Chính Sách Nhà Nước Chưa Mang Tính Đột Phá Trong Việc Phát Triển Du Lịch

nhiên, những văn bản luật chuyên ngành vẫn còn chậm khiến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch khó phát triển.

Khi đã có chính sách thì lại chậm triển khai, như việc làm thủ tục để chuyển các nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh du lịch, quy chế quản lí Karaoke, vũ trường, massage, xông hơi, các tệ nạn ăn xin, trộm cắp, bán hàng rong ở các nơi du lịch, nhiều hiện tượng không phù hợp với yêu cầu văn minh du lịch vẫn còn tồn tại. Đó là hậu quả của sự thiếu đồng bộ trong việc phối hợp hành động giữa du lịch và các ngành nội vụ, văn hoá thông tin và chính quyền các cấp. Tình trạng lộn xộn trong hoạt động quản lí du lịch, kinh doanh lữ hành, khách sạn vẫn chưa được chấm dứt. Việc bảo vệ môi trường nhằm phát triển lâu dài du lịch “xanh” và “sạch” ở nước ta còn nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra, cần phải giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động du lịch.

Tựu chung lại, môi trường pháp lí cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch được cải thiện trong thời gian qua nhưng vẫn còn chưa thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp.

3.1.2. Chính sách Nhà nước chưa mang tính đột phá trong việc phát triển du lịch

Thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp với nhiều loại phí, lệ phí tăng thêm, đặc biệt là việc chi thêm ở các cửa hàng hành chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải cần tới đối tác Việt Nam để hoạt động một cách suôn sẻ. Bên cạnh đó, các thông tin chính thức, đáng tin cậy về thị trường du lịch tại Việt Nam, giá đất, các thủ tục xin phép đầu tư cần thiết...còn thiếu. Việc quản lí đầu tư, kinh doanh và khai thác tại các khu du lịch còn chồng chéo. Thực hiện quản lí đầu tư xây dựng theo quy định của luật pháp về đầu tư xây dựng, quản lí mở rộng theo pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lí kinh doanh, khai thác phục vụ hoạt động du lịch theo Nghị định 39 và một số văn bản pháp luật khác. Trong công tác quy hoạch, các yếu tố về thị trường khách, sản phẩm, tài nguyên du lịch, tình hình xã hội... chưa được phân tích, đánh giá thấu đáo khiến nhiều dự án quy hoạch, đầu tư bị kéo dài, gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư và địa phương có dự án đầu tư. Việc thanh tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước đối với các dự án, công trình phát triển các khu du lịch chưa hiệu quả.

Những ưu đãi cho hoạt động lữ hành quốc tế chưa rõ ràng, thậm chí hầu hết văn bản luật đưa ra các quy định khó khăn nhất, thí dụ: đối với lữ hành quốc tế, thuế suất VAT là 10% chưa có tính cạnh tranh với du lịch một số nước trong khu vực. Thái Lan được coi là thiên đường mua sắm do hàng hoá, dịch vụ đa dạng và rẻ, thuế suất VAT là 7%. Vấn đề thuế VAT cho khách quốc tế mang hàng hoá mua sắm trong tour du lịch ra khỏi lãnh thổ Việt Nam chưa được áp dụng. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu quá cao. Giá điện nước áp dụng cho du lịch luôn ở mức cao nhất, gấp nhiều lần mức sinh hoạt và sản xuất. Các quy định về hạn chế tốc độ xe còn bất hợp lí, gây tình trạng kéo dài thời gian đi lại và ức chế cho lái xe và hành khách.

Hơn nữa, việc quản lí các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế và hàng hoá của họ ra vào Việt Nam còn chậm chạp, gây nhiều khó khăn cho du khách. Làm visa còn mất nhiều thời gian và tốn kém. Tại Pháp, làm visa vào Việt Nam mất 3 - 4 tiếng xếp hàng ở Đại Sứ quán, chờ tới 10 ngày mới được cấp, lệ phí làm visa còn cao khoảng 100 euro.

3.1.3. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập

- Phương tiện vận tải

Hiện còn thiếu các sân bay quốc tế, tồn tại nhiều đường bay phải qua sân bay trung chuyển, chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo (mỗi năm có khoảng 700 chuyến bay bị trễ, hoãn). Tại Phú Quốc, hòn đảo được dự kiến xây dựng thành khu du lịch chuẩn của quốc gia nhưng kế hoạch này đến nay vẫn chưa được thực hiện do chưa xây dựng được một sân bay quốc tế tại đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Phương tiện vận chuyển chủ yếu là thuê của nước ngoài, các phương tiện đường bộ, đường thuỷ hầu hết là phục chế nên thường gặp tai nạn trên đường. Số lượng cầu cảng đủ lớn để đón tiếp khách du lịch quốc tế chưa nhiều, các tàu chở khách quốc tế chủ yếu cập cảng tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều chuyến đường bộ chưa được nâng cấp cải tạo, gây khó khăn trong việc đi lại, ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra.

- Khách sạn:

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 10

Cả nước hiện có 18 khách sạn 5 sao, 4 khách sạn 4 sao nhưng chủ yếu tập trung tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Khánh Hoà. Mặc dù các

khách sạn và khu nghỉ mát 5 sao mọc lên liên tục tại các thành phố và khu du lịch lớn như Nha Trang và Đà Nẵng, tỉ lệ phòng được thuê vẫn còn thấp hơn so với các khách sạn cùng loại tại Bali (Indonesia) và Phuket (Thái Lan). Hiện tại, ở các khu du lịch nóng như Vịnh Hạ Long, Hội An, Huế, Phan Thiết đều không có một khách sạn hay khu nghỉ mát nào 5 sao cả. Như vậy, một thị trường du lịch dành cho khách du lịch giàu, có khả năng chi trả cao vẫn chưa hình thành ở Việt Nam va cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ là một cản trở để thu hút tầng lớp này.

Số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao chiếm chưa đầy 3% tổng số khách sạn được xếp hạng. Ngành du lịch đang thúc đẩy việc xây dựng hàng loạt khách sạn cao cấp. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng khách sạn cao cấp hiện nay rất chậm chạp, mặc dù các nhà đầu tư đã sẵn sàng, nguyên nhân vì chưa có đất sạch cho các nhà đầu tư triển khai dự án. Nhiều dự án đã chọn được địa điểm nhưng việc đàm phán đền bù giải toả, di dời rất khó khăn.

Trong những năm qua, nước ta được xem như một điểm đến đến đầy tiềm năng của du lịch MICE. Khách nước ngoài đến Việt Nam không chỉ qua đường du lịch mà kết hợp với các chương trình xúc tiến thương mại, triển lãm rất đông. Nhu cầu này hiện nay rất lớn. Nhưng để phát triển loại hình du lịch cũng còn nhiều khó khăn: Việt Nam còn thiếu các khách sạn, các trung tâm hội nghị, hội thảo, đặc biệt là các trung tâm triển lãm quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế, được lắp đặt hệ thống trang thiết bị hiện đại.

- Thông tin liên lạc: Giá cả viễn thông rất cao, hơn thế nữa mạng lưới liên lạc không sẵn và bao phủ đồng đều, thường chỉ tập trung tại các thành phố lớn, còn các khu du lịch thì chỉ ở các khách sạn lớn thì mạng liên lạc mới có nhưng cước rất đắt.

- Khu vui chơi giải trí: Cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch còn hạn chế ngay cả tại các khu du lịch biển chủ chốt như Nha Trang, Đà Nẵng và Phan Thiết. Mua sắm, thể thao, giải trí là những yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu du khách. Nếu chúng ta muốn du khách ở lại lâu và sử dụng nhiều các dịch vụ du lịch cũng như là các dịch vụ đi kèm thì chúng ta phải tìm cách thoả mãn nhu cầu của họ. Các khu vui chơi giải trí, bảo tàng, khu du lịch sinh thái còn ít, lại mang tính

sao chép sẵn từ nước ngoài nên chỉ hợp với người Việt, không hấp dẫn với khách quốc tế.

Cả nước có 1.864 máy ATM được lắp đặt còn quá ít so với số thẻ phát hành và so với nhu cầu hiện nay, các ngân hàng phát hành thẻ chưa liên kết với nhau thành một hệ thống đã gây không ít trở ngại cho việc thanh toán. Cơ sở hạ tầng thấp kém là những nguyên nhân lớn khiến lượng khách du lịch quốc tế cũng như các dự án đầu tư cho du lịch tại Việt Nam hiện nay còn ít.

3.2. Về phía ngành du lịch

3.2.1. Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch còn yếu

Công chúng đã quá quen với điệp khúc “chúng ta giầu tiềm năng, chúng ta đang có cơ hội vượt lên”. Nhưng tiếc thay mọi sự cho đến nay vẫn dường như đang ở dạng tiềm năng phát triển trong khi du lịch các nước xung quanh đang tiến lên như vũ bão. Một trong những nguyên nhân cho sự phát triển được nhiều người cho là tính thiếu chuyên nghiệp trong công tác quảng bá du lịch.

Chúng ta cần lấy sự độc đáo của văn hoá Việt Nam là điểm nhấn trong các hoạt động quảng bá, Tổng Cục Du lịch kết hợp với các địa phương tổ chức nhiều lễ hội văn hoá - du lịch trong cả nước. Tiếp theo là phải nâng cao tính hiệu quả của công tác tuyên truyền. Năm 2006, Việt Nam tham gia 15 hội chợ du lịch quốc tế nhưng dường như cũng không mang lại kết quả mấy khả quan. Lí do quảng bá dàn trải, đơn điệu thậm chí là cẩu thả, không có sự sáng tạo, gian trưng bày triển lãm không mấy đặc sắc và riêng biệt do vậy không thu hút sự chú ý của người dân các nước, hơn nữa , chỉ quảng bá chung chung không đưa ra các thông tin cụ thể về từng điểm du lịch, giới thiệu từng loại hình du lịch, các công ty lữ hành.

Một trong các kênh quan trọng trong công tác quảng bá trong thời đại hiện nay là Internet. Tuy nhiên kết quả tìm kiếm cụm từ “Vietnam Tourism” từ các website có nguồn gốc từ Việt Nam trên thanh công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất google.com thì kết quả khá khiêm tốn la 26.000 kết quả trong khi đó cụm từ Singapore Tourism cho ra 383.000 kết quả, hơn nữa việc cập nhật thông tin cũng rất chậm. Trừ các trang chính thức của Tổng Cục Du lịch, các web có tham gia quảng bá du lịch Việt Nam thường quá chú trọng đến kinh doanh hoặc chỉ đề cập đến du

lịch như một thông tin chứ chưa thực sự chú trọng tới khâu trau chuốt nội dung, giới thiệu và quảng bá những đặc điểm riêng của du lịch Việt Nam cũng như những đặc điểm cụ thể của mỗi điểm du lịch để khách quốc tế có nhu cầu tới Việt Nam du lịch có thể lựa chọn hoặc tự thiết kế những tour phù hợp với sở thích cá nhân.

3.2.2. Chưa chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho toàn ngành

Từ lâu nay, việc đào tạo nhân lực cho hoạt động kinh doanh du lịch là vấn đề vừa cấp thiết, vừa cơ bản nhằm có nguồn lực luôn luôn có đủ tri thức và năng lực đáp ứng đòi hỏi sự phát triển, sự đổi mới của du lịch cùng với thời gian cả trên bình diện quốc gia và quốc tế.

Hiện tại, cả nước có khoảng 30 cơ sở đào tạo hệ nghề và trung cấp du lịch và 38 cơ sở hệ đại học, cao đẳng. Mạng lưới các cơ sở đào tạo chưa được phân bổ hợp lí, tạo các khu vực như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long có lượng khách du lịch lớn song lại thiếu các trường đào tạo ngay tại địa phương. Tất cả những cơ sở đào tạo hiện đều nằm trong tình trạng chung: cơ sở vật chất trang thiết bị hỗ trợ việc giảng dạy còn thiếu; chương trình đào tạo nặng về lí thuyết, chưa tạo nhiều cơ hội cho sinh viên được thực hành, nội dung đào tạo chưa cập nhập được thực tiễn kinh doanh du lịch trong nước và thế giới, chưa tiếp cận được với các chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy ở cấp quốc tế, đào tạo ngoại ngữ chưa được đánh giá cao, đội ngũ giáo viên đào tạo du lịch còn chưa đáp ứng được cả về lượng và chất. Ngoài ra, sinh viên du lịch còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các sách tham khảo, hướng dẫn do giáo viên không có kinh phí để phát hành sách, giáo trình có nội dung còn chung chung, lại chủ yếu là sách lưu hành nội bộ.

Nguồn nhân lực trong du lịch đang và cần được đào tạo vừa cơ bản, chính quy theo môn học, theo thời gian pháp quy trên giảng đường, theo giáo trình và bài giảng của giảng viên. Nhưng mặt khác, do nguồn nhân lực đang được chuẩn bị này còn cần phải có tri thức thực tiễn qua hoạt động kinh doanh của cá doanh nghiệp. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, có những doanh nghiệp luôn từ chối nhận sinh viên tới thực tập dù điều đó hoàn toàn không gây trở ngại tới hoạt động khai thác tài nguyên du lịch hoặc hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Hơn nữa, ở nhiều diểm du lịch, các ban quản lí, lãnh đạo của các cơ sở dịch vụ du lịch cũng chưa nhiệt tình

đón nhận và cho phép sinh viên đến thực tập, nghiên cứu, bổ sung các kiến thức thực tế cần thiết.

3.3. Về phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch

3.3.1. Dịch vụ du lịch chưa bứt phá

Hiện tại, tỉ lệ quay lại của du khách là 30% thấp hơn nhiều con số hơn 50% của các nước cùng khu vực. Đây là những biểu hiện cho thấy khả năng cạnh tranh thấp của du lịch Việt Nam. Sản phẩm du lịch chưa phong phú, độc đáo, giá cả chưa tương xứng với chất lượng khả năng cạnh tranh yếu. Thực tế cho thấy, các khu du lịch chỉ quanh quẩn một vài dịch vụ, nhiều nơi vẫn chừng đó dịch vụ diễn ra hết năm này đến năm khác tạo ra sự nhàm chán cho du khách. Hầu hết các khu du lịch, điểm du lịch khai thác ở dạng tự nhiên, chưa đầu tư tôn tạo. chương trình du lịch còn nghèo nàn, trùng lắp. các khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí còn ít. Hàng lưu niệm chưa phong phú và đáp ứng thị hiếu. Việc mở các loại hình du lịch mới, tuy đã được chú ý, song còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. giá cả các chương trình du lịch còn cao so với chất lượng dịch vụ và so với một số nước trong vùng.

Hiện tượng “lừa” khách còn khá phổ biến ở các công ty lữ hành. Các công ty này thường xuyên cắt xén hoặc thay đổi lịch trình, phương tiện du lịch và các chế độ phục vụ trái với hợp đồng đã kí, ví dụ như theo hợp đồng là ở khách sạn 3 sao nhưng thực tế chỉ ở khách sạn 1, 2 sao. Người chịu thiệt thòi vẫn là du khách bởi chưa có cơ quan chức năng nào giải quyết vấn đề này cả.

Việt Nam cũng chưa tạo dựng được những khu du lịch có thương hiệu quốc tế để nhắc tới du lịch Việt Nam là nhớ ngay đến những khu du lịch. Ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển được xếp hạng tầm cỡ quốc tế, nhưng trên phạm vi cả nước, chưa có được một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa (Singapore), Bali (Indonesia) hay Genting, Langkawi (Malaysia). Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến việc thu hút sự chú ý của khách du lịch, không kéo dàu được thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam.

3.3.2. Mạng lưới dịch vụ du lịch thiếu tính liên kết

Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch thường xuyên tranh giành khách, cạnh tranh không lành mạnh. Công cụ cạnh tranh duy nhất là giảm giá tour, nhưng việc giảm giá lại rất tuỳ tiện, giá giảm kéo theo chất lượng dịch vụ cũng giảm. Lợi dụng tình trạng khan hiếm phòng, nhiều khách sạn đã ép giá, buộc nhiều hãng lữ hành phải huỷ tour hoặc thay đổi lịch trình của khách. Việc mua vé còn khó khăn, đặc biệt là vé máy bay: một đoàn khách quốc tế trên 30 người dù đã đăng kí trước cả tháng cũng khó mua vé, nếu có thì lại bị chia thành nhiều chuyến bay với giờ bay khác nhau, làm hỏng kế hoạch tham quan. Các món ăn có xu hướng bị lai tạp; phố ẩm thực Việt Nam tại Hà Nội kinh doanh chủ yếu các món ăn Tàu; tại nhiều nhà hàng sang trọng, các món ăn Âu, á nhiều hơn các món ăn Việt Nam. Bảo hiểm cho khách du lịch quốc tế không được quan tâm đúng mức, các doanh nghiệp không mua bảo hiểm do sợ giá tour tăng, làm mất tính cạnh tranh. Mối liên hệ giữa doanh nghiệp du lịch - đơn vị cung cấp hàng hoá trong nước còn nhiều hạn chế khiến nhiều khi khách muốn tiêu tiền nhưng không biết mua sắm ở đâu. Ngay tại thành phố Hồ Chí Minh, công việc cung cấp toàn bộ hàng hoá cho tàu khi cập cảng đều do một công ty của Singapore đảm nhận, trong khi công ty này mua hàng hoá ngay tại Việt Nam.

3.3.3. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế

Trừ những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước, còn lại các doanh nghiệp quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng máy tính như công cụ quản lí nội bộ, chưa có suy nghĩ nghiêm túc đầu tư toàn diện cho vi tính hoá. Theo điều tra khảo sát đầu năm 2006 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam tiến hành trên 225 đơn vị đại diện cho hơn 1.500 khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, hơn 90% đơn vị khảo sát sử dụng phần cứng như máy tính, máy in, máy fax, trong khi chưa đến 25% sử dụng sản phẩm phần mềm quản lí,chỉ có 20-30% cam kết đầu tư cho phần mềm. Việc ứng dụng phần mềm quản lí chủ yếu ở mức sơ khai. Theo điều tra năm 2005 của trung tâm công nghiệp thông tin của Tổng Cục Du lịch, trong 1.511 khách sạn chỉ có 495 khách sạn có địa chỉ e-mail và website có hỗ trợ đặt hàng, thanh toán trực tuyến hầu như không đáng kể. Bên cạnh đó, số lượng phần mềm quản lí du lịch ở trong nước còn

ít, giá cao, chất lượng kém. Phần mềm do nước ngoài cung cấp có đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn song giá cũng còn cao hơn rất nhiều.

Chặng đường hội nhập du lịch trong WTO còn rất dài, khó khăn nhưng là cơ hội tốt cho cả trước mắt và lâu dài. Toàn ngành cần chuẩn bị tốt về mọi mặt để kịp thời hành động khi thời cơ đến nhanh như hiện nay, không bỏ lỡ cơ hội và vượt qua thách thức mới nảy sinh để phát triển. Chỉ chủ động tiếp cận với thị trường du lịch thế giới đầy tiềm năng, cả trong và ngoài WTO, khi toàn ngành nhận thức đầy đủ và vào cuộc một cách thực sự. Với nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành để hợp tác quốc tế, trong đó ưu tiên cho hội nhập du lịch trong WTO, chắc chắn du lịch Việt Nam sẽ đẩy mạnh chủ động hội nhập du lịch khu vực và thế giới, tranh thủ ngày càng nhiều kinh nghiệm, công nghệ, vốn và nguồn khách, góp phần phát huy vai trò đầy đủ của một ngành kinh tế mũi nhọn và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 11/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí