Cơ Chế Chính Sách Hiện Hành Phát Triển Du Lịch Sinh Thái .


3.7.3. Đền Thạch kiếm

Ở độ cao trên 900m, trên dông núi Mỏ Quạ, ngang thôn 2 sang. Khi làm đường du lịch quanh khu nghỉ mát Tam Đảo, nhân dân gặp một hòn đá hình lưỡi kiếm và lập bàn thờ. Đền đang xuống cấp nên cần trùng tu lại.

3.7.4. Đền Mẫu


Trên đường đi lên thị trấn Tam Đảo, gần lối rẽ vào Rùng Rình. Đền thờ Năng Thị Tiêu. Năm 1946 bị phá làm nhà bưu điện, nay đã được xây dựng lại.

3.7.5. Đền thờ Đức Thánh Trần

Ở gần thôn 2 trên độ cao 800m. Đền cao 6-7m, mái cong, xung quanh đã trồng nhiều cây gỗ và cây cảnh. Đền này thờ vong chân hương Đức Thánh Trần ở đền Kiếp Bạc. Đền được xây dựng năm 1938, ngày kỵ vào 20 tháng 8 âm lịch.

3.7.6. Khu danh thắng Tây Thiên


Khu danh thắng Tây Thiên nằm trong thung lũng lòng chảo của dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận xã Đại Đình – huyện Tam Đảo. Độ cao từ cốt 54 – 1100m so với mặt biển, trong phạm vi chiều dài 11Km, chiều ngang 1Km.

Trong quần thể Tây Thiên có: Đền Thỏng, đền Chân Suối, Đền Đầu, Đền Cả, Đền Cậu, Đền Cô, Chùa Đồng Cổ và Đền Thượng Tây Thiên ( ở độ cao trên 600m).

Trong các đền chùa và núi rừng Tây Thiên còn lưu giữ nhiều hiện vật văn hoá cổ, kiến trúc cổ, mộ cổ,…đã được phát hiện và chưa được phát hiện ra phục vụ cho việc hành đạo, vì thế Tây Thiên còn được coi là nơi hành hương từ rất lâu đời của đạo phật. Địa danh này linh thiêng gần như đất thánh đối với các phật tử.

Đường lên Tây Thiên qua nhiều suối, nhiều sườn núi. Từ đền Thỏng trở lên du khách đi bộ. Đoạn đường từ Đền Thỏng tới thác Bạc con đường mòn tuy còn rất gập ghềnh nhưng chưa dốc lắm đi qua các đền Chân Suối, Đền Dầu, Đền Cả, Đền Cậu.


Đến Thác Bạc – thác cao 40m từ trên cao đổ xuống trắng xoá như giát bạc. Cảnh quan nơi đây rất hùng vĩ và thơ mộng. Từ đây lên Tây Thiên sườn núi dốc hơn, khó đi hơn, nhiều rừng rậm, khe sâu. Dân gian truyền miệng lên tới Tây Thiên thì mọi trở ngại trong đời sẽ vượt qua. Cách Tây Thiên 500m gần Thác Bạc là Động Sách Hoa, tương truyền là nơi ở của động chủ Năng Thị Tiêu, có chòi ông Nhất – một cơ sở bí mật của Đảng trong thời kỳ Kháng chiến. Đi về hướng Tây Bắc khoảng 1Km có chùa Đồng Cổ trong chùa có 2 pho tượng đúc bằng đồng.

3.8. Cơ chế chính sách hiện hành phát triển du lịch sinh thái.


Du lịch sinh thái trong những năm gần đây đã được các cấp ngành quan tâm, trú trọng phát triển ở các khu bảo tồn và các Vườn quốc gia, đồng thời các văn bản pháp luật để thực hiện phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn, các Vườn quốc gia ngày càng được chỉnh sửa, hoàn thiện rõ ràng cụ thể hơn.

Một số văn bản pháp luật như:


- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.


- Luật du lịch 2006


- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển Rừng.

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý Rừng.

- Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN của BNN và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN.

Trong các văn bản pháp luật hiện nay đã chỉnh sửa để phù hợp cho việc thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên như: “Chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái


trong rừng…. Như vậy theo luật thì các Vườn quốc gia và khu bảo tồn được tổ chức phát triển dịch vụ du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường nhưng phải phù hợp với mục tiêu bảo tồn, mọi hoạt động về du lịch trong Vườn quốc gia, khu bảo tồn không được gây ảnh hưởng xấu đến bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái. Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng (điều 55) và Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (điều 22)[3]. Các hoạt động du lịch sinh thái không được gây ô nhiễm môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên trong rừng đặc dụng.

Ngoài ra tại quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, thì ban hành rõ quy chế phát triển DLST ở các VQG và KBTTN.[2]

Trong Quyết định số 601-NN.TCCB/QĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15/5/1996 về việc thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo trực thuộc Bộ, với các nhiệm vụ chính như sau:[20]

- Bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo.

- Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật quí hiếm, đặc biệt là bảo vệ các loài động, thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên của Tam Đảo.

- Phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan học tập của các nhà khoa học và sinh viên trong nước và quốc tế.

- Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân long yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng.

- Thực hiện vai trò điều tiết nước của khu vực đầu nguồn, góp phần cải thiện môi sinh cho vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.

- Tham gia tổ chức việc tham quan du lịch và nghỉ mát.

- Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng đệm.


3.9. Sự cần thiết về việc đề xuất phát triển DLST ở VQG Tam Đảo.


Hiện nay con người đang sống trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá,…đã làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm nặng nề, những khoảng trống ngày càng bị thu hẹp hơn, con người đang sống trong một xã hội chật chội, ồn ào, tất bật với công việc hang ngày, đã làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, do đó việc tìm đến với thiên nhiên để thư giãn là một hoạt động đang được con người hướng tới. Thông qua việc tìm hiểu khảo sát tài nguyên thiên nhiên tại Vườn quốc gia Tam Đảo, chúng ta thấy được rằng, Vườn quốc gia Tam Đảo là một điểm đến tuyệt vời cho các du khách trong và ngoài nước đến không những để thư giãn vãn cảnh, nghỉ ngơi, mà còn là nơi nghiên cứu học tập tuyệt vời. Trên cơ sở đó chúng ta khẳng định rằng việc phát triển du lịch sinh thái là điều cần thiết, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo nên một xã hội phát triển bền vững. Chúng ta có thể thấy rõ hơn vấn đề này qua việc phân tích SWOT.

Bảng 3.6. Phân tích Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức ( SWOT)


Điểm mạnh

Điểm yếu

VQG Tam Đảo có nguồn tài nguyên động vật và thực vật đa dạng và phong phú. Trong đó có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới.

Có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ và nhiều di tích lịch sử tầm quốc gia như: Tây Thiên, Thiền Viện,....

Có vị trí địa lý thuận lợi, gần thủ đô

Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho DLST còn rất thiếu .

Đội ngũ cán bộ, nhân viên của VQG Tam Đảo chưa được đào tạo cơ bản về du lịch sinh thái.

Trình độ ngoại ngữ của cán bộ trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường còn rất yếu nên gặp nhiều khó khăn khi có khách nước ngoài.

Chưa có quy hoạch phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học - 10


Hà Nội và thành phố Vĩnh Yên, hệ thống giao thông thuận lợi...

Nhiều khu rừng tự nhiên vẫn còn hoang sơ, nhiều loài cây gỗ lớn và dây leo vẫn được giữ nguyên vẹn...

Có 6 dân tộc anh em sinh sống quanh dãy núi Tam Đảo nên tạo cho nơi đây sự phong phú và đa dạng về văn hoá cũng như ẩm thực.

Vườn quốc gia Tam Đảo rất đa dạng và phong phú về loài Chim, cũng như côn trùng nên đây là điểm xem Chim và khảo sát côn trùng thú vị của du khách cũng như các nhà khoa học.

Đã thành lập được trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Đã xây dựng được một số tuyến đường mòn trong rừng.

sinh thái rõ ràng.

Du lịch sinh thái chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, nên chưa khai thác được nhiều tiềm năng du lịch.

Việc xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái còn hạn chế.

Một số tuyến đường mòn đi bộ trong rừng chưa có bảng biển chỉ dẫn, cũng như chưa được cải tạo. Phát rọn thường xuyên.

Hướng dẫn viên vẫn chưa thực hiện hết vai trò của mình, mới chỉ đóng vai trò là người dẫn đường là chính.

Các điểm tham quan không tập trung, xa khu hành chính, dịch vụ gây khó khăn cho việc kiểm soát, quản lý, tổ chức thực hiện tour.

Cơ hội

Thách thức


DLST đang dần dần từng bước được sự quan tâm của lãnh đạo Vườn, tổng cục Lâm nghiệp.

Việt Nam là nước rất giàu tiềm năng về DLST và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Họ đặc biệt quan tâm đến các VQG và KBTTN.

Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang quan tâm đầu tư dự án phát triển DLST ở các VQG và KBTTN.

Chính phủ Việt Nam đang quan tâm, ưu tiên cho các Dự án đầu tư cho các VQG .

Một số chính sách, quy chế về phát triển DLST đã được ban hành.

Phát triển DLST đem đến cơ hội hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo tồn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Việc phát triển DLST, thiếu nguyên tắc trong quản lý, quy hoạch với tầm nhìn chiến lược về phát triển bền vững gắn với bảo tồn các giá trị đặc biệt về cảnh quan và đa dạng sinh học thông qua phát triển du lịch, đặc biệt là DLST sẽ tác động làm suy thoái môi trường tự nhiên, làm mất cảnh quan, ảnh hưởng đến những giá trị đa dạng sinh học và các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên.

Người dân vùng đệm và Du khách vẫn xâm nhập bất hợp pháp vào VQG sẽ ảnh hưởng tới tài nguyên DLST.

Nếu không quản lý chặt chẽ được các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng phát triển du lịch sinh thái sẽ làm phá vỡ các hệ sinh thái tự nhiên.

Văn hoá bản địa sẽ bị sáo chộn, nhiều tệ nạn xã hội có thể diễn ra.

Cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển DL và DLST ngày càng trở nên gay gắt.


Qua việc khảo sát đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo, kết hợp với việc phân tích SWOT, chúng ta càng có căn cứ chắc chắn để khẳng định rằng, việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo là điều cấp bách. Đặc biệt với tình


hình hiện nay đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng ở các VQG và KBTTN trong nước cũng như quốc tế, thì việc đẩy mạnh du lịch sinh thái, kèm theo giáo dục môi trường để nâng cao nhận thức cho cộng đồng nói chung và nguời dân vùng đệm VQG Tam Đảo nói riêng về giá trị của đa dạng sinh học, từ đó tạo ra ý thức, hành động đúng đắn của cộng đồng đối với đa dạng sinh học, góp phần không nhỏ vào chiến lược phát triển bền vững của xã hội.‌

VQG Tam Đảo được các nhà khoa học đánh giá là nơi có sự đa dạng sinh học cao, là kho tàng dự trữ các nguồn gen quý hiếm cho thế giới và Quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị cho đất nước nói chung, cho vùng trung du Bắc Bộ nói riêng, nên cần phải bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt VQG Tam Đảo, trong đó cần đẩy mạnh du lịch sinh thái để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học VQG Tam Đảo.

Hiện nay một số nét văn hóa, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại vùng đệm VQG Tam Đảo đã bị mai một và bào mòn dần, do đó phát triển du lịch sinh thái sẽ kích thích người dân khôi phục lại, phát triển dần và duy trì những nét văn hoá, nghề truyền thống độc đáo từ bao đời của các bản làng.

Như chúng ta đã tìm hiểu thì DLST có những bản chất thực sự ưu việt đó là loại hình Du lịch có tính giao dục môi trường cao, đóng góp hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển nền kinh tế địa phương. Sẽ là một mô hình phát triển cân bằng được lợi ích của cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn. Chính vì những yêu cầu đó đòi hỏi phát triển DLST cần có những định hướng đúng đắn ngay từ đầu và đề ra những giải pháp là thiết sức cần thiết.


Chương 4

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG TAM ĐẢO

4.1. Nguyên tắc chung phát triển DLST ở VQG Tam Đảo

Như chúng ta đã biết DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, vì vậy hoạt động du lịch này rất nhạy cảm. Nếu như tổ chức hoạt động tốt, khoa học thì nó mang lại lợi ích to lớn cho cả công tác bảo tồn và cộng đồng địa phương. Song để tổ chức DLST đúng nghĩa không phải là một vấn đề đơn giản, nếu tổ chức hoạt động không tốt nhiều lúc lại có những ảnh hưởng tiêu cực phản tác dụng. Bởi các hoạt động của DLST diễn ra ở các vùng sinh thái rất mong manh, rất nhạy cảm.

VQG Tam Đảo có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển DLST. Tuy nhiên trong những năm qua do tình hình bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, phức tạp nên VQG Tam Đảo chủ yếu tập trung vào công tác bảo vệ, tuần tra rừng tận gốc mà chưa có điều kiện để trú trọng phát triển du lịch sinh thái, do đó những tiềm năng về du lịch sinh thái vẫn chưa được khai thác, phát triển xứng tầm với những gì đã có.

Đồng thời, tổ chức du lịch sinh thái, giáo dục môi trường là một trong những nhiệm vụ của VQG được Bộ NN&PTNT giao cho ngay từ khi thành lập. Chính vì vậy cá nhân tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề ra một định hướng phát triển DLST ở VQG Tam Đảo, với mục tiêu khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch nơi đây để góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch sinh thái của VQG Tam Đảo.

Các nghiên cứu và định hướng phát triển DLST này được tác giả đưa ra dựa trên cở sở lý luận về DLST, những kinh nghiệm học tập được từ các VQG trên thế giới và Việt Nam, một căn cứ quan trọng nhất chính là dựa vào việc khảo sát thực tế tiềm năng DLST của VQG Tam Đảo.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí