Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 29

Bên cạnh các vấn đề chuyên môn, bố trí nguồn lực để thực hiện các hợp phần chính sách phát triển nhân lực ngoại giao là một hoạt động quan trọng đảm bảo đầu vào. Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao trong Chính phủ nói chung và nhân lực ngoại giao nói riêng, tận dụng được nguồn trí tuệ của chuyên gia và kinh phí từ các Quỹ, tổ chức phi chính phủ của vùng, khu vực là một kinh nghiệm tốt từ châu Âu. Trong số các cơ quan của Liên hiệp châu Âu, có một số cơ quan chuyên trách về mảng đào tạo, trong đó bao gồm Quỹ Đào tạo châu Âu (ETF- The European Training Foundation) và Trung tâm Phát triển Đào tạo nghề Châu Âu (Cedefop - European Centre for the Development of Vocational Training). Quỹ Đào tạo châu Âu là cơ quan của EU hỗ trợ các quốc gia trong Liên minh này cải cách các hệ thống giáo dục, đào tạo và hệ thống thị trường lao động áp dụng đa dạng các phương pháp luận dựa trên bằng chứng. Quỹ cung cấp các chuyên gia giàu kinh nghiệm làm việc (từ 25 năm kinh nghiệm trở nên trực tiếp làm việc với chính phủ, doanh nghiệp, các đối tác xã hội của các quốc gia trong EU và các nước láng giềng). Về nhân sự, Quỹ Đào tạo châu Âu có đội ngũ 130 nhân viên và chuyên gia làm việc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Quỹ. Với ngân sách hoạt động xấp xỉ 20 triệu euro (€), sứ mệnh của Quỹ Đào tạo châu Âu là giúp các nước đang phát triển và các nước đang trong thời kỳ quá độ chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực con người thông qua giáo dục, đào tạo và hệ thống thị trường lao động tương ứng chính sách đối ngoại hiện hành của EU. Trong khi Quỹ Đào tạo châu Âu thiên về hỗ trợ tăng cường năng lực cho khu vực nhà nước và giới sử dụng lao động thì Trung tâm Phát triển Đào tạo nghề Châu Âu thiên về tăng cường tỷ lệ người có việc làm và chất lượng lao động cho lực lượng lao động tại châu Âu thông qua hỗ trợ xây dựng chính sách và trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo nghề với phương châm giúp xây dựng đúng chính sách và cung cấp đúng kỹ năng cho thị trường lao động [152].

6. Một số giá trị tham khảo đối với thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao Việt Nam

Một nền ngoại giao hiệu quả cần có một Bộ Ngoại giao mạnh nắm vai trò “đứng mũi chịu sào”. Một Bộ Ngoại giao mạnh phải dựa trên một nền công vụ trong nước vững mạnh và nền ngoại giao mạnh (Hoa Kỳ).

Trong bối cảnh những năm gần đây, các lợi ích đối ngoại, an ninh an toàn của các quốc gia đều phải đối mặt với một loạt thách thức chính trị, kinh tế, chiến lược và văn hóa chưa từng có tiền lệ. Do vậy, nhu cầu cấp bách đặt ra là làm sao chuẩn bị và duy trì được một đội ngũ các chuyên gia ngoại giao sẵn sàng cả về trí tuệ và kinh nghiệm chuyên môn để bước vào hoạt động hiệu quả trong môi trường mới. Hoạt động ngoại giao gắn liền với phát triển. Do vậy, quan tâm sắp xếp tinh gọn cơ cấu và tái phân bổ các nguồn tài lực, nhân lực, vật lực về ngoại giao và phát triển tương xứng với thành phần quân sự, an ninh tác động quan trọng đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngoại giao.

Bài học về phát triển nhân lực trong lĩnh vực chính trị, quan hệ quốc tế đã cho thấy vai trò quan trọng của việc chú trọng bồi dưỡng các giá trị tinh thần cho đội ngũ nhân lực ngoại giao. Không đánh giá đúng vai trò quan trọng của các giá trị tinh thần thúc đẩy các cá nhân thực hiện chính sách [205, tr. 91–129] sẽ dẫn đến thất bại trong thực hiện chính sách phát triển nhân lực khu vực công. Bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng phát triển cho con người không chỉ tập trung vào các quyền cơ bản mà còn cần quan tâm đến quyền lợi xã hội, thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có bảo đảm phúc lợi xã hội [168].

Đào tạo nghề ngoại giao và bồi dưỡng nghiệp vụ đóng vai trò thiết yếu để nâng cao tổng thể hiệu quả hoạt động của nền ngoại giao. Trong quá trình thực hiện chính sách, có thể kết hợp bộ tiêu chí phát triển nhân lực quốc gia (43 tiêu chí) và vận dụng kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Hệ thống mô hình năng lực ngoại giao của Hàn Quốc, trong đó các năng lực chính cho các cán bộ ngoại giao cao cấp được xác định gồm đàm phán Ngoại giao, quản lý khủng hoảng, xây dựng quan hệ, phân tích chiến lược, quản lý sự thay đổi, hoà hiếu & hội nhập, định hướng hiệu quả hoạt động, quản lý xung đột nội bộ, và đào tạo tại chỗ cầm tay chỉ việc.

PHỤ LỤC 8: NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CƠ BẢN VỀ CÁC LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGOẠI GIAO VÀ MỘT SỐ

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA HỌC VIỆN NGOẠI GIAO TRONG THỰC HIỆN HỢP PHẦN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC NGÀNH NGOẠI GIAO


1. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về ngoại giao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

30 nhiệm vụ quyền hạn cơ bản về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về ngoại giao của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam (theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ)

(1)Trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, dự án pháp lệnh, nghị định …

Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 29

(2) Trình chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hằng năm và các dự án, công trình quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao …

(3) Trình dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước …

(4) Ban hành thông tư và các văn bản khác vê quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước …

(5) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

(6) Quản lý nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương….

(7) Quản lý các hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam theo quy định pháp luật …

(8) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài ….

(9) Công tác nghiên cứ và tham mưu dự báo chiến lược …

(10) Đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước trong đó có nhiệm vụ tại khoản (d) Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế ….người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài…

(11) Công tác lễ tân nhà nước, trong đó tại khoản (a) có quy định về quản lý nhà nước và hướng dẫn thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao …

(12) về công tác ngoại giao kinh tế trong đó tại khoản (d) quy định Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế và diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế….

(13) công tác ngoại giao văn hóa,

(14) công tác thông tin đối ngoại,

(15) công tác lãnh sự,

(16) công tác đối với hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài,

(17) công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài,

(18) biên giới, lãnh thổ quốc gia,

(19) quản lý cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong đó tại khoản (b) quy định về tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức, biên chế của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tại khoản (c) quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, cử, triệu hồi các thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

(20) Về quản lý hoạt động đối ngoại đối với đại diện của các cơ quan, tổ chức của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài), các đoàn Việt Nam được cử đi công tác nước ngoài,

(21) Quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các cơ quan đại diện các tổ chức

quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế,

(22) Quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam…

(23) công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế …

(24) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương về phát triển luật pháp quốc tế,

(25) quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật,

(26) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao ….

(27) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị được giao và ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật,

(28) Quyết định và chỉ đạo thực hiện các chương trình trình cải cách hành chính của Bộ Ngoại giao,

(29) Thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật,

(30) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Một số chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Học viện Ngoại giao trong thực hiện hợp phần chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Ngoại giao

Học viện Ngoại giao, theo quy định tại Quyết định số 07/2019/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/2/2019, là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại. Về đào tạo, bồi dưỡng, Học viện Ngoại giao thực hiện 4 chức năng, nhiệm vụ cơ bản, bao gồm: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học về quan hệ quốc tế, luật quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền thông quốc tế, ngoại ngữ và các chuyên

ngành khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Học viện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại, nghiệp vụ ngoại giao, kỹ năng công tác đối ngoại, ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của các bộ, ngành, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức trong ngành ngoại giao và cán bộ làm công tác đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương; tiến hành kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối ngoại, ngoại ngữ của các đối tượng liên quan theo quy định và thẩm quyền được giao. Thêm vào đó, Học viện có chức năng liên kết đào tạo đại học và sau đại học, hợp tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại giao, ngoại ngữ với các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu, các tổ chức trong nước và nước ngoài [32, tr. 1]. Nằm trong cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao, căn cứ Quyết định số 2007/QĐ-BNG ngày 15/7/2019 của Bộ Ngoại giao, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại thuộc Học viện Ngoại giao (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Bộ Ngoại giao, cán bộ làm công tác đối ngoại của bộ, ngành, địa phương và cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật [12, tr. 1]. Từ thực tiễn quan sát và hệ thống các hoạt động thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực Ngành tại Học viện Ngoại giao cho thấy, Học viện có quan hệ hợp tác với hơn 80 viện, trung tâm, cơ quan, tổ chức nghiên cứu và trường đại học trong và ngoài nước; ký thỏa thuận hợp tác với khoảng 60 cơ sở nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng trên thế giới, bao gồm các quốc gia từ tất cả các châu lục. Đây là mạng lưới chủ chốt tạo dựng nguồn và đào tạo nhân lực trong ngành Ngoại giao của Việt Nam ./.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023