Nhóm Giải Pháp Đối Với Chính Sách Xúc Tiến Đầu Tư Phát Triển Du Lịch.


Bảng 4.13. Kết quả kiểm định ANOVA



Model

Sum of

Squares

Df

Mean

Square

F

Sig.


Regression

74,749

6

12,458

106,247

.000b

1

Residual

33,184

283

0,177




Total

107,933

289




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS)


Giá trị Sig = 0 < 0,05 chứng tỏ rằng mô hình hồi qui xây dựng được là phù hợp với dữ liệu thu thập được.


Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy


Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

Collinearity

Statistics

Model

Std.

T Sig.

Tolerance VIF

B

Error

Beta


(Constant)

-0,434

0,200


-2,164

.031


CSHT

0,253

0,034

0,298

7,514

.000

0,691

1,447

ANAT

0,079

0,037

0,074

2,134

.034

0,901

1,110

KNDU

0,307

0,038

0,342

8,010

.000

0,595

1,680

GCDV

0,062

0,029

0,070

2,097

.037

0,976

1,025

TNDP

0,341

0,040

0,0303

7,833

.000

0,728

1,373

YTCN

0,111

0,043

0,104

2,601

.001

0,686

1,458


(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS)


Các giá trị sig của các nhân tố đều nhỏ hơn 0,05 (từ 0,000 đến 0,037) do vậy cả 6 nhân tố này có mối quan hệ tuyến tính với Cảm nhận dịch vụ (sự hài lòng). Đồng thời, độ chấp nhận Tolerance của các nhân tố đều nhỏ hơn 1 (từ 0,595 đến


0,976) và hệ số phóng đại phương sai của các biến (VIF) nhỏ hơn 10 (từ 1,025 đến 1,680 cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, có thể yên tâm sử dụng phương trình hồi quy.

Mô hình hồi quy gồm 6 biến: CSHT; ANAT; KNDU; GCDV; TNDP và YTCN. Như vậy, phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:

CNDV = - 0,434 + 0,253CSHT + 0,079ANAT + 0,307KNDU + 0,062GCDV + 0,314TNDP + 0,111YTCN

Trong đó:


CNDV: Cảm nhận dịch vụ (sự hài lòng) CSHT: Cơ sở hạ tầng

ANAT: An ninh - An toàn KNDU: Khả năng đáp ứng GCDV: Giá cả dịch vụ

TNDP: Tài nguyên địa phương YTCN: Yếu tố con người


4.4.2.2. Giả định phân phối chuẩn của phần dư

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì nhiều lý do, sử dụng mô hình không đúng, phương sai không phải là hằng số, số lượng phần dư không đủ nhiều để phân tích,…

Trong luận văn, tác giả sử dụng biểu đồ Histogram, P-P Plot để xem xét.


Hình 4 5 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Nguồn kết quả phân tích 1

Hình 4.5. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)


Xem xét tần suất của phần dư chuẩn hóa ở hình 4.5 phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn có St. Dev = 0,990 tức là gần bằng 1. Do đó, có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Hình 4 6 Biểu đồ tần số P P Plot Nguồn kết quả phân tích SPSS Từ hình 4 6 2

Hình 4.6. Biểu đồ tần số P-P Plot

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)


Từ hình 4.6 các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng mà phân tán dọc theo, sát đường kỳ vọng nên có thể chấp nhận giả thiết cho rằng phân phối phần dư là phân phối chuẩn.

Từ những kết quả trên, có thể kết luận giả định phân phối chuẩn không bị vi

phạm.


4.4.3. Kiểm định các giả thuyết

Từ mô hình hồi quy và các giả thiết ban đầu, ta có kết quả trong bảng sau:


Bảng 4.15. Kết quả phân tích hồi quy với các giả thiết


Các yếu tố ban đầu


Giả thiết


Kết quả


Cơ sở hạ tầng

H1: Có quan hệ cùng chiều giữa Cơ sở hạ tầng đến Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.


Chấp nhận



An ninh trật tự và sự an toàn

H2: Có quan hệ cùng chiều giữa An ninh trật tự và sự an toàn với Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ


Chấp nhận


Khả năng đáp ứng

H3: Có quan hệ cùng chiều giữa Khả năng đáp ứng với Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ


Chấp nhận


Giá cả dịch vụ

H4: Có quan hệ cùng chiều giữa Giá cả dịch vụ với Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ


Chấp nhận


Tài nguyên du lịch địa phương

H5: Có quan hệ cùng chiều giữa Tài nguyên du lịch địa phương với Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ


Chấp nhận


Yếu tố con người

H6: Có quan hệ cùng chiều giữa Yếu tố con người với Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ


Chấp nhận

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS)


Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu định lượng và phân tích số liệu trên mẫu nghiên cứu là 290 phiếu khảo sát. Tác giả tiến hành phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy đa biến và cuối cùng tác giả kiểm định giả thuyết.

Kết quả tuy có có sự thay đổi về biến nhưng các nhân tố vẫn giữ nguyên và tác giả khẳng định rằng các giả thuyết đưa ra ban đầu đều được chấp nhận. Từ đó, cho thấy mô hình nghiên cứu có thể đáng tin cậy.

Thực hiện kiểm định tương quan Person cho thấy biến phụ thuộc có sự tương quan chặt chẽ với biến độc lập.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP


Trình bày tóm tắt kết luận của nghiên cứu, một số gợi ý về chính sách. Chỉ ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài (nếu có).


5.1. Kết luận

Như kết quả trình bày của quá trình nghiên cứu trên mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu khám phá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đồng thời thông qua đó để tìm hiểu ý kiến đóng góp thực tế của khách du lịch đối với hoạt động dịch vụ du lịch giúp du khách có hài lòng hay không, từ đó sẽ nêu một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy những mặt tích cực nhằm làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Kết quả nghiên cứu đã phân tích khá cụ thể hiệu quả chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2016 và thực trạng tình hình hoạt động du lịch hiện nay trên địa bàn tỉnh. Đề tài đã hình thành mô hình nghiên cứu lý thuyết mới dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Ở mô hình nghiên cứu mới này bao gồm những thang đo có độ tin cậy giúp đo lượng đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch của du khách tham quan trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Yếu tố tác động đến cảm nhận dịch vụ du lịch (sự hài lòng) mạnh nhất là nhân tố “Tài nguyên địa phương” (beta = 0,341) tiếp đó là “Khả năng đáp ứng” (beta = 0,307) và “Cơ sở hạ tầng” (beta = 0,253). Nhóm yếu tố ít tác động đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là “yếu tố con người” (beta = 0,111) tiếp đó là “An ninh trật tự và sự an toàn” (beta = 0,079) và “Giá cả dịch vụ” (beta = 0,062).

Tất cả những kết quả trên là căn cứ hết sức quan trọng để đưa ra những giải pháp nhằm đóng góp cho sự phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh của hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh và đưa du lịch Đồng Nai là điểm đến hấp dẫn du khách từ khắp mọi miền đất nước.


5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Đồng Nai có một lợi thế lớn đó là tỉnh thuộc trung tâm của vùng Đông Nam Bộ do đó sẽ có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch. Đồng Nai luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương với mong muốn phát triển du lịch xứng với tiềm năng và nguồn lực vốn có của tỉnh. Như nội dung và kết quả nghiên cứu ở phần trên đề tài nghiên cứu đã cơ bản đưa ra được nhựng tiêu chí để đánh giá sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Để đề tài nghiên cứu có được sức đóng góp thực tiễn hơn, đưa ra một số chính sách khách quan và chính xác hơn, từ thực tế đó để tạo sức thu hút hấp dẫn khách du lịch đến với Đồng Nai,nghiên cứu đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch một cách bền vững, không ngừng mở rộng và phát triển toàn diện như sau:


5.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính sách xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.

Chính quyền địa phương nên có quy hoạch tổng thể về kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính bền vững, tránh sự đầu tư tràn lan thiếu chiều sâu. Cùng với đó Đồng Nai cũng cần có một cơ chế, chính sách phù hợp để kêu gọi đầu tư, mở rộng liên kết với các công ty du lịch lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh vá các tỉnh khác.


5.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường khả năng liên kết giữa các điểm đến du lịch.

Tăng cường tính liên kết giữa các điểm du lịch trong tỉnh và giữa các tỉnh lân cận. Phát triển nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm vào ban đêm ở nội thành phố để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.


5.2.3. Nhóm giải pháp đối với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch tỉnh Đồng Nai, cần giữ gìn cảnh quan sinh thái mang tính thiên nhiên, gắn với thiên nhiên

Hình thành các khu mua sắm lưu niệm đặc trưng của Đồng Nai, khôi phục lại các sản phẩm của địa phương nhằm tạo ra được những sản phẩm hấp dẫn, trình bày bán các sản phẩm lưu niệm của địa phương khác.


Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng như: giao thông công cộng, khách sạn nhà nghỉ và các hệ thống hạ tầng phụ trợ khác.


5.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch, Nhân rộng loại hình du lịch Homestay ở nhiều điểm du lịch trong tỉnh, thiết kế chương trình tua du lịch sinh thái gắn liền với du lịch văn hóa lịch sử và các làng nghề truyền thống.

Giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch mát mẻ, bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa, tuyên truyền cho người dân và du khách ý thực thực hiện vấn đề này.

Tăng cường kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở chế biến, khách sạn, nhà hàng và các quán ăn…

Củng cố và phát triển công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch.Đào tạo nâng cao và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chuẩn hóa lực lượng này cả về số lượng lẫn chất lượng. Có chính sách thỏa đáng, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mô hình “tiêu chuẩn nghiệp vụ”, tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục du lịch quốc gia cũng như các tổ chức trong và ngoài nước.

Chấm dứt nạn ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch (bài học kinh nghiệm về vấn đề này có thể lấy Đà Nẵng để tham khảo).

Tăng cường xúc tiến công tác quảng bá giới thiệu hình ảnh về du lịch Đồng

Nai.


5.3. Hạn chế của nghiên cứu

Ngoài những đóng góp trên, đề tài nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định:

(1) Mẫu nghiên cứu thu thập chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và khu vực chính là thành phố Biên Hòa nên không đại diện cho tỉnh và cả nước. Do đó, nếu có điều kiện trong tương lai có thể mở rộng nghiên cứu ra phạm vi toàn quốc.

(2) Đề tài chưa tìm hiểu tác động của yếu tố nhân khẩu học tác động đến Cảm nhận dịch vụ (Sự hài lòng). Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của tác giả thì rất

56


có thể nếu nghiên cứu sâu và rộng thì tùy theo giới tính, Độ tuổi, Nghề nghiệp và kênh thông tin sẽ có sự khác biệt với nhau.

(3) Do phương pháp chọn mẫu được tác giả thực hiện thuận tiện, và số lượng mẫu không đủ lớn và ít phân bố giữa các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội vì vậy kết quả chưa thể hiện tính đại diện cao, không khái quát được toàn bộ thị trường, do đó kết quả có thể chưa hoàn toàn chính xác. Vì vậy nếu có điều kiện sẽ thu thập mẫu lớn hơn, đồng thời kết hợp với mẫu ngẫu nhiên theo xác suất mẫu thì tính chất đại diện sẽ cao hơn và kết quả phân tích sẽ có tính chính xác và thuyết phục hơn.

(4) Đề tài còn có những điểm hạn chế về thời gian cũng như những hạn chế nhất định việc đọc – phân tích – kết luận nghiên cứu đôi khi vẫn còn mang hàm ý chủ quan, ý kiến cá nhân.


5.4. Hướng nghiên cứu trong tương lai

Đây là một nghiên cứu có giá trị, các nghiên cứu sau có thể dựa vào các nhân tố tác động đến Cảm nhận dịch vụ (Sự hài lòng) trong nghiên cứu này để nghiên cứu sâu hơn.Khai thác thêm một số nhân tố khác tác động đếnCảm nhận dịch vụ (Sự hài lòng)trên địa bàn Đồng Naihoặc trên những địa bàn khác.

Tác giả mong muốn nếu có điều kiện được tiếp tục nghiên cứu ở bậc cao hơn sẽ cố gằng tiếp cận một cách đầy đủ, nêu ra nhiều yếu tố sâu hơn rộng hơn về tổng thể phát triển dịch vụ du lịch bền vững cũng như làm rõ vị trí và vai trò của du lịch tỉnh Đồng Nai.


Tóm tắt chương 5

Chương này đã dựa vào kết quả phân tích ở trên và một số thực tiễn đang diễn ra trong thực tế tác giả nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch chú trọng vào các nhóm giải pháp (1) Nhóm giải pháp đối với chính sách xúc tiến đầu tư phát triển du lịch; (2) Nhóm giải pháp tăng cường khả năng liên kết giữa các điểm đến du lịch; (3) Nhóm giải pháp đối với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; (4) Nhóm giải pháp hỗ trợ. Cuối cùng là kết luật chung những kết quả cũng như những hạn chế mà đề tài nghiên cứu đã thực hiện.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí