xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,... cũng cần được xem xét trong việc tham gia thực hiện chính sách phát triển du lịch. Cơ sở để đánh giá việc thực hiện chính sách là chất lượng hoàn thành các mục tiêu đề ra ở từng giai đoạn cụ thể tại thời điểm đánh giá.
Bên cạnh đó, cũng cần xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách của các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và giản tiếp từ chính sách: mọi công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực hiện của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian [8,tr.63].
1.3. Một số yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay
1.3.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể thực hiện chính sách
Thứ nhất, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách phản ánh năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để chủ động ứng phó với tình huống phát sinh trong thực hiện chính sách, đạo đức công vụ,...
Các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền nếu thiếu năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, khi được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách phát triển du lịch sẽ đưa ra những kế hoạch không bám sát thực tiễn cuộc sống, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực, giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình thực hiện chính sách.
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong việc phối hợp thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động trong chu trình chính sách. Rõ ràng việc phối
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 1
- Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 2
- Chủ Thể Và Chu Trình Cơ Bản Của Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
- Kết Quả Đạt Được Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Thọ Và Nguyên Nhân Của Chúng
- Điều Chỉnh Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
- Một Số Hạn Chế Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Thọ Và Nguyên Nhân Của Chúng
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
hợp này hiệu quả hay không đều tác động, ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chính sách.
Thứ hai, công tác vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay.
Thực tiễn thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước ta hiện nay cho thấy, công tác vận động, tuyên truyền về chính sách còn bị xem nhẹ và được thực hiện mang tính hình thức. Vì vậy mà kết quả vận động, tuyên truyền chưa cao, tác động ngược trở lại việc thực hiện chính sách.
Công tác vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách nếu được tổ chức một cách hợp lý, khoa học sẽ làm thay đổi nhận thức và chuyển biến về hành vi của các chủ thể cũng như đối tượng chính sách khi tham gia vào quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước ta.
Thứ ba, điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của Nhà nước. Để tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch đạt được kết quả cao,
Nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất, kỹ thuật để phục vụ cho việc triển khai ấy. Nếu điều kiện kinh tế và các nguồn lực vật chất, kỹ thuật đáp ứng được mọi yêu cầu trong quá trình thực hiện chính sách, việc thực hiện chính sách ấy sẽ đạt hiệu quả và ngược lại.
Hiện nay, ở nước ta, cơ cấu đầu tư cho sự phát triển chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho các ngành, lĩnh vực không đồng đều, chưa đúng đối tượng,... làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường. Kết cấu hạ tầng giao thông đến vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói còn thiếu và yếu kém, vì vậy việc thực hiện chính sách cũng như vấn đề tiếp cận chính sách đến các vùng này là còn khó khăn vô cùng.
1.3.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng chính sách
Thứ nhất, nguồn lực của đối tượng chính sách.
Để tham gia vào quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, nguồn lực là một yếu tố không thể thiếu đối với cả phía Nhà nước và phía các đối tượng của chính sách. Các đối tượng của chính sách phát triển du lịch hiện nay còn thiếu và yếu về nguồn lực, nhất là nguồn lực vật chất.
Thứ hai, nhận thức của đối tượng chính sách.
Nhận thức của các đối tượng chính sách còn chưa thực sự được nâng cao tuy đã ít nhiều được tiếp nhận sự vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách phát triển du lịch của Nhà nước. Điều này gây khó khăn cho các bước trong chu trình chính sách nói chung, chu trình thực hiện chính sách nói riêng. Nếu không cải thiện vấn đề này, nó sẽ ngày càng gây khó khăn, cản trở việc thực hiện chính sách một cách hiệu quả.
1.3.3. Những yếu tố khác
Thứ nhất, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại.
Điều này đương nhiên kéo theo sự phát triển nhanh của ngành du lịch. Du lịch giờ đây trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ, đóng góp trong việc xây dựng, phát triển sức mạnh tổng thể của một quốc gia.
Trong xu thế chung ấy, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch và thực hiện chính sách du lịch. Hội nhập quốc tế về du lịch tạo cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam gia tăng nguồn khách quốc tế, qua đó tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của các nước thông qua các chương trình, dự án tài trợ cụ thể trong phát triển du lịch và thực hiện chính sách du lịch. Tuy nhiên, khi thị trường kinh tế biến động khó lường, lượng khách quốc tế sụt giảm, trong khi ngành du lịch còn non yếu, khó cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển du lịch của nước ta.
Thứ hai, nguồn nhân lực du lịch.
Đặc thù của nhân lực du lịch là kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách với tâm lý, nhu cầu, ngôn ngữ, văn hóa,... khác nhau giữa từng người. Điều này đem đến chất lượng dịch vụ trong cảm nhận của từng khách hàng. Trình độ của nguồn nhân lực là khác nhau, không đồng đều về chất lượng. Mặt khác, thông qua việc tuyên truyền chính sách phát triển du lịch đến với mỗi nhân lực ngành du lịch – những người trực tiếp làm việc với khách hàng, sẽ khiến cho việc phổ biến, nhân
rộng hơn mục tiêu chính sách đến đông đảo người dân. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là bài toán cần có lời đáp ngay lúc này nếu muốn đảm bảo chính sách hay việc thực hiện chính sách được truyền bá đúng trong thực tế.
Ngoài ra, còn có các yếu tố về môi trường, văn hóa, khí hậu, điều kiện dân cư,… cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Tiểu kết Chương 1
Thực hiện chính sách phát triển du lịch là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch đối với những đối tượng cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản, chu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch bao gồm nhiều giai đoạn và nhiều nhân tố gây tác động. Mỗi giai đoạn có vị trí, vai trò quan trọng riêng. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay có thể là năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong thực hiện chính sách phát triển du lịch; công tác vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách phát triển du lịch; điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của Nhà nước.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Bối cảnh chung thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, được tái lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 3.533,4 km2 (chiếm 1,2% diện tích cả nước).
Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi để Phú Thọ liên kết vùng phát triển du lịch. Du lịch Phú Thọ giữ vai trò là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cầu nối du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông và Tây Bắc; điểm kết nối quốc tế trong hành lang kinh tế Quảng Ninh
– Hà Nội - Côn Minh; kết nối tuyến du lịch tâm linh với các tỉnh duyên hải.
Phú Thọ có khí hậu mang đậm đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội, phát triển du lịch.
Hệ thống sông ngòi ở Phú Thọ cũng rất phong phú, với năm sông lớn chảy qua: sông Chảy, sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Lô, sông Bứa và 41 phụ lưu, cùng với 130 suối nhỏ, hàng ngàn hồ, ao phân bố đều khắp trên địa phương,, nguồn nước mặt dồi dào. Đây cũng là nguồn tài nguyên du lịch trên sông rất có giá trị, đặc biệt là trong điều kiện khai thác kết hợp với văn hóa dân gian Phú Thọ và ẩm thực.
2.1.1.2. Điều kiện xã hội
Dân số và nguồn nhân lực: Tính đến hết năm 2012 dân số toàn tình Phú Thọ là 1.340.813 người, mật độ dân số bình quân 379,5 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,98% và tăng cơ học là 0,1% . Dân cư Phú Thọ có đặc điểm là dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, mặt bằng dân trí cao hơn mặt bằng chung cả nước, dân cư năng động, sáng tạo là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Tỉnh Phú Thọ có sự đa dạng văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85,89% số dân toàn tỉnh, dân số là người dân tộc thiểu chiếm 14,11%. Dân tộc Mường chiếm 13,62%; dân tộc Dao chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%; dân tộc Tày chiếm 0,15%; dân tộc Mông chiếm 0,05%; dân tộc Thái chiếm 0,04%; dân tộc Nùng chiếm 0,03%; dân tộc Hoa có chiếm 0,02%; dân tộc Thổ chiếm 0,01%; dân tộc Ngái chiếm 0,008%...Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, ẩm thực… là nguồn tài nguyên để khách du lịch tham quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số thường sống ở vùng sâu, vùng xa, các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên còn hoang sơ, thuận lợi việc phát triển du lịch cộng đồng.
Tất cả những điều kiện trên là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của Phú Thọ.
2.1.2. Tiềm năng khai thác du lịch của tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có thể là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên là cơ sở để các lọai hình du lịch tự nhiên phát triển. Đó là loại hình hoạt động du lịch đưa du khách về những nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, quang cảnh tự nhiên hấp dẫn… nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ [23,tr.63]. Tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là tất cả những gì do xã hội cộng đồng tạo ra có sức hấp dẫn du khách cũng như những thành tố khác được đưa vào phục vụ phát triển du lịch. Như vậy, tài
nguyên du lịch nhân văn sẽ được hiểu bao gồm các di tích, công trình đương đại, lễ hội, phong tục tập quán [23,tr.66]. Ở Phú Thọ, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm một số loại hình điển hình như Hát Xoan Phú Thọ- di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại; Khu di tích lịch sử Đền Hùng - di tích đặc biệt cấp quốc gia và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Phú Thọ là vùng đất có nhiều di chỉ khảo cổ như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên, Xóm Rền ... Phú Thọ còn lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa dân gian, lễ hội như hội Đền Hùng, hội phết Hiền Quan, hội bơi chải Bạch Hạc, hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như mây tre đan Đỗ Xuyên, ủ ấm Sơn Vi, nón lá Sai Nga… Tất cả đều rất hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.372 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 71 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 174 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Những di tích tiêu biểu có giá trị phát triển du lịch.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Ngoài ra còn có Đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, đền Lạc Long Quân được đầu tư xây dựng mới tạo cho quần thể khu di tích đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Tại đây, hàng năm diễn ra lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.
Khu di tích khảo cổ Làng Cả là một khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sầm uất có tính liên tục từ thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ. Khu Di tích khảo cổ Gò Mun là di tích tiêu biểu cho văn hóa Gò Mun ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thuộc thời đại đồng thau ở Việt Nam, bước chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành văn hóa Đông Sơn - thời kỳ đồ sắt. Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu, có từ thời Hậu Lê với kiến trúc chạm gỗ quý giá. Tượng Mẫu Âu Cơ trong đền được tạo tác từ thời Lê có giá trị nghệ thuật cao. Đây là địa điểm khai thác du lịch tâm linh, về nguồn.