Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 2


Nhưng với địa thế là một huyện miền núi, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên các chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đông Giang chưa được như mong muốn, đó cũng là nguyên nhân khiến du lịch huyện Đông Giang chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Số lượng khách lưu trú ở lại Đông Giang chưa cao. Việc triển khai và ban hành các chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện chưa được ban hành và triển khai. Tính đến nay, doanh thu ngành du lịch đạt thấp không tương xứng với tiềm năng du lịch, nguồn thu du lịch chưa đạt về doanh thu cũng như lượng khách, trong những năm qua, du lịch Đông Giang tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng hoạt động du lịch trên địa bàn thực sự vẫn rất khó khăn, nhất là vấn đề sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa xây dựng được những tour, tuyến đặc sắc có sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách. Các sản phẩm du lịch, các khu du lịch vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch chưa được chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng sẵn có. Công tác tổng kết, đánh giá thực tiễn đôi khi còn mang tính hình thức; một số chính sách còn chồng chéo, hoặc chưa bao quát… Để phát triển du lịch đúng hướng, hiệu quả, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương và đặc biệt thể hiện đúng vai trò là một trong những khâu đột phá của nền kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch ở huyện Đông Giang là rất quan trọng. Đó chính là lý do bản thân tôi lựa chọn luận văn “Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” để triển khai nghiên cứu luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Liên quan đến đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về vấn đề thực hiện chính sách phát triển du lịch, cụ thể như:


- Để thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Trung ương về “Phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, trong đó xác định mục tiêu phát triển du lịch”. Tác giả Trần Minh Phương đã đăng tải bài viết trên tạp chí Công thương số 4 tháng 4 năm 2018 “Phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam” tác giả đã đưa ra 02 nội dung: Đặc điểm khách du lịch và thực trạng trực tuyến du lịch Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian sắp tới. [41]

- Đề tài nghiên cứu cấp bộ (2010) “Các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế và Thành Phố Đà Nẵng” do Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Thanh làm chủ nhiệm Đề tài, đề tài đã nhận diện những tác động tiêu cực đến môi trường ở các điểm du lịch sinh thái và các tác nhân gây ra trên địa bàn. [52]

- Nguyễn Văn Thanh, Trường chính trị Nghệ An (2017) “Giải pháp đầu tư thu hút doanh nghiệp vào phát triển đầu tư du lịch ở tỉnh Nghệ An”. Bài báo đã đưa ra giải pháp có hiệu quả để thu hút đầu tư doanh nghiệp vào phát triển du lịch trong thời gian tới. [51]

- Vũ Thị Thu Phương (2018) đăng tải trên tạp chí Công thương bài viết “Phát triển du lịch sinh thái - văn hóa của Hòa Bình, thực trạng và giải pháp” tác giả đã nêu lên được cơ sở lý luận về du lịch sinh thái từ đó đưa ra những giải pháp về phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa ở Hòa Bình.[41]

- Nguyễn Hồng Anh (2018) đăng tải bài viết trên tạp chí Công Thương số 09 tháng 6 năm 2018 về “Ứng dụng mạng xã hội trong phát triển du lịch tỉnh Bến Tre”, trong bài viết này tác giả nghiên cứu ứng dụng của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre. [1]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

- Nguyễn Mạnh Hùng (2018) đã đăng tải trên tạp chí Công Thương về

“Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lào Cai”. Tác giả đã nêu

Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 2


ra được thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Lào Cai, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai. [19]

- Nguyễn Thị Hương (2019) đã viết bài “Định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Dương” Bài viết tập trung bàn về định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Dương từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. [20]

- Ngô Luyến, đăng tải bài viết trên Báo Việt Nam Hội nhập ngày 15/4/2020 “Tìm cơ hội trong thách thức thông qua du lịch trực tuyến”, bài viết cũng đã nhận định được những thách thức lớn, song cũng là cơ hội để ngành du lịch nhìn lại và đánh giá thực trạng, xác định giải pháp và định hướng phát triển. Du lịch online là một hướng đi giúp các đơn vị củng cố thương hiệu, tạo sức bậc khi dịch bệnh Covid-19 bị khống chế.

- Năm 2019 nhà báo Bùi Cao Bằng đã đăng tải trên Báo Việt Nam hội nhập bài viết “Du lịch về miền Đông Giang” và bài “Về Đông Giang tìm cảnh tiên”, bài viết tập trung vào cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với vẻ đẹp hoang sơ, tác giả đã lột tả hết tiềm năng du lịch Đông Giang. [9]

Tuy nhiên, có thể thấy các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển du lịch được nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu ở tầm luận văn thạc sĩ, nhất là tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Riêng tác giả luận văn có phối hợp với nhà báo Cao Bằng, phó Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam Hội nhập thực hiện và tham gia bài viết có liên quan đến luận văn “Về Đông Giang đi tìm cảnh tiên” là bước đầu để đề cập nghiên cứu luận văn [9]. Do đó, công trình không trùng lặp với các công trình đã công bố, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


- Mục đích nghiên cứu: Nhằm mục đích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch và đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung nghiên cứu ba nhiệm vụ chính là:

+ Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển du lịch.

