Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 10


+ Đăng tải thông tin trên trang web và các phương tiện truyền thông nội bộ khác của Ban;

+ Tuyên truyền qua các văn bản, eoffice;

+ Huy động các tổ chức đoàn thể cùng tham gia truyền thông; tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo.

+ Truyền thông qua các cuộc họp giao ban, họp định kỳ,...

3.2.3. Tăng cường sự phối hợp của các cấp, các đơn vị liên quan trong công tác thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực

Để triển khai thực hiện một cách thuận lợi, thống nhất và nâng cao tính hiệu quả trong thực hiện chính sách PT NNL, Ban QLDA 1 cần chú trọng tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban nội bộ trong việc tổ chức, triển khai các nội dung, kế hoạch PT NNL của Ban.

Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Ban với các cơ sở đào tạo, với bộ phận quản lý nhân sự, triển khai chính sách tại EVN. Một trong những giải pháp quan trọng giúp cho sự phối hợp giữa các đơn vị thực hiện chính sách tại Ban được liền mạch, nhịp nhàng đó là việc phải tập trung xây dựng và thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ban. Lãnh đạo chủ chốt của Ban chỉ đạo phải là thành viên của Ban Giám đốc, tốt nhất là do Giám đốc đảm nhận để đảm bảo việc thực hiện, triển khai chính sách được trực tiếp, nhanh chóng và tăng hiệu lực thực thi của chính sách. Các thành viên trong Ban chỉ đạo được lựa chọn bao gồm đầy đủ lãnh đạo các phòng ban, đoàn thể. Ngoài ra, do đặc thù công việc chuyên môn của các lãnh đạo nhiều, để đảm bảo liên tục và hiệu quả của việc thực thi chính sách, Ban QLDA 1 cũng nên cho thành lập một bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo là một số CBCNV tại các phòng, ban có chuyên môn, nhiệt tình trong triển khai công tác tại đơn vị. Đồng thời, Ban chỉ đạo cũng phải xây dựng được cơ chế hoạt động, phân giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, tránh trường hợp tham gia Ban chỉ đạo chỉ cho có đủ thành phần trong khi đó thực chất công việc chỉ dồn


cho một vài thành viên thực hiện. Cụ thể, việc phân giao công việc trong Ban chỉ đạo có thể theo từng mảng công việc thực thi chính sách như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

- Phòng Tổ chức hành chính chủ trì công tác xây dựng quy chế, nội quy về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, các bộ phận tham gia tổ chức điều hành chính sách; các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực thi chính sách v.v… Đây cũng là đơn vị chủ trì công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chính sách.

- Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách: công việc này có thể giao cho Phòng Kinh tế kế hoạch chủ trì thực hiện vì đây là đơn vị có chuyên môn nghiệp vụ sâu trong lĩnh vực lập kế hoạch triển khai công việc. Kế hoạch thực hiện tổng thể phải bao gồm đầy đủ các kế hoạch chi tiết như: Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện; Kế hoạch tổ chức, điều hành;

Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 10

Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách…

- Các tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn thanh niên, Công đoàn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong CBCNV về chính sách PT NNL.

- Các đơn vị khác trong cơ quan tuy chỉ với vai trò phối hợp nhưng lại đóng góp một phần rất quan trọng trong kết quả thực hiện chính sách. Đây là những đơn vị triển khai trực tiếp chính sách đến với những chủ thể liên quan, đến CBCNV. Do vậy, việc phân giao nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách tại các đơn vị này phải có chỉ tiêu, kết quả cụ thể và hiệu quả thực hiện chính sách tại đơn vị phải được đặt lên hàng đầu.

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực

hiện

* Tăng cường, chú trọng công tác kiểm tra: Ban QLDA 1 cần coi việc đôn

đốc, theo dòi thực hiện chính sách phát triển NNL là hoạt động thường xuyên, quan trọng để đảm bảo các chủ thể thực hiện chính sách nêu cao ý thức, tinh


thần, trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách, nắm được tình hình thực tế thực hiện chính sách để có những chỉ đạo kịp thời.

Để thực hiện được điều này, Ban QLDA 1 đã duy trì bộ phận thường trực là phòng Tổ chức hành chính để trực tiếp thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện chính sách PTNNL. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện cho thấy việc chỉ giao bộ phận thường trực tai phòng Tổ chức hành chính chưa thực sự hiệu quả, chưa kiểm tra, bám sát được thực tiễn triển khai tại các đơn vị để có báo cáo, kiến nghị phù hợp. Do vậy, bộ phận thường trực công tác kiểm tra này ngoài cán bộ của phòng Tổ chức hành chính thì cần bổ sung thêm ít nhất một đại diện của từng đơn vị. Điều này sẽ đảm bảo được công tác kiểm tra sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục cũng như có tính bao trùm được toàn bộ các đơn vị, đến từng CBCNV từ đó sẽ có những phát hiện, đề xuất xác đáng. Ngoài ra, công tác kiểm tra cũng cần được tiến hành kiểm tra chéo giữa các đơn vị để đảm bảo tính khách quan khi đánh giá những tồn tại của quá trình thực hiện chính sách của từng đơn vị.

Ngoài việc tổ chức bộ phận thường trực thì Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng cần duy trì định kỳ hàng tháng thực hiện công tác kiểm tra, rà soát các mục tiêu kế hoạch đặt ra của chính sách. Công tác kiểm tra, rà soát của Ban chỉ đạo cũng phải được tổ chức một cách nghiêm túc, có lịch họp và nội dung chi tiết để các đơn vị chủ động, chuẩn bị trước các nội dung nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm tra.

Ban QLDA 1 cũng cần tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiết các nội dung của chính sách PT NNL, việc thực hiện các quy định, quy chế cụ thể như: công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, quy chế lương, khen thưởng, kỷ luật…; Trong quá trình kiểm tra cần có những phát hiện để hoàn thiện khung pháp lý về kiểm tra, giám sát đảm bảo kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện mục tiêu, chương trình và chất lượng, thực chất của các hoạt động thực thi chính sách.


* Tăng cường công tác đánh giá thực hiện chính sách: đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách PTNNL là khâu cần được chú trọng trong tiến trình thực hiện chính sách.

Với đặc thù của việc thực hiện chính sách PT NNL trong Ban QLDA 1 diễn ra theo thời gian dài và trên diện rộng với toàn thể CBCNV tham gia nên công tác đánh giá phải được triển khai định kỳ. Việc đánh giá có thể được thực hiện trong quá trình giao ban kiểm tra giám sát của Ban chỉ đạo, đánh giá tại các Hội nghị CBCNV; Hội nghị tổng kết và phát động phong trào thi đua - khen thưởng; Hội nghị tổng kết công tác đào tạo - bồi dưỡng, các buổi hội thảo, tọa đàm… lấy việc đánh giá thường xuyên tại các cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng làm trọng tâm vì sẽ theo sát và cập nhật được quá trình thực hiện, từ kết quả đánh giá sẽ đề xuất được các giải pháp kịp thời.

Ngoài ra, Ban cũng cần tổ chức công tác khảo sát, lấy ý kiến đánh giá rộng rãi của bản thân các CBCNV, các chủ thể khác có liên quan đến chính sách nhằm có được cái nhìn khách quan về quá trình triển khai thực hiện chính sách, từ đó có được các kết luận chính xác hơn. Đồng thời Ban cũng xác định được rò hơn những nội dung cần ưu tiên và các phương pháp, hình thức phù hợp nhất đối với từng đối tượng CBCNV làm cơ sở bổ sung kế hoạch thực hiện chính sách.

3.2.5. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách

Đổi mới phương pháp, thay đổi tư duy trong quản lý, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách theo hướng hiện đại, hiệu quả. Thực hiện công tác rà soát, đánh giá chất lượng, nhu cầu về nhân lực để phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại kịp thời, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể của vị trí công tác, đáp ứng thực thi nhiệm vụ của Ban. Đồng thời khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của từng cá nhân, đơn vị trong công tác thực hiện chính sách PT NNL trong Ban QLDA 1. Phát triển đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và người làm công tác phổ biến chính


sách, cần tuyển chọn những người có phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả năng tuyên truyền, thuyết trình tốt, có lòng nhiệt huyết với công việc. Một số biện pháp thực hiện cụ thể như sau:

- Nâng cấp trình độ cán bộ CNV để bắt kịp yêu cầu quản trị nhân sự hiện đại: Phân tích tình hình của Ban QLDA 1 để ứng dụng phương thức tiên tiến nhằm giám sát chặt chẽ hiệu quả sử nhân lực, quản trị và khai thác tri thức, Ban QLDA 1 cần nâng cấp trình độ CBCNV, đặc biệt là các cán bộ quản lý để bắt kịp với nhịp độ của cách mạng công nghiệp 4.0 bằng cách:

+ Đề cao vai trò lãnh đạo của các bộ phận, thay đổi tư duy quản trị từ giao việc sáng cơ chế khuyến khích sáng tạo, đổi mới, phát triển mô hình cán bộ quản lý có tư duy chiến lược.

+ Xây dựng hệ thống chia sẻ, kèm cặp, tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ quản trị nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu học tập, Ban cần xây dựng hệ thống quản lý học tập để giúp cán bộ trải nghiệm, chia sẻ và phản hồi tích cực trong văn hóa học tập nâng cao.

+ Thực hiện tìm kiểm, phát hiện, tuyển nhân tài về Quản trị nguồn nhân lực từ các đơn vị khác, ngoài thị trường. Học hỏi chuyên sâu về nguồn nhân lực từ các đơn vị quản lý dự án trong và ngoài nước.

- Đưa một số khái niệm quản trị hiện đại của thế kỷ 21 vào áp dụng và truyền thông nội bộ nhằm xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp:

Các khái niệm quản trị hiện đại cần được cập nhật và truyền thông tới đội ngũ CBCNV, giúp sử dụng các công cụ tư duy khoa học, giúp mọi người gắn kết trong làm việc nhóm, tư duy vượt ra ngoài khuôn khổ. Một số khái niệm cụ thể như:

+ Chiến lược Đại dương Xanh (Blue Ocean Strategy): giá trị tăng, trong khi chi phí giảm, nhờ vậy mà không phải cạnh tranh đối đầu và luôn tìm ra các sản phẩm, công nghệ, phương thức kinh doanh mới để dẫn đầu thương trường trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số.


+ Văn hóa Chính trực/Công bằng (Just Culture): Các tổ chức có tài sản vật chất và con người lớn như dầu khí, điện lực, hàng không, y tế… sau thời gian phát triển dài thường trở nên cồng kềnh, quan liêu và thiếu công bằng. Văn hóa chính trực/đúng đắn giúp các tổ chức, các nhà lãnh đạo chú trọng xây dựng văn hóa tổ chức, đề cao sự đối xử công bằng đối với nhân lực thông qua các định nghĩa hành vi. Văn hóa Chính trực giúp Ban xây dựng dân chủ cơ sở và quán xuyến nhiều mặt của đời sống doanh nghiệp.

+ Kinh tế thành viên (Membership Economy): Kinh tế thành viên là hệ tư duy, trong đó các tổ chức luôn hướng đến việc xây dựng mối quan hệ lâu dài, chính tắc với khách hàng của mình, đối với tổ chức đó là nhân viên. Ban cần coi người lao động là khách hàng gắn bó của mình, để mỗi người lao động cảm thấy mình được phục vụ để cống hiến và để giữ chân nhân tài cần tạo ra môi trường kinh tế thành viên.

+ Văn hóa học tập: Đề cao Văn hóa học tập của mỗi cá nhân trong tổ chức, khẳng định học và tự học liên tục là quá trình phải gắn liền với lộ trình phát triển cá nhân, là điều kiện để duy trì sức cạnh tranh của mỗi cá nhân người lao động, là sức cạnh tranh tổng hợp của Ban. Học tập trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là yếu tố tiên quyết xác định người lao động có khả năng tồn tại trong môi trường công nghệ này hay không, trong đó học tập bao gồm nhiều hình thức đa dạng, từ tự học, đào tạo kèm cặp, đào tạo tại chỗ, trực tuyến, hữu tuyến, hội thảo, hội nghị ... chứ không chỉ đơn thuần trong các khóa học định kỳ, kiểm tra nâng cấp như hiện nay.

Để phổ biến, truyền thông những khái niệm này, Ban có thể sử dụng nhiều biện pháp như: xây dựng các Nhóm đặc nhiệm theo chủ đề; mời chuyên gia quốc tế thực hiện đào tạo cơ bản lý thuyết; thực hiện các mô phỏng trên lý thuyết vào bối cảnh cụ thể của Ban, thực hiện đánh giá so sánh, thực hiện điều chỉnh công việc theo đánh giá.


- Xây dựng mô hình các nhà lãnh đạo trẻ có tư duy quản lý hiện đại: Xây dựng, đào tạo và phát triển tư duy chiến lược (Think Tank) đối với cán bộ trẻ, cán bộ trong quy hoạch và đặc biệt lực lượng lao động trẻ. Đẩy mạnh các hoạt động của lực lượng lao động trẻ (Đoàn thanh niên) đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ hay đổi mới, sáng tạo vì họ có sức trẻ, sức bật tốt và cần được động viên về vật chất lẫn tinh thần.

3.2.6. Đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ trong quá trình thực hiện chính sách

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện chính sách PT NNL là xu hướng tất yếu hiện nay. CNTT có thể được ứng dụng trong tất các các nội dung của quá trình thực thi chính sách từ xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, phân công thực hiện và kiểm soát đánh giá. Việc ứng dụng CNTT sẽ giúp cho việc thực hiện chính sách được dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Để khuyến khích ứng dụng CNTT trong thực thi chính sách PT NNL tại Ban QLDA 1, tác giả kiến nghị một số giải pháp sau:

- Nâng cao ý thức và khuyến khích toàn thể CBCNV ứng dụng các phần mềm, ứng dụng Multimedia trong quá trình thực hiện chính sách, đào tạo nâng cao chất lượng NNL đồng thời quan tâm đào tạo bồi dưỡng để đội ngũ CBCNV khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng. Do đặc thù đơn vị quản lý các Dự án có phạm vi rộng về địa lý nên Ban cần đặc biệt quan tâm, đầu tư cho các ứng dụng phục vụ cho công tác tuyên truyền, điều hành từ xa như hệ thống webside nội bộ, hội nghị trực tuyến, các phần mềm báo cáo, kiểm soát kế hoạch tự động…

- Xây dựng hạ tầng cơ sở để có thể khai thác tối đa khả năng của các thiết bị Multimedia trên cơ sở máy tính và Internet, xây dựng mạnh máy tính nội bộ (LAN), Mạng truyền thông kết nối giữa các đơn vị trong nội bộ Ban, nội bộ EVN cũng như kết hợp với các cơ sở đào tạo.


- Đổi mới trong xây dựng phương pháp đào tạo, đặc biệt là hình thức đào tạo, chương trình, giáo trình đạo tạo. Tích cức phát triển song song hình thức đào tạo trực tiếp truyền thống với học từ xa bằng máy tính và nối mạng để tạo điều kiện linh hoạt về thời gian do đặc thù công việc của Ban nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng đào tạo.

Tiểu kết Chương 3

Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực trong Ban Quản lý dự án Điện 1 sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển của đơn vị, đây là nền tảng để xây dựng đơn vị trở thành một Ban quản lý dự án chuyên nghiệp hàng đầu của Tập đoàn điện lực Việt Nam. Chính vì vậy trong thời gian qua, Lãnh đạo Ban QLDA 1 đã không ngừng quan tâm thực hiện hiệu quả chính sách phát triền nguồn nhân lực, xem đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của tất cả các đơn vị trực thuộc cũng như của từng cá nhân trong cơ quan.

Với các giải pháp đưa ra nêu trên, luận văn mong muốn thông qua những giải pháp này có thể giải quyết được những hạn chế cơ bản trong việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện tại của Ban Quản lý dự án Điện 1, góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách một cách hiệu quả.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022