Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Xã Sà Phìn Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang


và chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/02/1930 - 03/2/2018, Tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào ngày 04 Tết, thu hút khoảng 4500 người tham gia.

- Tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày truyền thống Bộ đội biên phòng ngày 03/03/1959, ngày 03/03/2018 và kỷ niệm 29 năm ngày biên phòng toàn dân 03/03/1989 và ngày 03/03/2018. Làm tốt công tác tuyển chọn các vận động viên, nghệ nhân tham gia Lễ hội khèn mông huyện Đồng Văn lần thứ V năm 2018 theo đúng kế hoạch của huyện. Phối hợp với trung tâm văn hóa huyện Đồng Văn tổ chức các hoạt động văn nghệ tuyên truyền về bảo tồn công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn được 01 lần trên 11 thôn bản thu hút 1658 lượt người nghe.

Hoạt động của trang thông tin điện tử của xã được duy trì thường xuyên, trong 6 tháng đã tổ chức đăng được 20 bài với các nội dung về bảo tồn Nhà truyền thống dân tộc mông, trưởng thôn gương mẫu trong công tác phát triển kinh tế, tổ chức giao lưu bóng truyền chào mừng các ngày lẽ, ngày hội lớn của nhà nước, của tỉnh, huyện, đưa tin các hội nghị lớn liên quan đến công tác phát triển kinh tế xã hội của xã......phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các thôn được người dân tích cực hưởng ứng, các đề án : chống tảo hôn,cải tạo tập tục lạc hậu trong ma chay tiếp tục được triển khai.

Về cơ sở hạ tầng

- Về giao thông được sự quan tâm hỗ trợ của trung ương cũng như đầu tư của tỉnh những năm gần đây mạng lưới giao thông trên địa bàn xã đã được tăng cường đầu tư nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và giao lưu kinh tế hàng hóa của người dân.Tổng đường giao thông trên địa bàn xã là 100km trong đó đường liên xã là 80km và đường liên thôn là 20km sự phát triển giao thông của xã trong những năm qua đã tạo ra bộ mặt kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đặc biệt kinh doanh dịch vụ, giải phóng mặt bằng trong xây dựng giao thông cũng rất thuận tiện


Tuy nhiên hệ thống thoát nước mưa trong xã vẫn chưa được hoàn chỉnh phần lớn là thoát nước tự thấm hoặc thoát nước vào các ao hồ xung quanh, đa phần số đường trong xã đều có rãnh thoát nước

Về thủy lợi

Mặc dù là một xã có thế mạnh về ngành du lịch nhưng xã Sà Phìn đến nay vẫn chưa xây dựng được công trình thủy lợi và trạm bơm cũng như hồ chứa nước tại xã, người dân vẫn còn sử dụng nước mưa và nước giếng để sinh hoạt điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn trong quá trình tưới tiêu, hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân trong địa bàn xã.

Chợ

Xã có một phiên chợ được mở vào các ngày 2.5.7 trong tuần, nhằm giúp cho người dân tại địa bàn xã giao lưu buôn bán các hàng hóa phục vụ cho cuộc sống của người dân và cũng giúp người dân tiếp cận các mặt hàng trên thị trường.

4.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn

Xã Sà Phìn là một trong những xã của huyện Đồng Văn có tiềm năng du lịch khá lớn, với những lợi thế về tự nhiên như : cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, là nơi tập trung nhiều giá trị về văn hóa, những nét đặc sắc về các dân tộc, nơi lưu giữ công trình kiến trúc cổ bậc nhất Hà Giang điều này đang mở ra cho xã Sà Phìn những tiềm năng lớn để phát triển du lịch – dịch vụ.

4.2.1. Tiềm năng về thiên nhiên

Ai đã một lần lên Hà Giang, mảnh đất địa đầu biên cương xa xôi, hẻo lánh này, chắc chắn sẽ không thể quên được vùng đất cổ xưa với bao câu chuyện huyền thoại truyền thuyết lịch sử về ông cha ta dựng nước và giữ nước nơi biên ải , nơi mà thiên nhiên vừa “cho” cái nghèo khó, vừa “tặng” lại một cảnh quan núi non, mây trời đến nao lòng.

Cao nguyên đá Đồng Văn

Nói đến nơi đây là nói đến xứ sở của các loài hoa Bạc hà, hoa lê trắng muốt, hoa đào địa phương tím hang; đặc biệt là loài hoa Tam Giác Mạch, trời


đất đã ban cho con người và mảnh đất khô cằn chập chùng đá núi này một sắc màu hiếm có, cánh hoa từ lúc sinh ra cho đến khi tàn đủ ngũ sắc cầu vồng. Mùa hoa Tam Giác Mạch nở rộ vào gần cuối tháng mười sang tận gần giữa tháng 11 dương lịch. Trên các triền núi, dưới các thung lũng, bên những ngôi nhà trình tường… của đồng bào các dân tộc Hmong. Vào tháng 12 năm 2010 cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là công viên địa chất toàn cầu , đây là một dấu ấn tiêu biểu về sự phát triển của huyện Đồng Văn. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, tự nhiên mang dáng vẻ hoang sơ và bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Hà Giang, Cao nguyên Đá Đồng Văn đã và đang tiếp tục được đầu tư để xứng đáng là Công viên Địa chất toàn cầu - “kiệt tác” thiên nhiên nơi cực Bắc và là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất nước ta đối với du khách trong nước và quốc tế.

4.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn

Dinh Thự Họ Vương

Nằm ở phía sau con đường bên hàng cây sa mộc cao vút , chiếc cổng đá bề thế của Dinh Thự Họ Vương hay còn gọi là dinh thự Vua Mèo Vương Chính Đức - vị vua duy nhất được người dân ở đây suy tôn và cai quản 4 huyện vùng cao ở Sà Phìn hiện ra ngay trên đỉnh đồi , Kiến trúc dinh thự mô phỏng kiến trúc thành quách của nhà Thanh Trung Hoa, kết hợp với các hoa văn của người Hmông và chọn lọc với kiến trúc Pháp như các lò sưởi, lô cốt… Dinh có 3 cung tiền, trung và hậu, với 64 phòng lớn nhỏ, có sức chứa khoảng 100 người.

Điểm nhấn nữa của dinh là nghệ thuật điêu khắc trong các phần của dãy nhà, mang đậm dấu ấn của dòng họ Vương, dấu ấn của hoạt động buôn bán thuốc phiện. Nhiều chi tiết bằng đá của tòa nhà được chạm khắc cầu kì, khéo léo mang các biểu tượng cho sự phú quý, hưng thịnh. Những chân cột được chạm khắc hình cuống quả thuốc phiện to như cái chum, giống đến từng chi tiết, được mài cho thật bóng bằng bạc trắng. Các trụ cầu thang cũng là tác


phẩm điêu khắc bằng đá quý giá, mang bóng dáng của cây hoa anh túc. Các họa tiết trên xà nhà, trái nhà, các cánh cửa, cửa sổ chạm hình quả thuốc phiện tinh xảo, bắt mắt.

Lễ hội Gầu Tào

Ở Sà Phìn mặc dù có một dân tộc duy nhất sinh sống nhưng đồng bào Hmong lại có một đời sống tinh thần, tâm linh rất phong phú và đa dạng, tạo nên truyền thống văn hóa Hmông với rất nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu thể hiện truyền thống của người Hmông chính là lễ hội Gầu Tào. Nhắc tới truyền thống văn hóa của người Hmông, không chỉ nói tới những tập quán canh tác, chăn nuôi, ăn ở… mà còn ở tín ngưỡng, phong tục, tâm linh. Trong đó, tất cả những tín ngưỡng về sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần đều xoay quanh mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản và những tín ngưỡng đó đều được tái hiện qua lễ hội Gàu Tào ở Sà Phìn , Đồng Văn.

Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng có nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông.

“Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn... Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân...

Đây là sinh hoạt tín ngưỡng gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ có những nghi thức thể hiện bản sắc văn hoá của người Mông. Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng thần như: thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, xôi, rượu… Ngoài ra, nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây Nêu, bởi chính nghi lễ này báo hiệu cho mọi người biết gia chủ đang tổ chức lễ hội Gầu Tào. Tại địa điểm dựng Nêu cũng dựng hai


cọc gỗ to, cao, bên trên buộc một xà ngang dùng để treo chùm ngô và thóc, tượng trưng cho việc cầu sự no ấm của gia chủ. Địa điểm tổ chức do thầy cúng lựa chọn, thường là ở ngọn đồi hay trên mô đất cao. Cây Nêu là một cây tre cao vút, có nhiều lá, được trang trí thêm cờ ở xung quanh với nhiều sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng...

Khi dựng xong cây Nêu, gia chủ và thầy cúng sẽ làm lễ cúng ở ngay chân cột cây Nêu, mời tổ tiên và các thần linh về dự. Nội dung lời khấn của thầy cúng thể hiện mong ước của gia chủ về sự bình an, giàu có, xin các thần linh phù hộ cho có con, mọi thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh, kế tục tốt việc làm ăn.

Trong lễ hội Gầu Tào, phần lễ trang nghiêm thì phần hội thể hiện rõ cái không khí náo nức của hội hè. Hội thường được tổ chức trên một khu đất đồi tương đối bằng phẳng hay trên các triền đồi, có cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho việc du xuân chơi núi của đồng bào. Phần hội là thời gian vui hơn cả. Gia chủ sẽ hát những bài hát ca ngợi bản mường, chúc tụng mọi người nhân dịp năm mới. Lẫn trong màu xanh của núi rừng là màu áo chàm của các chàng trai và sắc màu rực rỡ của váy áo các cô gái. Họ thổi khèn, múa khèn, mời nhau chén rượu ngô thịnh tình và cùng say trong tiếng khèn tha thiết, mời gọi không dứt... Đây cũng là lúc những chàng trai, cô gái tổ chức những trò chơi truyền thống như: đánh yến, leo cột lấy bầu rượu... tạo không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày Tết vùng cao.

Cuộc vui kết thúc, thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, trời đất, thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn Nêu tưới khắp các hướng của đồi núi. Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi để thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn là nơi để người Mông thỏa mãn nhu cầu tinh thần, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh

Múa khèn mông

Theo phong tục, khèn Mông gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày của đồng bào và mỗi cuộc đời của người Mông. Khèn là nhạc cụ độc đáo thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống; là vật linh thiêng trong các nghi lễ, lễ


hội của người Mông. Tiếng khèn đã trở thành một phương thức để người Mông chuyển tải, thổ lộ những tâm tư, nguyện vọng của mình. Với tiếng khèn bạn xuống chợ, chúc nhau những điều may mắn. Còn khi buồn, tiếng khèn chậm và trầm khiến người nghe xúc động.

So với nhiều dân tộc khác, người HMông nói chung và đồng bào dân tộc Hmông tại xã Sà Phìn nói riêng còn giữ được khá nhiều nét sinh hoạt, phong tục tập quán truyền thống. Những món ăn không thể thiếu trong những phiên chợ vùng cao, tạo nên đặc sắc trong nền văn hóa truyền thống ấy là thắng cố, mèm mém, bánh hoa tam giác mạch, bánh ngô, mật ong Bạc Hà …

4 2 3 Thủ công mỹ nghệ Từ xa xưa đồng bào Hmông ở Hà Giang đã có nghề dệt 14 2 3 Thủ công mỹ nghệ Từ xa xưa đồng bào Hmông ở Hà Giang đã có nghề dệt 2


4 2 3 Thủ công mỹ nghệ Từ xa xưa đồng bào Hmông ở Hà Giang đã có nghề dệt 3


4.2.3. Thủ công mỹ nghệ

Từ xa xưa, đồng bào Hmông ở Hà Giang đã có nghề dệt vải lanh truyền thống, đáp ứng nhu cầu về trang phục hàng ngày. Với những họa tiết, màu sắc đa dạng, trang phục bằng thổ cẩm của phụ nữ Hmông luôn nổi bật, tạo nên nét riêng biệt, độc đáo, tô điểm cho bức tranh văn hóa đồng bào các dân tộc nơi miền cực Bắc Tổ quốc thêm hương sắc. Người Hmông có câu hát “Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/Gái xinh chưa biết cầm kim là hư”, những cô gái Hmông đến tuổi trưởng thành đều dệt vải lanh thành thạo; họ tự dệt cho mình những bộ quần áo đẹp nhất để mặc trong ngày hội, đi chơi chợ phiên và đặc biệt mặc trong ngày về nhà chồng. Dạo bước trên Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh phụ nữ Hmông trên tay họ có những búi lanh nhỏ để nối, cuốn sợi. Nghề dệt vải lanh trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống phụ nữ Hmông nơi đây.

4.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sà Phìn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

4.3.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn

Lượng khách đến du lịch tại xã Sà Phìn

Từ năm 2010 Cao Nguyên Đá Đồng Văn được UNESCO chính thức công nhận là công viên địa chất toàn cầu,nơi này đã trở thành một địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến với Đồng Văn – Hà Giang. Số lượng khách du lịch biết đến huyện Đồng Văn nói chung và xã Sà Phìn nói riêng đã tăng lên đáng kể,

Khách du lịch là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một địa phương có hoạt động du lịch cộng đồng , số lượng khách du lịch đến xã Sà Phìn có thể khái quát qua bảng sau :


Bảng 4.4 Số lượng khách du lịch đến xã Sà Phìn giai đoạn 2016-2018

(ĐVT : Lượt )



Chỉ tiêu năm

2016

2017

2018

SL

(người)

CC

(%)

SL

(người)

CC

(%)

SL

(người)

CC

(%)

Tổng số

98.753

100

103.672

100

138.569

100

Khách quốc tế

9.867

9,99

11.874

11,45

13.687

9,88

Khách nội địa

88.886

90

91.798

88,55

124.882

90,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

(Nguồn: Số liệu điều tra 2018)

Qua bảng 4.4 ta có thể thấy tổng số lượng khách du lịch đến với Sà Phìn năm 2018 là 138.569 lượt khách

Số lượng khách quốc tế tới thăm xã Sà Phìn năm 2016 là 9.867 lượt khách nhưng tới năm 2018 số lượng khách tăng lên một cách đáng kể là 13,687 lượt, đối với khách nội địa liên tục tăng qua các năm khách du lịch đến từ mọi miền của đất nước như : thủ đô Hà Nội, Sài Gòn, Tuyên Quang, Thái Nguyên …đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, viên chức, và những du khách yêu thích nét đẹp truyền thống, thích khám phá và trải nghiệm.Các hình thức du lịch đến với Sà Phìn là du lịch tự do hoặc thông qua các công ty lữ hành,các tổ chức kinh doanh du lịch, họ đến với Sà Phìn mục đích thăm quan thiên nhiên, ngắm cao nguyên đá Đồng Văn khám phá Dinh Thự Họ Vương và cùng tìm hiểu về lịch sử của khu vực này.

Đối với khác nước ngoài họ ưa thích du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên . Việt Nam là một điểm đến lý tưởng cho du lịch khám phá, đến với Sà Phìn họ có thể thử lòng can đảm với cao nguyên đá Đồng Văn bởi những đèo cao vực thẳm và cảnh sắc hùng vĩ ở cực Bắc.

Bên cạnh đó với các hoạt động sản xuất, bản sắc văn hóa của các dân tộc, những nét văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên cũng là điểm thu hút du khách, những kỉ niệm khó quên, trải nghiệm thú vị là điểm nhấn để những ai đã đặt chân lên mảnh đất này đều muốn quay lại vào những dịp không xa.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 23/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí