Phân Công, Phối Hợp Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch


tham mưu lĩnh vực này vì năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất chính trị,... trong quá trình tuyên truyền chính sách phát triển du lịch đã bị biến dạng, không sát với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước dẫn đến mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch

Việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch có thể tác động đến lợi ích của nhân dân và một số tổ chức thực hiện nên cần chú trọng việc phân công các cơ quan tham mưu và phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch thật hợp lý, công tư phân minh thì khi tham mưu về lĩnh vực chính sách sẽ đúng đắn và hợp lòng dân và công tác quản lý việc thực thi chính sách đảm bảo theo pháp luật hiện hành.

Xây dựng Kế hoạch phân công cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến từng lĩnh vực phụ trách để duy trì chính sách được ổn định, rõ trách nhiệm, không đùn đẩy trách nhiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi chính sách.

1.3.4. Duy trì chính sách phát triển du lịch

Nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại một cách tích cực, bền vững nhất, đạt hiệu quả cao nhất tùy thuộc vào tình hình của mỗi địa phương. Cơ quan tham mưu thực hiện chính sách phát triển du lịch phải thường xuyên củng cố phương thức hoạt động, làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, vận động nhân dân, các đối tượng chính sách và toàn xã hội tham gia thực hiện chính sách của Nhà nước ban hành.

1.3.5. Điều chỉnh chính sách phát triển du lịch

Để làm tốt quản lý của Nhà nước và để chính sách phát triển du lịch tồn tại một cách bền vững cần điều chỉnh các cơ chế, biện pháp thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung, hoàn thiện mục tiêu theo yêu cầu thực tế, lưu ý không thay


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

đổi, điều chỉnh mục tiêu. Nếu thay đổi thì coi như chính sách đó thất bại hoàn toàn.

1.3.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch

Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 4

Theo dõi, kiểm tra sát sao tình hình tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực hiện nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách nhằm hoàn thiện chính sách một cách kịp thời góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách đề ra.

1.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách phát triển du lịch

Trong việc thực thi chính sách phát triển du lịch công tác đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương các nhân tố làm tốt công tác thi hành chính sách là khâu quan trọng nhất. Đó là quá trình xem xét, kết luận về sự chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành và chấp hành pháp luật chính sách của các cá nhân, tập thể trong công tác thực hiện chính sách phát triển du lịch. Bên cạnh đó cần xem xét, đánh giá việc thi hành và thực hiện của các cá nhân, tập thể thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ nguồn thu này. [17, tr. 34 ].

1.4. Những yêu cầu đối với việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch

- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Các cơ quan này có vai trò trong việc xây dựng, hoạch định chính sách. Kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực, quảng bá tuyên truyền việc thực hiện chính sách phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, nâng cao nhận thức đội ngũ hướng dẫn viên, các chủ doanh nghiệp thực thi chính sách phát triển du lịch.


- Các tổ chức kinh doanh du lịch: Đây là tổ chức quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển du lịch, vì vậy, đội ngũ nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển du lịch có trình độ, chuyên môn và khả năng nhận thức của họ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch.

- Khách du lịch: Là người tham gia trong việc đưa du lịch vào thực tiễn. khách du lịch có ảnh hưởng đối với sự phát triển du lịch ở địa phương thể hiện thông qua thái độ, ý thức, khả năng cảm nhận của du khách đối với địa điểm tham gia du lịch.

- Cộng đồng dân cư địa phương: Là một cộng đồng dân cư có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về du lịch, là những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển du lịch bền vững của một địa phương.

- Các tổ chức xã hội: Là những tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn về công tác tổ chức sự kiện du lịch, quảng bá du lịch trong và ngoài nước.

- Hiệp hội du lịch: Đây là tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn đến công tác tuyên truyền, phổ biến, xúc tiến quảng bá, điều phối và tư vấn về nội dung chính sách phát triển du lịch các vùng miền đến tất cả các hội viên và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

1.5. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay

Nắm chắc được thời gian của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch và làm tốt nhằm ngăn chặn, hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch.

Tạo lập môi trường thuận lợi cho các yếu tố đó để vận động phù hợp với yêu cầu định hướng, có 02 yếu tố tác động đến việc thực thi các chính sách bao gồm: Yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

* Yếu tố khách quan: Được tác động từ bên ngoài doanh nghiệp có ảnh


hưởng đến hoạt động kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nghiên cứu các yếu tố này không nhằm mục đích để điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của nó.

* Yếu tố chủ quan: Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cả trước mắt cũng như lâu dài, do đó không gây được sự chú ý của các nhà quản lý, nhưng chúng tác động đến việc thực hiện chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp rất lớn vì cơ chế tác động giữa chúng với các vấn đề chính sách được hình thành trên cơ sở quy luật.

Khách quan và chủ quan là hai mặt, hai yếu tố không thể tách rời trong mọi hoạt động của mỗi chủ thể, hai yếu tố giúp chủ thể trong quá trình hoạch định các chính sách và thực thi các chính sách của doanh nghiệp, cá nhân và trong quản lý nhà nước về chính sách, đây là các yếu tố quan trọng để triển khai các chính sách phát triển du lịch, gồm:

1.5.1. Bản thân của chính sách phát triển du lịch:


Mỗi chính sách phát triển du lịch mà Nhà nước ban hành đều có sự tác động trực tiếp đến giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thực thi chính sách, nó phụ thuộc vào tính chất và nội dung của chính sách phát triển du lịch ở một hoạch nhiều lĩnh vực. Vì thế, nếu chính sách áp dụng trong phạm vi hẹp thì các bên liên quan ít, nếu áp dụng trong phạm vi rộng thì các bên tác động trực tiếp vào lĩnh vực này lớn hơn. Chính vì vây, chính sách tác động rất lớn đến việc tổ chức và thực hiện có hiệu quả chính sách do Nhà nước ban hành về lĩnh vực du lịch.

Các văn bản ban hành cho chính sách về phát triển du lịch và quản lý du lịch tại Việt Nam cơ bản đầy đủ và toàn diện, nhằm giúp các địa phương điều chỉnh mọi hoạt động của hoạt động du lịch và ban hành các cơ chế về quản lý


và chính sách phát triển, bởi vậy, chính sách phát triển du lịch cần phải có các giải pháp rõ ràng trong việc thực hiện chính sách, nhằm định hướng tốt hơn và phát huy hiệu quả giúp chính sách du lịch phát triển một cách bền vững trong giai đoạn này.

1.5.2. Môi trường thực thi chính sách phát triển du lịch:


Trong các vấn đề xây dựng và hoàn thiện chính sách để tạo môi trường phát triển du lịch, thu hút du khách cần điều chỉnh, sửa đổi về chính sách thị thực, nhất là quy định về thời hạn lưu trú. Các chỉ số quản lý chất lượng điểm đến cần dựa trên thực tế quản lý của đơn vị kinh doanh và ý kiến du khách thay vì sự áp đặt hành chính từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và công bố định kỳ đánh giá chất lượng điểm đến... Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cần tập trung đầu tư đúng mức và hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý... Tuy nhiên, cũng xác định môi trường là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị… dựa vào các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, người làm công tác quản lý du lịch mới có thể dựa vào đó để đưa ra được các quy hoạch, định hướng phát triển du lịch một cách chính xác, mang tính lâu dài, từ đó đưa ra các quyết định mang tính chất định hướng tới quản lý du lịch.

Khi một địa phương phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị một cách ổn định, thì cần phải có một chính sách phát triển du lịch phù hợp, linh hoạt, môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng sẽ là điều kiện tốt cho các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như khách du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch, tạo sự cân bằng và phát triển du lịch một cách bền vững hơn, đồng thời giúp Nhà nước quản lý về lĩnh vực du lịch.

1.5.3. Chủ thể thực hiện chính sách phát triển du lịch:


Các chủ thể tham mưu các chính sách phát triển du lịch được chia theo


các địa phương, gồm:


Khi thực hiện chính sách theo cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quản lý cao nhất, cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và thực thi chính sách phát triển du lịch là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. tiếp theo đến cấp huyện là Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan tham mưu là các phòng, ban chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ, chức năng được quy định rõ ràng. Thực hiện chính sách theo ngành, cơ quan của tỉnh chịu sự quản lý và chi phối bởi Tổng Cục du lịch, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Để công tác thực hiện chính sách phát triển du lịch phát huy được hiệu quả cao thì tổ chức và bộ máy phải phù hợp thực hiện, được phân cấp chức năng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, công tác phối hợp của các cơ quan chuyên môn phải đồng bộ trong suốt quá trình tham mưu và thực hiện. Vì vậy, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực là quan trọng nhất trong suốt quá trình thực hiện. Đặc biệt là năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước trong quá trình thực thi chính sách.

Trên thực tế, cơ quan Nhà nước chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp các chủ cơ sở lưu trú... là những đối tượng thực hiện chính sách. Muốn chính sách được triển khai thực hiện tốt vào đời sống xã hội cần có sự đồng tình ủng hộ của người dân, vậy liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước sẽ tạo nên môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi, công bằng. Các chủ thể này là “cầu nối” gắn kết giữa các doanh nghiệp với các thị trường trong và ngoài nước về triển khai các chính sách phát triển du lịch. Đồng thời, các chủ thể phải xây dựng được các mối quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu cơ chế, chính sách của từng địa phương, đất nước nhằm thu hút đầu tư xây dựng kết cấu, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất du lịch, quảng


bá du lịch thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, các đoàn tham quan kết hợp trao đổi kinh nghiệm với các địa phương, trong và ngoài nước. Quyết định sự thành bại của một chính sách. Mục tiêu chính sách không thể chỉ do cơ quan Nhà nước, mà có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.


Tiểu kết Chương 1

Chính sách phát triển du lịch là toàn bộ quá trình thực hiện chính sách và đưa chính sách vào trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo một quy trình nhất định. Việc ban hành chính sách phát triển du lịch nhằm quản lý chặt chẽ về mặt Nhà nước, vừa ràng buộc về mặt thủ tục và để giải quyết các vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch đối với những đối tượng cụ thể trong một thời gian và không gian nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, công tác thực thi chính sách du lịch bao gồm nhiều chu trình và giai đoạn và những nhân tố gây tác động. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay có thể là năng lực quản lý và tổ chức các chính sách của Nhà nước. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham mưu thực hiện chính sách phát triển du lịch ở các cấp. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động, thực thi chính sách phát triển du lịch của Nhà nước.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM‌


2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch và phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đông Giang là huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, được tách từ huyện Hiên theo Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đông Giang là 81.263,23 ha, cách trung tâm tỉnh 145 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Đà Nẵng 80 km về phía Tây. Huyện Đông Giang có 11 xã, thị trấn, gồm: Mà Cooih, Za Hung, ARooi, Tà Lu, Sông Kôn, Jơ Ngây, A Ting, xã Ba, xã Tư, Kà Dăng và thị trấn Prao. Nằm ở cửa ngõ vành đai nên huyện Đông Giang rất thuận lợi trong việc giao thương và phát triển kinh tế-xã hội. Huyện Đông Giang có vị trí khá thuận lợi từ 15050’ đến 16010’ độ vĩ Bắc và từ 107056’ độ Kinh Đông. Phần lớn các trung tâm hành chính của các xã, thị trấn nằm trên trục Quốc lộ 14G và đường Hồ Chí Minh.

Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư đã tạo ra bước đột phá. Đến nay, trên địa bàn huyện có 11/11xã, thị trấn có đường ôtô đến được 02 mùa, 40/40 thôn có đường ôtô đến thôn; điện thoại di động phủ sóng trên toàn huyện; gần 100% hộ dân được sử dụng điện và nước sinh hoạt. Các chương trình mục tiêu Quốc gia, xóa đói giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 29,43%. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; sức mạnh đoàn kết các dân tộc được phát huy. Hạ tầng dịch vụ có nhiều chuyển biến khá, hình thành mô hình du lịch cộng đồng gắn với khai thác tiềm năng văn hóa tộc người Cơtu, làng nghề truyền thống Bhơhồông 1-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023