+ Xác định các tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch, đánh giá thực trạng phát triển du lịch thông qua việc nhận diện các vấn đề tồn tại, nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung nghiên cứu: Xác định cơ sở lý luận nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch, những tồn tại, hạn chế, đề xuất giải pháp thực thi chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Không gian nghiên cứu: Các nội dung trên được tập trung nghiên cứu tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Thời gian nghiên cứu: Số liệu để chứng minh và phân tích thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang giai đoạn 2016- 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


5.1. Cơ sở lý luận:

Trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý về du lịch và chính sách phát triển du lịch và các văn bản thi hành chính sách phát triển du lịch hiện nay.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Nghiên cứu các tài liệu viết về Thực hiện chính sách phát triển du lịch để từ đó phân loại các nguồn tư liệu theo mục đích và nội dung của đề tài nghiên cứu. Trong phương pháp này, tác giả luận văn tuân thủ phương pháp kế thừa các nguồn sử liệu, tài liệu đã nghiên cứu về công tác du lịch trong nước, trong tỉnh cũng như nghiên cứu về công tác du lịch trên địa bàn huyện Đông Giang.

5.2.2. Phương pháp điền dã thực địa:

Kết hợp với việc nghiên cứu qua các tài liệu viết, tác giả đã đi điền dã thực tế tại các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch mạo hiểm… tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để khảo sát thực trạng về công tác du lịch, tìm hiểu thái độ và sự nhận thức của nhân dân địa phương về ý thức bảo vệ, gìn giữ của cộng đồng dân cư. Đánh giá tiềm năng phát triển của các loại hình du lịch đang tồn tại ở địa phương.

5.2.3. Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh:

Qua việc thu thập, nghiên cứu các tài liệu viết và khảo sát thực tế trên địa bàn huyện Đông Giang tác giả tiến hành tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các công trình nghiên cứu, các chính sách của địa phương tác động đến các công tác du lịch để làm căn cứ củng cố cho nhận định khoa học của tác giả luận văn.

5.2.4. Phương pháp chuyên gia:


Tham vấn chuyên môn, chuyên gia để đưa ra giải pháp thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang một cách khoa học, hữu hiệu, phù hợp với quan điểm thực tiễn và khoa học chuyên ngành.

Nhất quán sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trên cơ sở chủ đạo của phương pháp nghiên cứu các chính sách phát triển du lịch Việt Nam, tỉnh Quảng Nam như lấy phương pháp nghiên cứu thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang làm trọng tâm.

6. Ý nghĩa của luận văn.

6.1. Ý nghĩa lý luận:

- Luận văn góp phần làm rõ thêm những tài nguyên du lịch có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên hệ thống hóa được quá trình phát sinh và phát triển các chính sách du lịch trên địa bàn huyện Đông Giang.

- Từ đánh giá đúng thực trạng, Luận văn nêu được một số hạn chế trong công tác thực hiện phát triển chính sách du lịch huyện Đông Giang. Trên cơ sở hạn chế, luận văn đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả triển khai và thực hiện chính sách phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho chính quyền địa phương, cấp ban ngành, đặc biệt là ngành du lịch tỉnh Quảng Nam, huyện Đông Giang về triển khai và thực hiện chính sách phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay tại huyện Đông Giang.

7. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển du lịch.


Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌


1.1. Sự cần thiết của chính sách phát triển du lịch:

Nhằm thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển theo định hướng, Nhà nước đã sử dụng chính sách làm công cụ chủ yếu để giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng trong các lĩnh vực sau đây:

- Định hướng các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội: Chính sách phát triển du lịch phản ánh trực tiếp các thái độ và việc ứng xử của nhà nước trước một vấn đề liên quan đến du lịch, nên chính sách phát triển du lịch thể hiện rõ những xu thế tác động của nhà nước lên các đối tượng xã hội để các đối tượng này vận động đạt được những giá trị đổi mới tốt đẹp mà nhà nước đang theo đuổi. Phù hợp với những mục tiêu chính sách phát triển du lịch.

Không những đạt được mục tiêu phát triển, mà còn được hưởng những ưu đãi của Nhà nước. Các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động theo chiều hướng tác động của chính sách, thì như vậy, cùng với mục tiêu và biện pháp chính sách phát triển du lịch có tác động vai trò, định hướng của các chủ thể kinh tế

- xã hội.

- Sự tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng: Nhà nước phải ban hành nhiều giải pháp để đạt được các mục tiêu chính sách, trong đó, nhà nước phải ban hành giải pháp mang tính hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi tham gia vào phát triển du lịch như giảm thuế, miễn thuế, lãi suất trong lĩnh vực du lịch thấp, thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ...hỗ trợ này mang tính bắt buộc, mà chỉ mang tính khuyến khích để các doanh nghiệp thực hiện theo chủ trương và định hướng của Nhà nước. Chẳng hạn, chính sách về đầu tư và thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023