Tình Hình Hoạt Động Du Lịch Tại Huyện Đông Giang


xã A Rooi huyện Đông Giang - Đại hội Đảng bộ đầu tiên của tỉnh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước ( tháng 01 năm 1960).

- Khu di tích lịch sử Cột Bườm (Cột Buồm), là địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Hiên lần thứ I (tháng 3 năm 1951). Đây là nơi căn cứ của huyện Hiên sau khi dời cơ quan Huyện ủy và Ủy ban Hành chính – Kháng chiến huyện từ xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc; nơi tổ chức nhiều kỳ Đại hội của Đảng bộ huyện Hiên. Cũng tại địa điểm này, tháng 4 năm 1954, Đại hội đoàn kết toàn huyện Hiên được tổ chức với sự tham dự của đại biểu các làng, các xã trong huyện nhằm tìm các biện pháp chấm dứt nạn “giặc mùa” đang ngày một trầm trọng khiến cho nhân dân giữa các làng, các vùng, giữa địa phương này và địa phương khác thù hiềm, xa cách, nghi kỵ lẫn nhau, gây không khí lo sợ, căng thẳng trong nhân dân, ảnh hưởng lớn đến công cuộc kháng chiến. Từ Đại hội đoàn kết lịch sử này, nạn “giặc mùa” ở Bến Hiên căn bản được chấm dứt. Di tích Cột Buồm có giá trị quan trọng không chỉ đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân của huyện Đông Giang, Tây Giang nói riêng và của tỉnh Quảng Nam nói chung.

- Khu di tich lịch sử Căn cứ Liên khu ủy 5 và Nhà làm việc của đồng chí Võ Chí Công. Vào khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1958. Tại khu Căn cứ này, bản thân đồng chí Võ Chí Công đặc biệt quan tâm đến công tác dân vận và thực hiện công tác dân vận. Đồng chí thường bảo không có dân, cách mạng sẽ bị cô lập. Vì vậy đồng chí thường xuyên ra các làng đồng bào dân tộc xung quanh để làm quen, lấy tin tức, đổi lương thực. Có lúc đồng chí ở nhà dân, được nhiều gia đình dân tộc Cơtu che chở. Tư tưởng chỉ đạo dựa vào dân để xây dựng bảo vệ căn cứ của đồng chí Võ Chí Công có ý nghĩa thực tiễn quý giá trong suốt cuộc kháng chiến. Xây dựng căn cứ lòng dân còn có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động lương thực, thực phẩm, bảo vệ bí mật của cách mạng.


Bên cạnh các điểm du lịch sinh thái - cảnh quan, du lịch văn hóa - lịch sử... đã nêu trên, huyện Đông Giang có các giá trị văn hóa vật thể đó là Gươl ( nhà sinh hoạt cộng đồng) , nhà dài truyền thống, Moong.. và các giá trị văn hóa phi vật thể như hệ hoa văn trên thổ cẩm, không gian cồng chiêng.. các giá trị mang ý nghĩa tâm linh trong cuộc sống hàng ngày và có khả năng khai thác các giá trị văn hóa để gắn phát triển du lịch để khách tham quan trải nghiệm và nghiên cứu giá trị của nó.

2.2.3. Tình hình hoạt động du lịch tại huyện Đông Giang


Trong những năm qua, huyện Đông Giang được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, các Sở, ban ngành của tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở, vật chất tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các hoạt động phục vụ khách du lịch. Các doanh nghiệp tư nhân đã và đang đầu tư nhiều loại hình cơ sở như nhà nghỉ, khu du lịch, một số Homstay... và hiện tại đang xây dựng khu du lịch sinh thái Cổng trời, khu du lịch sinh thái Trường Sơn-Sông Bung, du lịch nghỉ dưỡng với hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã và đang đầu tư tương đối ổn định và sẽ là kỳ vọng phát triển du lịch trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Khách du lịch:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.


Khách du lịch đến với Đông Giang rất ít. Lượng khách này phần lớn là khách quốc tế do các Lữ hành ở Hội An giới thiệu và một số khách đi lẻ tẻ ít lưu trú tại các điểm du lịch, cụ thể doanh thu hàng năm như sau :

Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 6

+ Năm 2016, hai làng du lịch cộng đồng đã đón 1.301 lượt khách lưu trú, doanh thu đạt 320.250.000 đồng.

+ Năm 2017, lượng khách đến hai làng là 1.427 lượt, tăng 9,68%; doanh thu đạt 470.840.000 đồng, tăng 47% so với năm 2016.


+ Năm 2018, lượng khách đến hai làng là 929 lượt, doanh thu đạt 368,8 triệu đồng, giảm 22% so với năm 2017.

+ Năm 2019, lượng khách đến hai làng là 848 lượt, giảm 8,7%; doanh thu đạt 300 triệu đồng, giảm 8,7% so với năm 2018.

+ Năm 2020, lượng khách đến hai làng là 1.100 lượt, doanh thu đạt 380 triệu đồng, tăng 17,9% so với năm 2019.

- Hệ thống Nhà nghỉ

Trong những năm qua, huyện Đông Giang đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch phát triển, các dự án đầu tư về du lịch đã hình thành và đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch. Tính đến nay, trên địa bàn Huyện Đông Giang trong thời gian qua đã xây dựng và nâng cấp rất nhiều nhà nghỉ. Nhà nghỉ thường có kiến trúc kiên cố, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, hiện nay trên địa bàn huyện có 05 nghỉ, 03 Moong với 02 Gươl và 54 phòng nghỉ đảm bảo bố trí cho khách du lịch khi đến thăm quan và lưu trú.

- Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch

Trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay có 40/40 thôn có đường ô tô đến thôn; hoàn thành xây dựng các tuyến Za Hung - A Rooi, tuyến Za Hung - Jơ Ngây, Kà Dăng - Mà Cooih góp phần thuận lợi trong việc đi lại và phát triển kinh tế của địa phương; đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng điện bảo đảm 40/40 thôn có điện lưới Quốc gia và 11 trung tâm xã, thị trấn có điện đường chiếu sáng; xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 30 công trình thủy lợi; 06 công trình nước sinh hoạt và 01 hệ thống nước sạch tập trung; xây dựng, sửa chữa nâng cấp 05 Trạm y tế cấp xã phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Trong lĩnh vực giáo dục xây dựng mới, nâng cấp 20 trường, với 81 phòng học; Trụ sở làm việc từ huyện đến các xã, thị


trấn được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện làm việc ổn định cho cán bộ, công chức. Các vùng trọng điểm, các xã điểm nông thôn mới được chú trọng đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển tạo động lực lan tỏa các vùng phụ cận.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khác:

Qua các năm, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ủy ban nhân dân đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhưng do là huyện miền núi khó khăn trong vấn đề đi lại, mặt bằng dân trí thấp, mức hưởng thụ văn hóa chưa cao nên các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước ít đầu tư các khu vui chơi giải trí trên địa bàn huyện. Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Huyện hiện tại còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ do các hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực ăn uống (nhà hàng, quán cà phê...). Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho du lịch còn khiêm tốn, lại tập trung chủ yếu và công tác bảo tồn, tôn tạo di tích mà chưa có đầu tư vào hạ tầng du lịch. Chưa có nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển du lịch trên địa bàn.

2.3. Quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang

Trong những năm qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân huyện Đông Giang đã và đang triển khai công tác phát triển du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển du lịch, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch được tăng cường từ cấp tỉnh đến các huyện... Việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, công tác xây dựng quy hoạch phát triển du lịch vùng, xây dựng dự án thí điểm về du lịch gắn với nông thôn mới, kế


hoạch dài hạn, trung hạn và các hướng dẫn triển khai công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đông Giang. Cụ thể như sau:

- Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 [28]: Nghị quyết đưa ra quan điểm và mục tiêu quy hoạch, các nhiệm vụ cụ thể, các giải pháp thực hiện năm 2020, du lịch tỉnh Quảng Nam tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Tổ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19 tháng 04 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025: Nghị quyết nêu những mục tiêu chung (Tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của miền núi và huy động tối đa các nguồn lực để phát triển bền vững kinh tế

- xã hội; tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân miền núi. Đầu tư kết cấu hạ tầng; ưu tiên bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển sản xuất gắn với quy hoạch, xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa. Thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số) và các mục tiêu cụ thể về lĩnh vực phát triển du lịch (Về phát triển du lịch, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: Tiếp tục hỗ trợ đầu tư hạ tầng, khôi phục và phát triển các làng nghề để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo tồn phát triển các ngành nghề truyền thống; gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch.


Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, cộng đồng, du lịch làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số...; có cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ du lịch. Hình thành các tuyến du lịch mới trên cơ sở gắn kết những điểm du lịch hiện có; đẩy mạnh phát triển du lịch sông nước Thu Bồn và các lòng hồ thủy điện; hình thành liên kết phát triển du lịch vùng Đông - Tây nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ) [31]

- Kế hoạch hành động số 5011/KH-UBND ngày 02/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch: Kế hoạch chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm, các nhóm giải pháp thực hiện, nhu cầu vốn thực hiện, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Nam trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng.

- Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh Quảng Nam về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, Kế hoạch này nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho vùng miền núi khó khăn và tăng hiệu quả Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

- Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2018 về triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính Phủ và Nghị Quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch


đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 [20]. Kế hoạch đề ra mục đích, yêu cầu; đánh giá tình hình phát triển du lịch; kế hoạch phát triển du lịch huyện Đông Giang; từ đó kiến nghị, đề xuất các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra; Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơtu trên địa bàn huyện Đông Giang từ năm 2017 đến năm 2020 [15]; Dự án thí điểm Làng văn hóa du lịch BhơHôồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây thực sự là nền tảng quan trọng để huyện Đông Giang xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách phát triển du lịch; Chỉ thị 19/CT-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, từ đó tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đã đề ra. Việc xây dựng các văn bản thực hiện chính sách trên địa bàn huyện Đông Giang là rất cần thiết bởi nó là tiền đề, là định hướng các mục tiêu cụ thể thúc đẩy các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Đông Giang đạt mục

đích Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang

Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Truyền thanh-Truyền hình huyện chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phố biến chính sách phát triển du lịch của huyện; các xã, thị trấn tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể đối với công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách.

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện hằng năm đều tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến cho các xã, thị trấn về chính sách phát triển du lịch của huyện


và phối hợp với chính quyền các huyện, thành, thị tổ chức hội nghị tập huấn cho các công ty du lịch – lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú trên địa bàn về nghiệp vụ du lịch, đặc biệt là trước các ngày lễ như: Ngày hội văn hóa truyền thống tộc người Cơtu, Ngày giỗ tổ Hùng Vương, Ngày tái lập huyện …

Huyện Đông Giang cũng chủ động tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài tỉnh để quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương. Các địa điểm du lịch nổi tiếng, trọng điểm của huyện, đồng thời đã chủ động giới thiệu, quảng bá hình ảnh trên mạng internet nhằm quảng bá rộng rãi hơn tới khách du lịch, như đón các đoàn farmtrip (Cung đường Hồ Chí Minh, Khám phá di sản văn hóa truyền thống tộc người Cơtu…).

Đã tham mưu ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng nội dung du lịch thành chuyên mục, chuyên trang, bài viết về chính sách phát triển du lịch, đưa các cơ sở hạ tầng như nhà hàng, nhà nghỉ, ẩm thực… quảng bá trên các trang thông tin điện tử du lịch, cổng thông tin điện tử của huyện, ban hành các tập gấp, tờ rơi, xây dựng đĩa VCD quảng bả, hình ảnh con người Đông Giang trong và ngoài nước …

Vận động tuyên truyền các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động du lịch; giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo tồn các di tích, thực hiện tốt an ninh trật tự tạo cho Đông Giang một điểm đến an toàn và hấp dẫn đối với khách du lịch.

2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang

Trước tiên, có thể thấy, với tư cách cơ quan Quản lý Nhà nước tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, tổ chức triển khai kế hoạch, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện có trách nhiệm cụ thể hóa các nội dung kế hoạch và chủ động phối hợp với các cấp, ngành liên quan để thực hiện. Kiểm tra, rà

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí