luật hiện hành (riêng đối với ô tô thì áp dụng theo quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ).

Về chế độ phu nhân/phu quân ngoại giao: Cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có chức danh từ Bí thư thứ nhất trở nên, Trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không giữ chức vụ ngoại giao và cán bộ, công chức hưởng chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước tương đương chỉ sổ sinh hoạt phí của Bí thư thứ nhất trở nên được hưởng chế độ Phu nhân/phu quân do ngân sách nhà nước đài thọ. Phu nhân/phu quân Đại sứ được hưởng 125% mức sinh hoạt phí tối thiểu; phu nhân/phu quân Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán và Trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không giữ Chức vụ ngoại giao hưởng 110%; phu nhân/phu quân Bí thư thứ nhất và cán bộ, công chức có chỉ số sinh hoạt phí tương đương Bí thư thứ nhất trở nên hưởng 80%. Phu nhân/phu quân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam khi đến nước sở tại nhận công tác và khi kết thúc nhiệm kỳ về nước bằng phương tiện máy bay, được hưởng tiêu chuẩn vé

máy bay hạng thương gia. Nếu đi bằng xe lửa thì được hướng tiêu chuẩn vé toa hạng nhất. Phu nhân/phu quân được hưởng chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh ở ngoài nước như cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ ở nước ngoài và các chế độ khác (tiêu chuẩn trang phục, vé máy bay cước hành lý...) theo quy định hiện hành. Ngoài ra, phu nhân được hưởng phụ cấp hàng tháng 5% mức sinh hoạt phí tối thiểu quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này. Phu nhân/phu quân là cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/phu quân tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương cơ bản hiện hưởng trong nước và được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Phu nhân/phu quân không phải là cán bộ, công chức nhà nước nhưng đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi đi nước ngoài được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Phu nhân/phu quân là cán bộ, công chức nhà nước khi kết thúc nhiệm kỳ được nhận trở lại cơ quan cũ làm việc và thực hiện chế độ nâng bậc lương trong nước theo quy định của cơ quan chủ quản trên cơ sở quy định chung của Nhà nước.

Chế độ đối với chuyên gia ngoại giao: Ngoài ra, Bộ Nội vụ xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với chuyên gia Bộ Ngoại giao với mức phụ cấp ở 2 mức là 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung. chuyên gia cấp Bộ thuộc Bộ Ngoại giao được áp dụng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung; còn chuyên gia cấp Vụ được hưởng phụ cấp mức 0,3. Phụ cấp trách nhiệm công việc được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT. Chuyên gia cấp nào thì hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc của chức danh đó kể từ tháng được công nhận chức danh chuyên gia cho đến tháng bị miễn nhiệm, nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Trường hợp được chuyển cấp chuyên gia thì chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm công việc cao hơn kể từ tháng được chuyển cấp. Trường hợp đã hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC NGÀNH NGOẠI GIAO


1. Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Về đào tạo, bồi dưỡng trung hạn, dài hạn, thực tiễn triển khai hiện nay, Học viện Ngoại giao được giao chủ trì 3 Đề án Chính phủ là Đề án “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025”, Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2021-2025”, và Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho công chức ngoại vụ địa phương giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021- 2025”.

Về bồi dưỡng ngắn hạn, bên cạnh các chương trình trung hạn và dài hạn, còn có đa dạng các chương trình ngắn hạn, chuyên đề chất lượng cao được các đơn vị Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức thường xuyên, bám sát chỉ đạo của Trung ương và nhu cầu chung của các địa phương. Trong đó, hình thức đào tạo, bồi dưỡng được áp dụng phổ biến trong ngành là đào tạo tại chỗ.

Về đào tạo theo yêu cầu, đây là hình thức đào tạo bồi dưỡng áp dụng nhiều với đối tượng nhân lực ngoại vụ địa phương: Với mục tiêu hỗ trợ nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác đối ngoại ở các địa phương kịp thời, hiệu quả, các chương trình hỗ trợ đào tạo cán bộ của Bộ Ngoại giao dành cho các địa phương được triển khai rất đa dạng ở dạng Đề án Chính phủ, Đề án ngành, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mục tiêu, các khóa thiết kế theo yêu cầu. Về đào tạo tiền công vụ, thực tiễn các khóa đào tạo tiền công vụ đều đi vào thực chất và có chất lượng hơn: Bộ đã tiến hành nhiều cải cách về nội dung chương trình (tập trung vào rèn luyện kỹ năng, nhất là kỹ năng viết), phương thức giảng dạy và bổ sung nhiều hoạt động khác (như điểm tin A đầu giờ, thăm quan, trao đổi với một số cơ quan đối ngoại trung ương và đơn vị của Bộ) nhằm tăng tính tương tác và thực tiễn khóa học. Về hình thức đào tạo tại chỗ, đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng đặc thù được chú trọng của Ngành.

2. Nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Hiện tại Bộ đang triển khai tổ chức các lớp với nhiều nội dung phong phú, phục vụ cho các đối tượng khác nhau với các mục tiêu học tập khác nhau, gồm:

- Các lớp phục vụ công tác luân chuyển: (i) các lớp cập nhật thông tin dành cho các đồng chí Trưởng CQĐD và các Tọa đàm chuyên đề về các khu vực dành cho các Trưởng CQĐD do Lãnh đạo Bộ phụ trách trực tiếp chủ trì, có sự tham gia của các đơn vị liên quan; (ii) lớp Cập nhật kiến thức chung cho cán bộ chuẩn bị đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện; (iii) lớp nghiệp vu lãnh sự ngoài nước; (iv) lớp nghiệp vụ kế toán ngoài nước; (v) lớp về công nghệ thông tin dành cho các cán bộ phụ trách về CNTT tại cơ quan đại diện.

- Các lớp phục vụ nâng cao kiến thức – kỹ năng đối ngoại và các kỹ năng khác phục vụ công tác: (i) Kỹ năng viết và phương pháp nghiên cứu; (ii) Phương pháp và kỹ năng phục vụ công tác đối ngoại; (iii) Tọa đàm chuyên đề phục vụ công tác đối ngoại; (iv) Tiền công vụ; (v) Văn thư – Lưu trữ - Bảo mật;

- Chương trình cử cán bộ đi thực tập tại các cơ quan đại diện nhằm đào tạo các cán bộ cán bộ phục vụ công tác đa phương.

Các chương trình đào cán bộ đi thực tập tại các cơ quan đại diện: Đối với đào tạo trong nước: Bộ chủ yếu cử các cán bộ đi học các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Bộ Nội vụ và Ban Tổ chức Trung ương phục vụ công tác đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch lương như: Cao cấp và Trung cấp lý luận chính trị; quản lý hành chính nhà nước các chương trình chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; an ninh quốc phòng; lớp dành cho cán bộ dự nguồn,…

Đối với ĐTBD ngoài nước: Bộ cử cán bộ tham gia các khóa học dài hạn để nâng cao trình độ học vấn như Thạc sỹ, Tiến sỹ, và các khóa ngắn hạn để nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ.

Về ngoại ngữ, với tiếng Anh thực hành, có các lớp đào tạo về soạn thảo văn bản, văn kiện đối ngoại chuyên sâu cũng như tiếng Anh giao tiếp đối ngoại; đàm phán đối ngoại nâng cao bằng tiếng Anh...

Ngoài ra còn có các lớp biên phiên dịch tiếng Anh, Pháp, Trung, Lào và Khmer và một số ngoại ngữ khác theo yêu cầu cụ thể của địa phương.

Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Các lớp đào tạo bồi dưỡng trong nước được triển khai chủ yếu trên 04 nhóm nội dung: (i) bồi dưỡng theo ngạch, bậc công chức, thăng hạng viên chức và theo chức danh lãnh đạo quản lý (Cao cấp lý luận chính trị; Trung cấp lý luận chính trị; Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng – an ninh cho các đối tượng; Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và cấp Phòng; Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên cao cấp, Chuyên viên chính, và Chuyen viên); (ii) bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn; (iii) bồi dưỡng nghiệp vụ - kỹ năng công tác đối ngoại; (iv) nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ phổ thông và kỹ năng biên phiên dịch.

3. Số lượng người được đào tạo bồi dưỡng

Trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2018, Bộ đã tổ chức gần 80 khóa đào tạo, bồi dưỡng khác nhau tại Bộ với 4.403 lượt cán bộ tham dự; đã giới thiệu và làm thủ tục cho khoảng 400 lượt cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng chức danh (chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và quốc phòng an ninh) và 112 công chức, viên chức được cử đi học cao cấp lý luận chính trị. Song song với đào tạo trong nước, Bộ đã cử 269 lượt cán bộ tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài trong khuôn khổ các thỏa thuận, đề án và theo các chương trình học bổng quốc tế khác.

Trong năm 2019, Bộ Ngoại giao chủ trì và phối hợp tổ chức 3 khóa đào tạo ở nước ngoài và 61 lớp đào tạo trong nước cho 8.534 lượt lãnh đạo, cán bộ địa phương trên cả nước, gồm 33 khóa bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, 2 lớp tập huấn thành tra chuyên ngành, 6 lớp cập nhật kiến thức về hội nhập quốc tế và 15 hội thảo, tọa đàm theo yêu cầu của các địa phương về Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Luật pháp quốc tế, Lãnh sự và bảo hộ công dân... và Hội nghị chuyên đề khác (102); 16 khóa đào tạo, bồi dưỡng và 06 Tọa đàm chuyên đề; cử công chức, vên chức tham dự 10 chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh/ngạch/bậc tại các cơ sở đào tạo theo quy định của Nhà nước, với tổng số 1.589 lượt công chức, viên chức tham dự, tăng 30% so năm 2018.

Trong tổng số lượt công chức viên chức được đào tạo trong năm 2019, Bộ Ngoại giao đã cử 396 lượt cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng chức danh: cao cấp lý luận chính trị là 33; Trung cấp LLCT: 12; Lãnh đạo quản lý cấp Vụ là 93, cấp Phòng là 17; chuyên viên cao cấp: 15; chuyên viên chính: 28; chuyên viên: 192; bồi dưỡng quốc phòng an ninh: 06. Trong năm, số lượng cán bộ được cử đi học lớp bồi dưỡng lãnh đạo quản lý và lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên tăng đột biến để đáp ứng nhu cầu bổ sung chứng chỉ trước bổ nhiệm và quy định mới của Bộ Nội vụ về chương trình Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

Đối với nhóm đối tượng nhân lực làm công tác hợp tác quốc tế trong các Bộ/ban/ngành khác, Bộ Ngoại giao chủ yếu thực hiện vai trò hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức đối ngoại và một số nghiệp vụ/kỹ năng ngoại giao cần thiết theo yêu cầu thực tế, cũng như triển khai chương trình bồi dưỡng kiến thức ngoại giao cho lãnh đạo chủ chốt của các cấp theo tình thần Ngoại giao toàn diện).

Hình 25: Quy mô đào tạo chính quy đến ngày 31/12/2020



Stt

Phương thức, trình độ đào tạo

Quy mô theo khối ngành đào

Tổng

Khối ngành

III

Khối

ngành IV


1

Sau đại học



383

1.1

Tiến sĩ



56

1.1.1

Ngành Quan hệ quốc tế


51

51

1.1.2

Ngành Luật quốc tế

05


05

1.2

Thạc sĩ



327

1.2.1

Ngành Quan hệ quốc tế


187

187

1.2.2

Ngành Luật quốc tế

80


80

1.2.3

Ngành Kinh tế quốc tế


60

60

2

Đại học chính quy




2.1

Ngành Quan hệ quốc tế


521

521

2.2

Ngành Luật quốc tế

376



2.3

Ngành Kinh tế quốc tế


451

451

2.4

Ngành Truyền thông quốc tế


464

464

2.5

Ngành Ngôn ngữ Anh


398

398

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

(Nguồn: Học viện ngoại giao, 2021)

Hình 26: Danh sách giảng viên cơ hữu chủ trì giảng dạy


Nguồn Học viện ngoại giao 2021 Về đào tạo dự nguồn đến năm 2021 Học 1

(Nguồn: Học viện ngoại giao, 2021) Về đào tạo dự nguồn, đến năm 2021, Học viện đã tuyển sinh 11 khoá

Nghiên cứu sinh Quan hệ quốc tế (QHQT), 04 khóa Nghiên cứu sinh Luật quốc tế (LQT), 21 khoá Cao học QHQT, 09 khóa Cao học LQT, 07 khóa Cao học Kinh tế quốc tế (KTQT), 47 khoá Đại học chính quy, 05 Khoá Cao đẳng và 23 khoá Trung cấp. Hiện nay, Học viện đã dừng đào tạo hệ Cao đẳng và Trung cấp. Nhân lực ngành được đào tạo trong các chương trình của Việt Nam và các chương trình hợp tác đào tạo thạc sĩ và cử nhân QHQT với Trường Đại học Lyon III của Pháp và Trường Đại học Victoria Wellington của New Zealand.

Về chính sách đào tạo đối với nhân lực ngoại vụ ở địa phương, trong 2 năm 2018-2019, Bộ Ngoại giao đã chủ trì và phối hợp tổ chức 29 lớp dành cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt các địa phương, phần lớn theo yêu cầu của các địa phương, trong đó có chương trình đào tạo – đối thoại “Phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập” do Bộ Ngoại giao chủ trì, Đại học Fullbright tham gia giảng dạy dành cho lãnh đạo nữ các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018 với sự tham dự của hơn 100 đại biểu, trong đó có 35 đồng chí Lãnh đạo nữ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023