Phương Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tại Huyện Đông Giang, Tỉnh Quảng Nam


Ở huyện Đông Giang, cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về Du lịch là Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, biên chế ít, chưa có Trung tâm xúc tiến du lịch nên chưa đảm bảo tính liên tục trong công tác tham mưu, công tác quản lý còn lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao.

Việc thực thi chính sách phát triển du lịch có phần quan trọng phụ thuộc vào sự phối hợp với các bên liên quan, cụ thể tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch như đã nêu ở chương 1, đó là cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch...chưa được phối hợp nhịp nhàng, chưa gắn trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi, lợi ích còn chưa được xác định thật rõ ràng cụ thể.


Tiểu kết Chương 2


Các năm qua, công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện đã có rất nhiều cố gắng, công tác chỉ đạo điều hành phát triển du lịch được quan tâm, công tác ban hành các kế hoạch, đề án phát triển du lịch góp phần định hướng và thực hiện các mục tiêu phát triển tạo ra bước chuyển biến lớn về nhận thức của cán bộ và nhân dân về vị trí, vai trò và hiệu quả nhiều mặt của kinh tế du lịch. Các điểm du lịch trên địa bàn huyện dần được xây dựng đã và đang phát triển làm tăng thêm thu nhập cho nhân dân góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội huyện nhà. Tuy nhiên, công tác thực hiện chính sách phát triển du lịch vẫn còn hạn chế như thiếu sự chỉ đạo một cách tập trung, quyết liệt và đồng bộ; nhận thức về du lịch chưa nhất quán, chưa xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chậm cải cách thủ tục đầu tư dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu; sự phối hợp giữa các ngành có lúc, có nơi chưa được chặt chẽ, năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, doanh nghiệp kinh doanh du lịch phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, trình độ công


nghệ, năng lực quản lý còn thiếu và yếu; nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển du lịch còn thấp, hạ tầng du lịch chưa đồng bộ. Chính vì thế, muốn nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Đông Giang trong giai đoạn hiện nay là vấn đề then chốt, theo tôi các cơ quan tham mưu về lĩnh vực này, cần nghiêm túc nghiên cứu các giải pháp để giúp du lịch Đông Giang phát triển, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đầu tư cho các tập thể, cá nhân khi tham gia vào công tác phát triển du lịch huyện Đông Giang đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌

Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 8

TẠI HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM


3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

Ngày 16 tháng 8 năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND về triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính Phủ và Nghị Quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Dự án thí điểm làng văn hóa du lịch cộng đồng BhơHôồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở phương hướng chung, Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang xác định phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách du lịch, như sau:

Thứ nhất, liên kết, hợp tác phát triển du lịch phải gắn với qui hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của các huyện vùng Tây Quảng Nam và qui hoạch tổng thể ngành du lịch của tỉnh Quảng Nam. Tổ chức liên kết với các trung tâm xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh như tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng.., thực hiện tốt chương trình cụm liên kết phát triển du lịch các huyện: Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; huyện Nam Đông, huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng để xây dựng các loại hình du lịch có thế mạnh, đặc trưng của mỗi huyện, tạo thành chuỗi liên kết hợp tác phát triển du lịch kết nối vùng.

Thứ hai, tổ chức đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại các điểm, các khu du lịch trong vùng, trong đó trọng điểm là đầu tư


các công trình vệ sinh, nhà để xe, phòng đón khách tại một số điểm du lịch; phát triển thêm các điểm bán hàng lưu niệm. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng các điểm lưu trú homestay tại xã có các làng du lịch cộng đồng,

…để đáp ứng cho nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá của khách du lịch.

Thứ ba, thực hiện nghiêm túc việc đầu tư cho công tác sưu tầm, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, các giá trị di tích lịch sử văn hóa, phục dựng các lễ hội, các nghi thức truyền thống của các dân tộc trong vùng; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, phục vụ nhu cầu tìm hiểu đời sống văn hóa tâm linh, thưởng thức giá trị tinh thần cho du khách. Chú trọng đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống sản xuất ra các sản phẩm làm hàng lưu niệm, nông lâm sản đặc trưng, riêng biệt để phục vụ du khách.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

3.2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về lĩnh vực du lịch là Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cùng với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan. Hiện tại Phòng Văn hóa và thông tin huyện gồm 05 biên chế, trong đó có 01 biên chế cho hoạt động lĩnh vực du lịch hiện tại, các xã- thị trấn chưa có cán bộ chuyên môn phụ trách lĩnh vực du lịch, chính vì vậy cần xem xét bố trí viên chức nguồn nhân lực cho cấp xã, bố trí linh hoạt phù hợp tùy tình hình thực tế địa phương có khả năng phát triển điểm du lịch,

Với tư cách là một lĩnh vực trong xã hội, thực hiện chính sách phát triển du lịch có quan hệ với nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội; do đó, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp liên ngành giữa cơ quan quản lý chuyên


ngành về du lịch với các cơ quan chức năng quản lý các lĩnh vực khác (như Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ Tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…) trong thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện, đảm bảo vai trò tập trung, thống nhất quản lý nhà nước của UBND huyện, tạo sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, ngành, lĩnh vực với ngành du lịch để thực hiện các định hướng, mục tiêu, giải pháp thực hiện chính sách phát triển du lịch một cách có hiệu quả. Quan trọng nhất là việc xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển du lịch thống nhất, đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả và bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đội ngũ quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn huyện, đặc biệt là đội ngũ xây dựng và thực thi chính sách, đội ngũ nhân lực làm công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực du lịch.

Tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện. Nâng cao nhận thức, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững.

3.2.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ quản lý của nhà nước trong hoạt động du lịch

Triển khai việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Đông Giang phải thực hiện theo quan điểm phát triển bền vững về lĩnh vực du lịch, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm


tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về hoạt động du lịch trong tương lai. Đồng thời đảm bảo phát triển về kinh tế - xã hội và môi trường.

Khi điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới cần tuân thủ các nguyên tắc do luật định, đáp ứng các yêu cầu về nội dung phát triển du lịch bền vững, về quy hoạch cũng như trong việc xác định các mục tiêu, nội dung và hình thức cụ thể của quy hoạch.

Quy trình xây dựng quy hoạch phải được tiến hành chặt chẽ, lựa chọn được đơn vị tư vấn có trách nhiệm, năng lực chuyên sâu cả về du lịch và phát triển bền vững, có cách tiếp cận khoa học và bền vững về nội dung cần quy hoạch. Trước khi xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch liên quan đến thực hiện chính sách phát triển du lịch cần phải được thu thập số liệu đầy đủ, thông tin chính xác. Đặc biệt là phải có sự tham gia của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quy hoạch. Sau khi các cơ quan đơn vị xây dựng xong cần phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của các xã, thị trấn và các cộng đồng tham gia phát triển du lịch tham gia ý kiến bổ sung, điều chỉnh quy hoạch. Chú trọng chỉ đạo để nâng cao chất lượng dự báo, đảm bảo được sự đầy đủ, chính xác, khách quan, đồng bộ, thống nhất và cập nhật kịp thời các thông tin đầu vào. Có sự tham gia trách nhiệm của các ngành, các cấp, các chuyên gia về những lĩnh vực liên quan trong quá trình xây dựng, điều chỉnh bổ sung quy hoạch.

Trong quá trình xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, huyện cần phát huy được vai trò trách nhiệm của xã hội, nhất là vai trò và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào nội dung của quy hoạch, đảm bảo tính dân chủ (thông qua việc khảo sát, lấy ý kiến về nội dung dự thảo quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng của huyện, qua các hội nghị, gửi phiếu lấy ý kiến tham vấn từ các chuyên gia, từ cộng đồng...).


Việc thực thi chính sách phát triển du lịch của huyện cần có sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện; đặc biệt là các vấn đề xóa đói giảm nghèo, đảm bảo môi trường trong sạch; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của huyện. Quá trình này cũng cần phải có sự thống nhất và phù hợp với Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, các quy hoạch phát triển du lịch vùng Tây Quảng Nam và huyện Đông Giang trong cùng giai đoạn.

Các quy hoạch và triển khai cần phải được công khai và đồng bộ nội dung các quy hoạch đến các ngành, các cấp; quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, đảm bảo tiến độ, lộ trình thực hiện, kiên định và kiên trì các mục tiêu, định hướng phát triển nhất là định hướng tổ chức không gian du lịch và công tác quản lý tài nguyên du lịch, quản lý đất đai ở địa bàn có tài nguyên du lịch, quản lý các dự án đầu tư trong các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trong khu vực quy hoạch du lịch.

Cần có các chính sách ưu đãi đất đai, vay vốn với lãi suất thấp, thuế, phí, lệ phí… nhằm khuyến khích, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, các khu du lịch; đầu tư vào phát triển nguồn năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành; xúc tiến, quảng bá du lịch của huyện. Quản lý, chặt chẽ các tài nguyên thiên nhiên, các khu di tích lịch sử văn hóa; các di sản văn hóa phi vật thể; cần ghi rõ các chế tài xử phạt khi có những vi phạm đối với từng cá nhân, từng vụ việc cụ thể. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và người dân địa phương; thu hút sự tham gia của cộng đồng cho phát triển kinh tế du lịch, bảo vệ tài nguyên, bảo tồn văn hoá.

Kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung các nội dung, chính sách, không còn phù hợp với yêu cầu thực tế của phát triển du lịch tại huyện Đông Giang đảm bảo mục đích phát triển du lịch bền vững. Thực hiện tốt các hoạt động thanh tra,


kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường thân thiện du lịch; kiểm tra việc thực hiện. Xử lý nghiêm các dự án du lịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong sử dụng đất đai, tài nguyên du lịch, trong các hoạt động kinh doanh, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường theo đúng pháp luật.

3.2.3. Tăng cường nguồn lực, thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du lịch

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tác động hỗ trợ, gắn kết nhiều ngành lĩnh vực kinh tế xã hội khác như giao thông vân tải, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục...phát triển tổng thể tạo công ăn việc làm cho nhân dân góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ thiên nhiên, môi trường, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế. Để thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển du lịc tốt, Huyện Đông Giang cần quan tâm thực hiện tốt, đồng bộ một số nhóm vấn đề then chốt như : Quy hoạch, cơ sở hạ tầng, đất đai, nguồn nhân lực, quản lý nhà nước, quảng bá xúc tiến du lịch, môi trường, cơ chế ưu đãi đầu tư. Tất cả các nhóm vấn đề này có quan hệ mật thiết gắn bó hữu cơ với nhau, cần được đánh giá trong tổng thể để xác định sản phẩm chiến lược, giải pháp quản lý, phát triển du lịch của huyện.

Thực hiện đồng bộ và kiên trì các nhóm này, doanh nghiệp và nhà đầu tư uy tín, có năng lực sẽ đến Huyện Đông Giang nhiều hơn và đóng góp nhiều hơn về các nguồn lực đầu tư (Công nghệ, dịch vụ, tài chính, năng lực quản lý, liên kết chuỗi sản phẩm...) nói chung cũng tạo ra các sản phẩm du lịch cạnh tranh và siêu cạnh tranh, thúc đẩy ngành du lịch huyện Đông Giang phát triển mạnh mẽ và bên vững.

Để thu hút nhiều dự án đầu tư du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện; ngoài việc tiếp thu, vận dụng các giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2016 của Bộ chính trị và Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam; hỗ trợ doanh nghiệp

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí