Khả Năng Phát Triển Du Lịch Dựa Vào Cộng Đồng Tại Cù Lao Ông Hổ, An Giang

Mỹ Hoà Hưng là một xã cù lao được bao quanh bởi sông Hậu, là một trong những xã có tiềm năng về du lịch sinh thái với cảnh đẹp thiên nhiên nhất là cảnh sông nước làng bè, vườn cây ăn trái, với nhiều loại cây ăn trái quanh năm, nhiều kênh rạch đan xen chằng chịt và những tuyến dân cư nhà vườn dọc theo các tuyến này, tạo nên không gian thoáng mát, yên lành đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ mát của khách du lịch.

Từ nhiều năm qua, Mỹ Hoà Hưng được xem như một lá phổi của thành phố Long Xuyên và đã được tỉnh chọn nơi đây để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, để có điều kiện thuận lợi thu hút khách tham quan du lịch tìm hiểu lịch sử về thân thế cuộc đời sự nghiệp Bác Tôn, sự tích cù lao Ông Hổ, làng bè, vườn sinh thái…

Cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng với khu lưu niệm di tích Bác Tôn, những ngôi đình, miếu, chùa cùng với nét cổ kính của một số ngôi nhà cổ có tuổi thọ trên 100 năm đã tô điểm thêm nét đẹp cho cù lao Ông Hổ và với những điều kiện đã tạo thuận lợi cho phát triển du lịch ở cù lao Ông Hổ.

2.2. Khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang

Việc đánh giá khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang được xem xét đến các yếu tố như: vị trí địa lý, sự thu hút từ yếu tố tài nguyên, trang thiết bị, tính tiếp cận của điểm đến, các dịch vụ bổ sung, tính hợp lý của giá cả, an ninh trật tự, hình ảnh tích cực của điểm đến, những chính sách kịp thời.

2.2.1. Vị trí địa lý

Là một xã cù lao thuộc thành phố Long Xuyên, cù lao Ông Hổ nằm ở tọa độ địa lý 10024’46” vĩ độ bắc và 105025’46” kinh độ đông, phía Bắc và phía Đông giáp huyện Chợ Mới, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Châu Thành và TP. Long Xuyên.

Cù lao Ông Hổ nằm giữa bốn bề sông nước mênh mông, dải đất cù lao chia đôi dòng sông Hậu từ phía Tây Bắc rồi đôi dòng lại hợp lưu ở phía Đông Nam thành phố Long Xuyên. Cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, vườn cây trái sum suê, tạo cho cù lao cảnh quan độc đáo, không gian thoáng mát, cùng cảnh sống sinh hoạt đậm nét văn hóa vùng sông nước Cửu Long, với xuồng ghe tấp nập, trên bến dưới thuyền.

Mặc dù là một xã cù lao, giữa bốn bề sông nước, nhưng vị trí cù lao Ông Hổ hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, cù lao chỉ cách trung tâm thành phố Long Xuyên có một nhánh sông, với hai bến phà Trà Ôn và Ô Môi nối cù lao với trung tâm thành phố Long Xuyên. Ngoài hai bến phà chính, tại cù lao còn có những bến đò nhỏ, như bến đò Tầm Pha nối cù lao với huyện Chợ Mới, An Giang, bến đò Bình Khánh nối cù lao với tuyến đường từ Long Xuyên đi Châu Thành.

Từ cù lao Ông Hổ có thể kết nối với các thành phố, các trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo cả đường bộ và đường thủy. Theo đường bộ, trục giao thông chính của An Giang là quốc lộ 91 nối thành phố Long xuyên với cửa khẩu Tịnh Biên và thành phố Châu Đốc. Theo đường bộ từ Thành phố Long Xuyên, còn kết nối thuận tiên đến các thành phố trong khu vực như Cần Thơ, Cao Lãnh, Hà Tiên, Rạch Giá. Thành phố Long Xuyên cách Cần Thơ 65km, Mỹ Tho 125 km, Hà Tiên 150 km, TP. Hồ Chí Minh 190 km. Giao thông đường thủy tại cù lao Ông Hổ hết sức thuận lợi, từ cù lao có thể ngược dòng sông hậu lên Châu Đốc, khu vực biên giới Campuchia, hay dọc sông Vàm Nao sang sông Tiền rồi hòa cùng tuyến giao thông huyết mạch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, qua Tam Nông, Cao Lãnh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh... Từ cù lao Ông Hổ, xuôi dòng sông Hâu là tuyến giao thông đường thủy nội địa kết nối Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh...

2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.2.1. Địa chất, địa hình

Cù lao Ông Hổ với đặc điểm địa chất vùng cù lao sông, là phần đất phát triển ngang được nhô ra do dòng sông chuyển hướng dòng chảy, thành phần địa chất chủ yếu là cát thô và bột, đây là phần trầm tích đáy của lòng sông Hậu và sông Tiền. Cồn sông có địa hình không bằng ph ng, nó được bao bọc bởi gờ cao chung quanh, ở giữa cồn thường có địa hình lồi l m, dấu vết của quá trình gắn liền những cồn sông cổ lại với nhau. Nơi có cơ cấu cây trồng rất đặc biệt, gồm các loại cây ăn trái và hoa màu.

Cù lao Ông Hổ thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, địa hình khá bằng ph ng, có độ nghiêng nhỏ và độ cao tương đối thấp.

2.2.2.2. Khí hậu

Cù lao Ông Hổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa r rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch năm sau. Do vị trí nằm sâu trong đất liền nên ít chị ảnh hưởng của gió bão, nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ cao nhất trong năm thường xuất hiện vào

o o

tháng 4, dao động trong khoảng 36 C - 38 C; nhiệt độ thấp nhất trong năm thường

o o

xuất hiện vào tháng 10, khoảng dưới 18 C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 C;

lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 - 1.800 mm; độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo chế độ mưa mùa. Đây là một trong những điều kiện để thu hút khách du lịch, ngoài ra, tài nguyên này còn có lợi ích chữa bệnh, phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên khí hậu nhiệt đới ẩm cao, đòi hỏi các nhà quy hoạch du lịch, nhà kiến trúc, lưu ý trong việc quy hoạch các quần thể kiến trúc du lịch, đảm bảo yêu cầu thoáng mát, có cây xanh phù hợp và các giải pháp tích cực để khắc phục tính mùa vụ trong du lịch.

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng của TP. Long Xuyên (độ C)


Tháng

Tiêu mục


1


2


3


4


5


6


7


8


9


10


11


12

Nhiệt độ trung

bình thấp


24


25


26


27


28


28


27


27


27


26


26


25

Nhiệt độ TB

cao (độ C)


29


30


32


32


31


30


30


30


30


30


30


29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 5

Nguồn: www.msn weather

2.2.2.3. Tài nguyên nước

Với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.130 mm, lượng nước do sông Hậu cung cấp là nguồn nước mặt và trữ lượng nước ngầm dồi dào đủ cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giao thông và sinh hoạt cho dân cư trong vùng cả trong mùa khô. Hàng năm, vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn sông Mê Kông tràn về Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, tạo nên “Mùa nước nổi”. Đây là thời điểm thu hút khách du lịch đến tham quan những cánh đồng tràn nước, những khu rừng tràm ngập nước, trải nghiệm đời sống người nông dân Nam Bộ trong mùa

nước nổi. Đây cũng là mùa thả lưới, giăng câu, hái bông điên điển của nhà nông Nam Bộ khi những cánh đồng bị nhấn chìm giữa biển nước mênh mông.

2.2.2.4. Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên thủy sinh vật của cù lao Ông Hổ tương đối đa dạng, phong phú bao gồm các loài sinh vật, thực vật đặc trưng cho vùng phù sa ngọt, với nhiều loại thủy sản phong phú như: cá bông lau, cá ngát, cá trèn, cá chẽm, cá hú, cá lăng, cá linh, cá chốt, cá leo, cá lóc và các loại tôm tép... Đặc biệt, nguồn nước sông Hậu khúc chảy qua cù lao Ông Hổ rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cá ba sa.

Ngoài ra, cù lao Ông Hổ có hệ thực vật phong phú, với nhiều loại cây trái: xoài, sơ ri, táo, mận, ổi... Đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện cho sự phát triển các loại cây hoa màu: rau, hành, mè, khoai môn, ớt....

2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.3.1. Di tích lịch sử, công trình tôn giáo

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm ở Cù lao Ông Hổ, thuộc tổ 4, ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 - 1980) là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi ông "là gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân". Chủ tịch Tôn Đức Thắng là biểu tượng cho hình ảnh đồng bào miền Nam trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, năm 1958. Cũng trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90, đoàn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Xukhe Bato - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Mông Cổ. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được Giải thưởng Lênin: Vì hòa bình và hữu nghị các dân tộc vào năm 1955 và Huân chương Lênin vào năm 1967 do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng.

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng, tỉnh An Giang được thành lập sau khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia năm 1984. Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, du lịch. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đây là nơi Bác Tôn đã sinh ra, trưởng thành, là nơi hình thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của người lãnh tụ của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Khu di tích này rộng khoảng 3.102m2, nằm trong một tổng thể không gian cảnh quan thoáng mát như bao nhiêu làng quê Nam Bộ, bao gồm các hạng mục chính:

- Ngôi nhà sàn: do ông Tôn Văn Đề, thân sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, dựng năm 1887, trên nền đất hương hỏa dòng họ Tôn. Năm 1888, Bác Tôn sinh ra tại ngôi nhà này và sống ở đây suốt thời niên thiếu đến khi rời quê lên Sài Gòn học nghề năm 1906.

Đây là một kiến trúc vững chắc nhưng hết sức mộc mạc, giản dị, ít chạm trổ cầu kỳ, theo kiểu nhà Nam bộ. Trong ngôi nhà này vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật gốc như: 2 tấm ảnh của song thân Bác Tôn, một bộ ngựa gõ mà Bác Tôn thường nằm lúc còn niên thiếu, một tủ thờ cẩn ốc xà cừ, các tấm liễn đối cẩn ốc, một tấm ảnh Bác Tôn chụp năm 18 tuổi, một tấm ảnh Bác Tôn chụp ở chiến khu Việt Bắc - lúc Bác đang làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, gửi về tặng gia đình, phía sau tấm ảnh có ghi những dòng chữ “Kính biếu mẹ già và mấy em, ngày 24-7-1951”, dưới dòng chữ có chữ ký của Bác.

- Khu mộ chí: nằm trong khu vực vườn cây ăn quả, có diện tích nền 110m2,

th ng phía sau nhà sàn, là nơi an nghỉ cuối cùng của hai thân sinh và vợ chồng người em trai thứ tư của Bác Tôn là bác Tôn Đức Nhung.

- Vườn cây: gồm các loại cây, hoa trái tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ như: mai, tre xanh, vú sữa, xoài...

- Công trình Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Bác Tôn, gồm 03 hạng mục:

+ Đền tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

+ Nhà trưng bày: giới thiệu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn;

+ Quảng trường: nằm bên bờ sông Hậu, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, mít tinh, lễ hội...

- Công trình Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Bác Tôn, gồm 07 hạng mục:

+ Nhà làm việc của Bác Tôn.

+ Chiếc Ca nô: mang tên Giải phóng, đây là chiếc ca nô mà Bác Tôn Đức Thắng đã điều khiển, đưa một số đồng chí trong Ban lãnh đạo Đảng và cán bộ cách mạng bị tù Côn Đảo trở về, chấm dứt 15 năm Bác Tôn bị tù đày tại địa ngục Côn Đảo.

+ Máy bay YAK-40 số 452: đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn ngày 11/5/1975 để dự lễ mít tinh kỷ niệm 30/4/1975.

+ Tàu Giang Cảnh: là phương tiện đưa Bác Tôn từ Long Xuyên về thăm quê nhà cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, tháng 10 năm 1975

+ Nhà trưng bày các tác phẩm điêu khắc: gồm 23 tác phẩm điêu khắc, bằng gốc cây lâu năm, chủ đề về Bác Tôn và quê hương Mỹ Hòa Hưng.

Các di vật tiêu biểu trong khu di tích lưu niệm: trong ngôi nhà sàn vẫn lưu giữ 12 hiện vật gốc được gia tộc họ Tôn sử dụng từ khi dựng nhà, tiêu biểu như: bộ ngựa gõ, bộ bàn ghế tiếp khách, tủ thờ, đỉnh trầm, tủ áo...

Nhà Trưng bày thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng có 36 hiện vật gốc gắn với cuộc đời niên thiếu và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Tôn, tiêu biểu như: đôi hài hàm ếch, đồng hồ đeo tay, quần kaki... và nhiều hiện vật phục chế khác.

Khu Di tích, lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là địa điểm lưu niệm danh nhân cách mạng. Tại đây, Bác đã sinh ra, học tập, trưởng thành và chứng kiến đời sống lầm than cơ cực của người dân vùng quê Bác do những áp bức, bóc lột của thực dân và phong kiến, để khi hết tiểu học Bác rời quê lên Sài gòn học nghề và bước vào con đường đấu tranh cách mạng.

Hiện nay, Khu lưu niệm Bác Tôn đã trở thành một địa điểm lưu niệm quan trọng về Bác, đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các ngày lễ hội và các ngày lễ lớn của đất nước.... Những hoạt động diễn ra ở đây mang tính chất thường kỳ, có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục truyền thống sâu sắc, nhất là đối với thế hệ trẻ. [5, tr.28-76]

Miếu Ông Hổ

Thuộc ấp Mỹ Long 1 và Mỹ Khánh 1, cách trung tâm xã khoảng 3 km tính theo đường liên ấp tuyến rạch Mỹ Long.

Tương truyền, ngày xưa có hai vợ chồng nông dân, hàng ngày đánh bắt cá để kiếm sống. Một hôm bơi xuồng đi kiếm củi về, nhìn trên đám lục bình có con vật rất giống con mèo mướp, hai vợ chồng bơi xuồng đến gần để xem thì đây là một con hổ con lạc mẹ, nó đang bị ướt, lạnh. Hai vợ chồng vớt con hổ lên xuồng và đem về nhà nuôi dưỡng. Hổ mỗi ngày một lớn, sống trong tình thương của người nên hổ được thuần hóa hiền lành, không giống như giống loài sống hoang dã. Hai vợ chồng về sau chỉ sinh được một người con gái, cô bé thường chơi đùa với hổ và gọi hổ bằng anh hai. Khi tới tuổi trưởng thành, cô gái lấy chồng và về làm dâu xứ khác, hai ông bà chỉ còn sống với hổ làm bạn sớm hôm. Khi hai ông bà qua đời, người dân trong làng thương xót lo chôn cất làm mộ, hổ buồn rầu bỏ đi.

Hàng năm theo lệ, hổ vẫn về lại cù lao vào ban đêm, mang theo hươu, nai, heo rừng mà hổ săn được để tế ông bà lão. Lần cuối cùng, người ta thấy hổ đi quanh hai nấm mồ, nhưng đến nửa đêm thì hổ chết. Thương con vật sống có tình, dân làng chôn cất con vật giữa hai nấm mồ của ông bà lão. Từ đó, dân làng lập miếu thờ Ông Hổ và đặt tên cho cù lao này là cù lao Ông Hổ.

Quang cảnh tại khu đất này bao gồm: nhiều cây sao độ 60 tuổi tạo nên không khí thoáng mát, có một ngôi miếu thờ và một ngôi mộ lộ thiên, bên trên mộ có đặt tượng một con hổ. Hiện nay, đây là điểm tham quan thu hút rất đông khách du lịch và người dân địa phương tới chiêm bái.[41]

Hưng Long tự

Hưng Long tự còn được người dân địa phương gọi là chùa Chư Vị, thuộc ấp Mỹ An 1, cách trung tâm xã khoảng 2,6 km, nằm trên trục đường chính của xã, nối liền trung tâm xã với Khu lưu niệm Bác Tôn. Đường vào chùa chạy men theo tuyến rạch Rích, với cây trái sum xuê, phát huy lợi thế ấy, nhà chùa đang phát triển khu vườn sinh thái tại khuôn viên chùa với tổng diện tích 15ha. Khuôn viên chùa bao gồm: một điện chính và hai bảo tháp, khu vườn phía sau chùa với hàng cây sao cao tới 20m. Hàng năm, cứ vào dịp từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 11 âm lịch hàng ngàn con dơi quạ lại về chùa trú ngụ trên hàng cây sao trong chùa, đặc biệt, số lượng dơi

năm sau thường cao hơn năm trước, oằn nặng các nhánh cây trong khuôn viên chùa. Theo nghiên cứu, đây là loài dơi có thân hình to lớn, trên cổ có vệt lông màu nâu, sải cánh rộng đến 1,2m, ước mỗi con nặng từ 1 đến 1,2kg, giống loài dơi ở chùa Dơi

- Sóc Trăng.

Với những điểm đặc biệt như vậy, chùa Hưng Long đang là điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách và người dân địa phương tới chiêm bái, vãn cảnh chùa.[71]

Đình Mỹ Hòa Hưng

Đình Mỹ Hòa Hưng thuộc ấp Mỹ long II, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên. Đây là một trong những công trình kiến trúc đẹp mang phong cách nghệ thuật của thời phong kiến triều Nguyễn. Năm 2003, đình được xếp hạng là di tích lịch sử theo quyết định số 912/QĐ.UB của UBND tỉnh An Giang.

Ngoại thất đình có 3 bộ nóc, mái tam cấp lợp ngói đại tiểu, trên các bờ nóc có gắn lưỡng long tranh châu và cá hóa long, cuối các đường chân, góc mái trang trí tượng nhật nguyệt, hoa văn hình học, các mặt dựng cổ lầu vẽ tứ linh.

Chính diện đình trang trí khá cầu kỳ: trên cùng trang trí phù điêu dạng cuốn thư, giữa cuốn thư đắp nổi hình bát quái, dây hoa lá cách điệu, chính giữa bên dưới đắp nổi phù điêu long hổ hội, xung quanh cẩn gạch, đắp nổi vòm bán nguyệt. Hoa lá, hoa văn hình học, gờ chỉ trong kiến trúc trang trí được thể hiện mềm mại duyên dáng, sắc màu sinh động, tạo nên bức tranh tiền diện đậm nét cổ truyền dân tộc.

Trang trọng và đẹp nhất là gian chính điện, nơi tập trung các bàn thờ, các vật thờ có giá trị lịch sử. Hệ thống các bàn thờ được sắp xếp theo trật tự chức sắc xã hội phong kiến đương thời. Giữa sát vách trong cùng đặt khánh thờ thần Thành hoàng bổn cảnh, được vua Khải Định sắc phong năm 1917. Trung tâm khánh khắc nổi đại tự “Thần”, mặt khánh chạm lộng lưỡng long tranh châu, dây hoa lá. Trước bàn Thần là bàn thờ Hội Đồng nội, nơi đây đặt chân dung thờ vọng Nguyễn Trung Trực và Tuyên Trung Hầu Nguyễn Văn Tuyên, hai bên đặt 2 bộ lỗ bộ; Trong đó, một bộ cán gỗ lưỡng đồng chạm nổi, khắc chìm nhiều hoa văn, là hiện vật còn từ thời lập đình. Khu vực chính điện trang trí nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị, thể hiện trên các bao lam thành vọng, hoành phi liễn đối, tranh sơn thủy, chủ đề tứ linh, tứ thời và được sơn son thếp vàng rực rỡ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023