Các Loại Hình Du Lịch Tại Huyện Đông Giang


xã Sông Kôn và Đhơ rồông - xã Tà Lu, tạo điều kiện và khuyến khích nhân dân đầu tư xây dựng nhà nghỉ, đến nay trên địa bàn thị trấn Prao có 5 nhà nghỉ với tổng cộng 43 phòng, đảm bảo phục vụ du khách.

Về khí hậu, huyện Đông Giang cũng như các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Nam chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu miền núi Trung Trung Bộ với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 dương lịch, chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm nên thường gây lũ lụt vào mùa mưa. Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Vùng Đông gồm xã Tư, Ba, Kà Dăng có đặc tính khí hậu Nam Hải Vân và riêng xã Tư và xã Ba chịu ảnh hưởng trực tiếp không khí lạnh từ dãy núi Bà Nà. Rét, mưa nhiều và kéo dài. Riêng xã Kà Dăng do bị che chắn bởi các dãy núi cao nên mức độ ảnh hưởng có giảm. Vùng Trung gồm ATing, Sông Kôn, Jơ Ngây chịu ảnh hưởng hai dòng khí hậu Bắc Hải Vân và Nam Hải Vân nên trong mùa mưa thời tiết rét lạnh diễn ra thường xuyên hơn

2.1.2. Điều kiện xã hội

Dân số của huyện gồm 16 thành phần dân tộc anh em sinh sống (trong đó người Cơtu chiếm tỷ lệ 76,43%, dân tộc Kinh chiếm 22,84%, các dân tộc khác chiếm 0,73% (Tày, mường, Thái …) cùng nhau sinh sống. Tạo bản sắc văn hóa riêng của mỗi một dân tộc thể hiện qua Lễ hội ăn mừng cơm mới, Lế kết nghĩa, văn hóa ẩm thực. Tiêu biểu là không gian văn hóa làng của tộc người Cơtu… .

Dân số và nguồn nhân lực: Tính đến hết năm 2019 dân số toàn huyện là 25.638 người, mật độ dân số bình quân 31 người /km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,25%. Dân số trên địa bàn huyện Đông Giang đa phần là tộc người Cơtu sinh sống, có rất nhiều rừng nguyên sinh, thác, suối, hang động chưa tác động bởi các yếu tố khác nên rất phù hợp phát triển du lịch...


2.2. Các loại hình du lịch tại huyện Đông Giang

Trên địa bàn huyện Đông Giang có các loại hình du lịch, bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên là nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, khí hậu mát mẻ, các tài nguyên thiên nhiên còn nguyên vẹn giúp cho du khách sự hấp dẫn và thỏa mãn nhu cầu của du khách khi đến thăm quan. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các di tích, công trình đương đại, lễ hội, phong tục tập quán, tri thức dân gian được đưa vào phục vụ phát triển du lịch ở huyện Đông Giang, việc khai thác tiềm năng du lịch ở đây chỉ mới là bước đầu. Vì vậy, chưa đủ sức hấp dẫn cho khách thăm quan về loại hình du lịch này.

Năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định Thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã nêu rõ: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Mở rộng không gian phát triển du lịch về phía Nam và phía Tây của tỉnh. Tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, tạo liên kết bền vững về du lịch với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Trong đó huyện Đông Giang là một trong những huyện nằm trong hướng phát triển du lịch này. Với lợi thế còn nhiều cánh rừng nguyên sinh, các suối nước nóng, thác nước và nhiều di tích cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, làng văn hóa tộc người Cơtu, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Đông Giang là điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách quốc tế trong hành trình du lịch khám phá đường Hồ Chí Minh và nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khác nằm trên trục quốc lộ 14G thuộc xã Ba, xã Tư, Sông Kôn vẫn còn giữ vẽ hoang sơ, nằm giữa rừng nguyên sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.


thích hợp để phát triển du lịch sinh thái. Làng Bhơ Hôồng 1 độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa lâu đời của đồng bào Cơtu, khách du lịch có thể thưởng thức những món ăn đặc sản, uống rượu cần, hòa cùng điệu nhảy Tung tung da dá, tham quan làng nghề thủ công. Suối nước nóng ở Sông Kôn làm khu du lịch sinh thái sẽ thu hút nhiều du khách. Khu hang Gợp xã Mà Cooih đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh, đang được quy hoạch thành khu du lịch trong hệ thống tham quan tuyến đường Hồ Chí Minh …

Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 5

Với thế mạnh là du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa cộng đồng. Ẩm thực truyền thống ở huyện Đông Giang được hun đúc bởi khí hậu và thổ nhưỡng riêng biệt. Văn hóa Đông Giang mang đậm bản sắc truyền thống riêng biệt của tộc người Cơtu, còn bởi những làng nghề truyền thống độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác bằng cách cha truyền con nối và những lễ hội đậm chất núi rừng ở vùng cao Tây Quảng Nam.

2.2.1. Du lịch sinh thái - sông suối và cảnh quan

- Đồi chè nông trường Quyết Thắng

Từ Cầu vượt Hòa Cầm, thành phố Đà Nẵng theo tuyến đường Quốc lộ 14G đi lên khoảng 40 km, cánh đồng chè xanh trải dài tít tắp, bạt ngàn. Nông trường chè Quyết Thắng là doanh nghiệp kinh doanh chế biến sản xuất chè được thành lập từ năm 1971 với tên khai sinh là Ban sản suất Quảng Đà; Khi ấy, đất nước còn trong khói lửa chiến tranh. Thời đó, cán bộ, công nhân viên nông trường phải vừa sản xuất, vừa phục vụ chiến đấu, tham gia nhiều chiến dịch như giải phóng Thượng Đức, giải phóng Đại Lộc, đánh sân bay Đà Nẵng… với các nhiệm vụ vận chuyển lương thực, đạn dược, áp giải tù binh… Năm 1976, Ban sản xuất Quảng Đà được đổi tên thành Nông trường Quyết Thắng với nhiệm vụ khai phá đất hoang, trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi gia súc. Đến năm 1977, nông trường bắt đầu chính thức chuyển sang phát triển mạnh cây chè.


Xã Ba trưng bày không gian văn hóa Cơtu của già làng Y Kông, đó là không gian văn hóa vật thể do Già tự sáng chế và tạo ra như: dong (gùi nữ), arây (giỏ tuốt lúa), đhađiêng (nia), alui (vỏ bầu khô), taléc (gùi nam), aveng (cuốc nhỏ), achií (rựa); Ririu (lắc tay), coong (vòng tay), đhưr nưức (dây cột đầu), gơhul, ândzăl; ânđooh, adooh (trang phục nam nữ), xơnuur (cột nêu đâm trâu), gơhêl (khiên), bhướt (giáo); một số sản phẩm điêu khắc khác và các nhạc cụ truyền thống Cơtu làm say lòng du khách thập phương.

- Tây tiên Bà Nà

Đây là một phần của cánh rừng Tây Bà Nà - Bạch Mã thuộc địa bàn thôn Tu Bhău, xã Tư - huyện Đông Giang, giáp với rừng Bà Nà của Thành phố Đà Nẵng. Nơi đây là những dòng suối nước trong vắt, xen kẽ với những ghềnh đá, hàng cây cổ thụ, và các thảm thực vật tự nhiên… Đây là một địa điểm thích hợp cho các nhà đầu tư đang hướng tới nhu cầu khai thác loại hình du lịch sinh thái, thể thao và nghỉ dưỡng. Gọi là rừng sinh thái vì nơi này hội tụ rất nhiều chủng loại cây rừng đã nhiều năm tuổi và là nơi ẩn cư của nhiều động thực vật quý hiếm và đa dạng. Nơi đây sẽ là điểm hấp dẫn cho du khách nào muốn đi dã ngoại và khám phá cảnh vật. Nơi đây còn ghi dấu ấn hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Chí Công trong kháng chiến chống Mỹ.

- Làng du lịch cộng đồng Bhờ Hôồng 1

Làng du lịch cộng đồng Bhhồông I, xã Sông Kôn. Năm 2006, với chương trình chào mừng năm du lịch Quốc gia Quảng Nam, làng Bhơhôồng huyện Đông Giang được chọn là một điểm đến khởi đầu cho cuộc hành trình khám phá tiềm năng du lịch vùng Tây Quảng Nam, từ đây làng Bhhôồng I được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Năm 2013, điểm du lịch văn hóa cộng đồng làng Bhhôồng I chính thức được khai trương phục vụ khách du lịch gồm Gươl và các nhà moong được xây dựng quần cư xoay quanh bầu dục trên một khoảng sân với diện tích rộng gần 3 ha. Đầu tiên du


khách sẽ được tham quan tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc nhà gươl và nhà moong. Nhà Gươl của làng là nơi để tổ chức hội họp và đón tiếp du khách trước khi du khách đi tham quan làng. Gươl được trang trí và chạm khắc bằng những hoa văn có màu sắc tươi vui với khí chất mạnh mẽ, hoang dã, những hình ảnh gắn chặt với đời sống của người Cơtu như săn bắt, làm rẫy, người mẹ bồng con và hình ảnh con trâu, con tắc kè, trăn, kỳ đà…Ẩn sâu trong những đường nét và lối kiến trúc trang trí là bóng dáng của vẻ đẹp nghệ thuật đầy tính bản địa. Nhà moong nhỏ hơn và ít được trang trí, nhà moong ở làng văn hóa Bhơ Hồông là nơi được trang bị vật dụng để du khách ngủ lại. Sau khi thăm nhà gươl, nhà moong, du khách tham quan xung quanh làng, thưởng thức biểu diễn nhạc cụ truyền thống, học đan lát, trải nghiệm cách bắn nỏ, đi dã ngoại.

- Suối nước nóng làng Bhơhồông II

Suối nước nóng cách làng khoảng 1km qua dòng suối Apăng với nhiệt độ khoảng 7000C. Trong tương lai không xa, suối nước nóng là điểm du lịch về loại hình sinh thái, nghỉ dưỡng. Tại nơi đây cũng có thể thưởng thức những món ăn của người địa phương như: cơm lam, thịt nướng, rau dớn…và uống rượu cần, tà vạt; được hòa mình vào điệu múa tân tung da dăh truyền thống của tộc người Cơtu vẫn còn được lưu giữ đến tận hôm nay.

- Làng Dệt thổ cẩm Đhrôồng

Làng Đhrôồng thuộc xã Tà Lu nơi còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của tộc người Cơtu. Từ những chị em gái đến các bà, các cô, hầu như ai cũng biết dệt. Hình ảnh các chị em gái ngồi dệt mải miết ở nhà trưng bày thổ cẩm không còn xa lạ với du khách đến với làng Đhrôồng. Trước kia, đây còn được xem như là tiêu chuẩn để đánh giá tài năng và đức hạnh của người phụ nữ Cơtu. Từ những sợi chỉ, hạt cườm đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của các chị em phụ nữ đã tạo ra những sản phẩm vô cùng độc đáo, mang đậm


bản sắc văn hóa núi rừng, chứa đựng tinh hoa văn hóa dân tộc. Họa tiết hoa văn trang trí trên thổ cẩm hoặc trên trang phục của người Cơtu không tuân theo một quy tắc, trình tự nhất định nào cả nhưng đường nét hoa văn trang trí rất cầu kỳ, tinh xảo. Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu những món quà lưu niệm bằng thổ cẩm cho người thân như túi, ví, áo váy thổ cẩm,… nếu bạn có dịp đến thăm làng Đhrôồng. Nơi đây còn có dịch vụ lưu trú homestay và lưu trú tại Gươl cộng đồng làng để du khách trải nghiệm về những nét văn hóa độc đáo của người Cơtu sống trên dãy Trường Sơn.

- Khu du lịch Gợp Teer

Từ trung tâm huyện Đông Giang đi theo đường Hồ Chí Minh về hướng Đông Nam khoảng 20 km, rẽ trái theo con đường ĐT609 vào thôn Abông, xã Mà Cooih (làng thanh niên lập nghiệp) tiếp tục đi khoảng 10 km theo đường liên xã tiếp giáp xã Kà Dăng, sau đó rẽ trái theo sườn dốc vào suối A răng chừng 100 m là đến di tích. Tại nơi đây diễn ra trận đánh mở đầu của lực lượng vũ trang miền núi đánh địch trên quê hương Bến Hiên, nó thể hiện tinh thần quả cảm, mưu trí của đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh nhà. Dốc Gợp là một quần thể 10 tầng thác cùng với hang động hoang sơ kỳ thú, mỗi tầng thác có một vẻ đẹp khác nhau và có một câu chuyện riêng biệt. được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2003 . Gợp có một cửa hang thông nhau với hai ngọn đồi, một khối đá lớn rộng chừng 4m, trên mõm đá có cây cối, dây leo rậm rạp, phía dưới vòm đá tạo thành cổng vòng cung rộng khoảng 6m, người dân nơi đây gọi là Cổng trời. Đường leo lên các tầng thác và vào hang phải băng rừng, vượt suối, là địa điểm lý tưởng cho du khách ưa mạo hiểm, khám phá. Hang được chia thành nhiều tầng và nhiều ngách, địa chất trong hang rất đa dạng và khó có thể tả được cảnh đẹp trong hang, những cột thạch nhũ cứng rắn, những khối thạch nhũ sáng lóng lánh khi chạm phát ra âm thanh như tiếng đàn, tiếng cồng của


người Cơtu. Tầng 1 có tên gọi Pa đool, tầng 2 A Tút, tầng 3 Ba be, tầng 4 Trar gu, tầng 5 Cơ đâm, tầng 6 A Liêng, tầng 7 Cơ ruôl, tầng 8 Ca Bhúc, tầng 9 Ta rang bhót ( là cây chò lớn vào các ngày rằm hàng tháng con khỉ thường hay về tụ tập và ngủ qua đêm tại tầng thác này), tầng 10 Trar kir.

- Lòng hồ thủy điện A Vương

Là huyện vùng cao có hệ thống sông ngòi dày đặc, huyện Đông Giang không chỉ có cảnh quan về núi non sông suối, thác ghềnh mà còn có hệ thống các công trình nhà máy thủy điện. Trong đó phải kể đến thủy điện Sông Kôn và thủy điện A Vương. Công trình thủy điện có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng. Thủy điện A Vương bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2003. Công trình này được tạo nên bởi không ít mồ hôi, nước mắt, tâm huyết và niềm mong đợi của những cán bộ, kỹ sư và công nhân xây dựng. Công trình có thiết kế bậc thang gồm hệ thống đập dâng, đập tràn, tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện với hai tổ máy với tổng công suất 210MW, lượng điện trung bình 815 triệu Kwh mỗi năm. Các hạng mục chính của công trình đều nằm ở vị trí hiểm trở, có địa chất đặc biệt. Điểm nhấn của công trình thủy điện A Vương là lòng hồ được tích nước rộng lớn trên diện tích 1.000 ha. Bao quanh khu vực lòng hồ là nơi có điều kiện thuận lợi cho các loài thủy hải sản sinh trưởng và phát triển, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái. Có thể nói, với tiềm năng sẵn có của vùng lòng hồ thủy điện Sông Kôn và A Vương, việc phát triển du lịch, dịch vụ gắn với trồng rừng và nuôi trồng thủy sản là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Công trình thủy điện A Vương, Sông Kôn sừng sững mọc lên vắt ngang dòng sông A Vương, sông Kôn êm đềm, đem lại nguồn điện thắp sáng cho cả đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Tin chắc rằng với những gì thiên nhiên ưu đãi, lòng hồ thủy điện A Vương, Sông Kôn không những chỉ trở thành


điểm du lịch sinh thái lý tưởng mà nó còn tạo điều kiện cho nhân dân nơi đây phát triển kinh tế bền vững từ trồng rừng và nuôi trồng đánh bắt thủy sản...

2.2.2. Du lịch lịch sử - cách mạng – văn hóa

Đông Giang còn lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa dân gian, Lễ hội ăn mừng lúa mới, Lễ khánh thành Gươl, Lễ cúng tổ tiên, không gian văn hóa Làng… Tất cả đều rất hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng thể 05 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh bao gồm:

- Khu di tích lịch sử Dốc Gợp, nơi đây ngày 15/10/1960 đã diễn ra trận đánh mở đầu cho lực lượng vũ trang miền núi đánh địch trên quê hương Bến Hiên do đồng chí Bhnướch Ríp làm chỉ huy đã tiêu diệt được 30 tên địch. Chiến thắng Gợp là trận đánh địch thể hiện lòng dũng cảm, mưu trí, bí mật, bất ngờ của bộ đội, du kích ở Bến Hiên mở đầu phong trào vũ trang đánh địch của Đồng bào các dân tộc Miền tây Quảng Nam tiêu diệt nhiều đồn bót của địch tạo đà, làm bàn đạp cho những trận chiến thắng tiếp theo của Phong trào cách mạng giải phóng Đồng bằng tỉnh Quảng Nam.

- Khu di tích lịch sử làng Đào-Bến Hiên, là nơi tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Đà lần thứ V vào tháng 01 năm 1963. Đại hội mang ý nghĩa quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân tỉnh Quảng Đà. Đại hội đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc mở rộng tầm hoạt động của phong trào đấu tranh cách mạng từ miền núi đến đồng bằng, thành thị. Chủ trương bám sát địa bàn, xây dựng các cơ sở cách mạng trên quy mô toàn tỉnh, tiến tới giải phóng hoàn toàn nông thôn và dành độc lập, tự do.

- Khu di tích lịch sử Bờ sông A Vương, nơi đây diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ IV tại thông Ađhur ( A Duân), huyện Bến Hiên ( nay là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023