Giải Pháp Về Cơ Chế Chính Sách, Môi Trường Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Du Lịch

lịch Hòa Bình đến năm 2020, định hướng 2030. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng cao của ngành du lịch sẽ là đầu tàu kéo theo các ngành kinh tế liên quan phát triển theo, góp phần phát triển kinh tế xã hội ngày càng bền vững, giữ vững an ninh quốc phòng và an toàn xã hội ở tỉnh Hòa Bình.

4.2.6.4 Giải pháp về cơ chế chính sách, môi trường thu hút đầu tư phát triển du lịch

Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành liên vùng chính vì thế ngành du lịch có thể được hiểu là tổng hợp các ngành kinh doanh dịch vụ. Chính vì vậy, việc tuyên truyền về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Triển khai đồng bộ các giải pháp thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch dịch vụ.

Công khai quy hoạch pháp triển chung của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị nhất là các qui hoạch phát triển du lịch tại các địa phương có nhiều lợi thế, nguồn lực (vật thể, phi vật thể) để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Hoàn thiện thống nhất quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn tại các địa phương để thu hút đầu tư.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật, cảng, bến cảng; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên kết các khu, điểm du lịch tập trung vào các khu điểm du lịch qui hoạch trở thành khu điểm du lịch Quốc gia.

Tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch, giải quyết dứt điểm và kịp thời các khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư vào các dự án khai thác tốt nguồn lực về văn hóa của tỉnh.

Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo, đánh giá đúng tình hình, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực du lịch: đăng ký lao động, hỗ trợ nộp thuế,

… các văn bản pháp luật mới của Nhà nước. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp về tư vấn pháp lý, thông tin thị trường, tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, quảng bá thương hiệu, đào tạo lao động; tăng cường xúc tiến thương mại,

giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Ủy ban nhân dân tỉnh tạo cơ chế chính sách sớm thành lập Qũy hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh.

4.2.6.5 Xây dựng hình ảnh thương hiệu điểm đến du lịch Hòa Bình

Hòa Bình cần khắc họa nét văn hóa đặc sắc với những câu chuyện huyền bí và nếp sinh hoạt của người Mường cổ để khách du lịch cảm nhận và hài lòng khi có sự khác biệt đến với điểm đến Hòa Bình vừa được hòa mình vào văn hóa Mường vừa tận hưởng được không khí trong lành. Những giá trị và trải nghiệm mà điểm đến Hòa Bình mang lại phải được chuyển tải đầy đủ qua hình ảnh để du khách cảm nhận và thúc đẩy họ lựa chọn và chinh phục điểm đến du lịch Hòa Bình. Bên cạnh đó, cần khắc hoạ đậm nét hơn hình ảnh văn hóa Mường thông qua logo của các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho du khách; các câu chuyện hay các bộ phim điện ảnh nhằm gây ấn tượng mạnh cho du khách về hình ảnh biểu tượng gắn liền với Hòa Bình.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm xác định thị trường mục tiêu của điểm đến du lịch Hòa Bình. Các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần hình thành các bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm nghiên cứu xu hướng du lịch, đặc điểm khách du lịch mục tiêu để có chiến lược phát triển du lịch điểm đến hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh cho điểm đến du lịch Hòa Bình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả chỉ ra định hướng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2025, tầm nhìn 2030, đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển du lịch đến năm 2030.

Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình như:

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính chiến lược và dài hạn

- Tạo sự khác biệt cho các sản phẩm du lịch của điểm đến Hòa Bình

- Nâng cao hiệu quả quản trị điểm đến du lịch

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng

- Kiểm soát giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch

- Các giải pháp khác: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Tăng cường công tác truyền thông quảng bá thu hút khách du lịch, hoạt động xúc tiến đầu tư; Tăng cường bảo vệ tài nguyên tự nhiên, các hệ sinh thái và môi trường du lịch; Giải pháp về cơ chế chính sách, môi trường thu hút đầu tư phát triển du lịch; Xây dựng hình ảnh thương hiệu điểm đến du lịch Hòa Bình.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của du lịch Hòa Bình rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, với sự đa dạng về văn hóa, kết hợp với các điều kiện tự nhiên đặc sắc, tỉnh Hòa Bình có tiềm năng lớn để phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu du khách, dù đó là người có nhu cầu nghỉ dưỡng hay có sở thích khám phá, tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế.

Thứ hai, trên cơ sở các nghiên cứu đi trước, để kiểm định các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình tác giả lựa chọn và đề xuất hệ thống thang đo trong nghiên cứu gồm 07 nhóm yếu tố bao gồm: Tài nguyên du lịch; nhân lực du lịch; sản phẩm du lịch; cơ sở vật chất du lịch; quản trị điểm đến; doanh nghiệp du lịch; giá cả.

Thứ ba, kết quả kiểm định cho thấy rằng thang đo đã sử dụng được chấp nhận, các biến quan sát trong 07 thành phần các nhân tố có tương quan với nhau trong tổng thể mẫu điều tra. Như vậy, 07 nhóm nhân tố với 23 biến quan sát được sử dụng trong bảng khảo sát đều có tác động tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Hòa Bình.

Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Để phát huy tiềm năng ấy, thời gian tới, tỉnh Hòa Bình cần phải kết hợp hài hòa các nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch, thực hiện mục tiêu hình thành các sản phẩm du lịch chất lượng và độc đáo, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế, gắn phát triển du lịch với giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đưa du lịch Hòa Bình từng bước phát triển hội đủ điều kiện trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội và tạo tiền đề vững chắc phát triển du lịch trong thời kỳ mới.

Để hoạt động du lịch phát huy hết sức mạnh, đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cũng như góp phần to lớn vào việc tạo ra công ăn việc làm cho cư dân địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống thì cần phải

thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển du lịch Hòa Bình như: Tăng cường công tác quản trị điểm đến, nguồn lực hỗ trợ, nguồn lực sáng tạo, các nguồn lực khác, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường bảo vệ tài nguyên tự nhiên, các hệ sinh thái và môi trường du lịch, cải thiện chính sách, môi trường đầu tư. Mỗi giải pháp trên cũng cần có những điều kiện nhất định để có thể tiến hành thuận lợi, thành công. Nhờ đó, với tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch sẽ là đầu tàu kéo theo các ngành kinh tế liên quan phát triển theo, do đó góp phần phát triển kinh tế xã hội ngày càng bền vững, giữ vững an ninh quốc phòng và an toàn xã hội ở địa phương.

Luận án là công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh được thực hiện trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù luận án đã có những đóng góp thiết thực và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học có quan tâm đến chủ đề này.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

I. Các bài báo đã đăng


STT

Tên bài

Tên tạp chí

Tập, số

Trang

1

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về điểm đến du lịch Hòa Bình

Tập san Thông tin Khoa học và Công nghệ

Số 1-2018

14

2

Nhân tố ảnh hường đến năng lực thu hút đầu tư phát triển du lịch ở các địa phương

Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á

Số 11 (84)-

2019

66

3

Nâng cao năng lực thu hút đầu tư tại điểm đến tỉnh Hòa Bình

Tạp chi Du lịch

Số 10-2019

36

4

Xây dựng mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch khi đến tỉnh Hòa Bình

Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Số 27-2019

97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 20

II. Bài hội thảo khoa học


STT

Tên bài báo khoa học

Tên kỷ yếu

Năm công bố

Trang

1

“Bảo tồn” và “phát triển” du lịch - những vấn đề thực tiễn và bài học cho tỉnh Hòa Bình trong thu hút đầu tư phát triển du lịch

Thu hút đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình thực trạng và giải pháp

2018

65

3

Những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch xanh của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới

Phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019

2019

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Thị Ngọc Anh, Sử dụng phương pháp Delphi trong xây dựng khung nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, T. 126, S. 5A (2017)

2. Bộ Thương mại, 2003, Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, Đề an Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Công Thương, 2011, Báo cáo cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, Dự án UNIDO- BCT, Hà Nội

4. Báo cáo tổng hợp Đề án phát triển du lịch thành phố Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

5. Báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

6. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội.

7. CIEM, 2005, Cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2001, Đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.

9. CIEM SIDA- Tài liệu hội thảo về "Nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh tự do hóa thương mại"- Hà Nội, 31/5/1999- 1/6/1999

10. Phạm Hồng Chương, Hoàng Văn Hoa, Trần Văn Hòe, Kenichi Ohno, Nguyễn Đình Thọ (2006), Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành du lịch

11. Đoàn Việt Dũng (2015) với luận án Tiến sỹ “Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Dương Ngọc Dũng (2012), “Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael Porter”, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

13. Ngô Thị Hương Giang (2011), “Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

14. Hà Thanh Hải, 2008, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.

15. Hoàng Thị Thu Hương, 2017, Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân

16. Vũ Văn Hùng (2016) “ Năng lực cạnh tranh du lịch biển đảo Khánh Hòa”; Đề tài khoa học công nghệ

17. Khương & Haughton (2004) “So sánh năng lực cạnh tranh của ba thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng” Báo cáo nghiên cứu tư nhân của Mekong Project Development Facility (MPDF) tại Việt Nam.

18. Luật Môi trường Việt Nam, 2014

19. Luật Du lịch, 2005

29. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

21. Cao Tuấn Phong (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp Cát Bà, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

22. M. Porter, 2010, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Thống kê, Hà Nội

23. M. Porter, 2010, Lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội

24. Nghị quyết của Ban thường vụ tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

25. Đào Minh Ngọc, 2018, Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa: Nghiên cứu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.

26. Thái Thị Kim Oanh (2015) Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sỹ

27. Nguyễn Thanh Sang và cộng sự (2018) “Năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến: Đề xuất mô hình cầu trúc đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu”

28. Trần Sửu (2006), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa”, NXB Lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022