Theo Dõi Kiểm Tra, Đôn Đốc Việc Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tại Huyện Đông Giang


soát thực tế các điểm du lịch; xây dựng Kế hoạch hội nghị, hội thảo.., thực hiện tốt và tham gia hội chợ triển lãm kết hợp với xúc tiến đầu tiềm năng du lịch gắn với các giá trị di sản văn hóa như múa Tân tung, da dăh, Dệt thổ cẩm; Nghệ thuật nói lý, hát lý đến bạn bè toàn quốc và Quốc tế. Tham mưu ban ngành xây dựng chính sách hỗ trợ về đất đai; hỗ trợ lãi xuất vay để đầu tư du lịch; hỗ trợ về tư vấn; đầu tư xây dựng phục vụ khách du lịch; hỗ trợ kinh phí đào tạo, đào tạo lại lao động; hỗ trợ quảng bá, xúc tiến du lịch; miễn giảm thuế đối với nhà đầu tư du lịch; hỗ trợ đối với hoạt động lữ hành; nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí xếp hạng các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện.

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cũng đã hướng dẫn các xã, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2018 về triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính Phủ và Nghị Quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm đã được xây dựng, như Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng trời trị giá 400 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch suối khoáng nóng APăng trị giá 100 tỷ đồng, Dự án Trường Sơn - Sông Bung trí giá 200 tỷ đồng, Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Tây Bà Nà trị giá 1.200 tỷ đồng.

Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện cũng đã phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện bố trí nguồn vốn theo các nội dung trong kế hoạch đề ra hàng năm. Các khu du lịch đã được ưu tiên bố trí vốn ngân sách huyện đối ứng; dự án phát triển du lịch cộng đồng; dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch, trùng tu di tích, phục dựng lễ hội... đều được Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện bố trí đảm bảo nguồn kinh phí.


Phòng Kinh tế và Hạ Tầng đã làm tốt công tác phối kết hợp với các cơ quan chuyên môn, xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm nông - lâm nghiệp sạch phục vụ khách du lịch; xây dựng Dự án phát triển nghề dệt thổ cẩm; xây dựng hạ tầng du lịch tại thôn Bhơhôồng để phát triển du lịch cộng đồng..., thường xuyên kiểm tra, giám sát bình ổn giá cả ở diểm du lịch cộng đồng, các nhà hàng, dịch vụ ăn uống, tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Đông Giang chưa có hiện tượng chèn ép, lôi kéo khách du lịch tạo nên một hình ảnh đẹp cho du lịch và con người Đông Giang.

Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng đã chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển làng nghề nông thôn huyện giai đoạn 2016-2020, xây dựng và thực hiện các đề án: Phát triển sản phẩm mít cao sản, loòng boong, chè dây, ớt ARiêu và dự án phát triển sản xuất các sản phẩm trong vùng các dự án được đầu tư trên địa bàn huyện Đông Giang.

Ngoài ra, các đơn vị: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Công an huyện, Bộ chỉ huy Quân sự huyện... đã chủ động tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác an ninh, an toàn cho du khách; bảo vệ môi trường du lịch tại địa phương; Thẩm định và kiểm tra thiết kế chất lượng, mẫu mã tránh tình trạng nhái nhãn hiệu hàng hóa các sản sản phẩm độc quyền của huyện loòng boong, mít cao sản, đẳng sâm, ớt ARiêu, chè dây;...

Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cùng với các cơ sở giáo dục, đào tạo tham mưu đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn huyện, chuẩn hóa về nội dung đào tạo. Mở rộng các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn về chuyên ngành du lịch (quản lý cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên, lễ tân, quản lý buồng phòng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kinh doanh...); phù hợp với điều kiện và khả năng của nhân dân, chủ cơ sở lưu trú, phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực du

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.


lịch, đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 7

Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh- Truyền hình huyện cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện. Xây dựng nội dung chương trình để quảng bá các điểm du lịch cộng đồng, hình ảnh con người và mảnh đất Đông Giang đến với tất cả mọi người bằng các chuyên mục, chuyên trang trên các hệ thống loa đài, băng rôn, Panô, trang thông tin địa phương... tại các xã, thị trấn. Các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện: xây dựng phương án kinh doanh, chủ động mời gọi nguồn vốn đầu tư, khai thác thị trường, có cơ chế thu hút nhân lực có trình độ cao; chú trọng đến công tác đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của huyện, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động, từng bước chuẩn hóa các dịch vụ và đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ, đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết, xây dựng thương hiệu, xây dựng và phát triển các dịch vụ du lịch có chất lượng đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, tham

quan, vui chơi giải trí của khách du lịch.

2.3.4. Duy trì chính sách phát triển du lịch

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, trên cơ sở các các kế hoạch về phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam. Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tham mưu và ban hành các văn bản điều hành, tổ chức triển khai thực hiện phát triển du lịch của địa phương mình và duy trì chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện, cụ thể: Quyết định số 4143/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt đề án hỗ trợ đầu tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạnh 2016-2020; Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2018 về triển khai chương


trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính Phủ và Nghị Quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

2.3.5. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang

Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, hướng dẫn viên, vận chuyển khách du lịch và quản lý các điểm đến du lịch; Kiểm tra các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở lưu trú và các điểm đến du lịch; Kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, rác thải, chất thải tại các cơ sở lưu trú, các điểm đến du lịch, nhà nghỉ và các chủ kinh doanh Homstay...[23]. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, UBND huyện đã có những điều chỉnh, xử lý những vướng mắc, bất cập, cho chủ trương đối với các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn huyện…

Tăng cường kiểm tra hoạt động du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong các dịp lễ, tết, các sự kiện lớn trong năm. Kịp thời phối hợp đồng bộ trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch và tiếp nhận, xử lý thông tin nhanh nhất để giải quyết kiến nghị, phản ánh của du khách nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, hạn chế các tiêu cực trong hoạt động du lịch và hỗ trợ khẩn cấp các du khách cần trợ giúp trong các trường hợp: tai nạn, mất tài sản, dịch vụ kém chất lượng, chèo kéo, "chặt chém", ép giá, lừa đảo, cướp giật…; bảo đảm an ninh, an toàn cho môi trường du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, xây dựng điểm đến "An toàn – Thân thiện – Chất lượng – Hấp dẫn" [23]. Cụ thể là, hàng năm Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã phối hợp với Công an huyện và các đơn vị liên quan tổ chức


kiểm tra công tác phòng chống cháy, nổ tại các cơ sở karaoke, các cơ sở kinh doan lưu trú, các điểm du lịch trên địa bàn huyện.

2.4. Kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang

2.4.1. Kết quả đạt được

Một là, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang đã triển khai có kết quả việc chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Giang đến với các doanh nghiệp, các công ty lữ hành, thực hiện tốt miễn giảm thuế đất cho công ty Mạo hiểm Việt Nam khi tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện theo đúng chủ trương tại Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy chế hỗ trợ phát triển du lịch miền núi và hải Đảo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.

Hai là, nhận thức của người dân tham gia vào lĩnh vực phát triển du lịch được nâng lên tạo thêm thu nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy nền kinh tế- xã hội trong giai đoạn hiện nay. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận đoàn thể và người dân từ huyện đến cơ sở và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch một cách quyết liệt hơn, đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, đưa ra các giải pháp cho các chủ thể tham gia vào lĩnh vực du lịch tốt hơn.

Ba là, công tác quản lý nhà nước về du lịch của các cấp được nâng cao và đổi mới; công tác phân công, phân cấp hợp lý, phối hợp chặt chẽ hơn, bố trí nguồn nhân lực phù hợp với trình độ, năng lực đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; Công tác thông tin, quảng bá, tuyên truyền có nhiều tiến bộ, nội dung được bám sát chủ trương Nghị quyết, phong phú hơn về phương thức tuyên truyền.


2.4.2. Hạn chế, bất cập

Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước về chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang còn nhiều hạn chế, công tác tham mưu ban hành các Nghị quyết, chương trình hành động còn nhiều bất cập, không sát với thực tiễn của địa phương, công tác phát triển du lịch gắn với bảo tồn, lưu giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa; chưa hình thành được sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương; các loại hình hoạt động dịch vụ du lịch chưa phát huy hết tiềm năng thực tiễn của huyện. Công tác xử lý rác thải tại điểm du lịch chưa được quan tâm, chưa bố trí thùng rác thân thiện, hợp vệ sinh môi trường ở các điểm đến. Chưa huy động được các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, chưa có chính sách cho người dân khi tham gia hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về du lịch còn nhiều hạn chế, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú. Tuy có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền nhưng hiệu quả vẫn còn thấp, chưa nâng cao được nhận thức của người dân, người dân chưa coi việc tham gia trong lĩnh vực du lịch là một ngành kinh tế giúp bản thân họ nâng cao thu nhập và cuộc sống gia đình. Vì vậy, họ tham gia vào lĩnh vực các hoạt động du lịch chưa nghiêm túc và chưa mang tính liên tục.

Thứ ba, công tác phối hợp của các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang không tốt, vẫn còn một số cơ quan chưa quan tâm đến công tác thực hiện chính sách phát triển du lịch, còn đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan chuyên môn.

Thứ tư, Công tác xúc tiến thu hút đầu tư chưa được quan tâm tổ chức nên các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch vào địa bàn huyện còn hạn chế về thông tin, công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa được thực hiện, chính vì vậy, vẫn còn một số dự án treo hoặc triển khai không đúng


quy hoạch nên công tác phát triển du lịch đạt kết quả chưa mong muốn.


Thứ năm, chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu và biện pháp triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch, công tác kiểm tra các hoạt động du lịch gắn với các di sản văn hóa chưa được triển khai đồng bộ, còn bỏ ngõ, chưa ban hành các chính sách hỗ trợ cho các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch.

Thứ sáu, việc tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thực thi chính sách chưa được triển khai mà chỉ lồng nghép vào Hội nghị thi đua yêu nước hàng năm của huyện, chính vì vậy chính sách phát triển du lịch chưa tác động nhiều đến phát triển du lịch tại huyện Đông Giang.

Thứ bảy, sản phẩm, dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng còn nghèo nàn. Hộ kinh doanh homstay ít, đơn điệu, chưa đáp ứng các điều kiện để phục vụ cho số lượng lớn du khách. Trang thiết bị lưu trú homestay chưa được nâng cấp thường xuyên.

Thứ tám, việc tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề đang gặp một số khó khăn nhất định. Hiện tại các sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và một số huyện, thành phố trong tỉnh, như: Thành phố Hội An, Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng…

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế


* Nguyên nhân khách quan


Nguồn kinh phí cho lĩnh vực đầu tư, xúc tiến, quảng bá các loại hình du lịch tại huyện Đông Giang còn hạn chế, văn bản của các cấp còn chồng chéo, phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng. Đặc biệt vẫn còn nhầm lẫn giữa cơ quan quản lý và cơ quan sự nghiệp. Bên cạnh đó, vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của các loại hình du lịch, công tác xã hội hóa chưa đảm bảo vì vậy việc thực


hiện các chính sách phát triển du lịch trên địa bản huyện chưa đạt hiệu quả.


Luật Du lịch hiện hành mới được Quốc hội ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 thay thế Luật Du lịch cũ (ban hành năm 2005) với quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết của Bộ Chính trị số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 về phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch năm 2017 vẫn còn chưa đầy đủ ngay từ cấp Trung ương và tỉnh Quảng Nam nên rất khó khăn cho địa phương khi tham mưu công tác thực thi chính sách phát triển du lịch. Cụ thể cho đến nay, Huyện Đông Giang chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ một cách cụ thể cho việc phát triển du lịch ở những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; việc bố trí cán bộ phụ trách du lịch và quản lý nhà nước về du lịch chưa phù hợp, hiện nay cấp xã không có người phụ trách du lịch.

* Nguyên nhân chủ quan


Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các địa phương, các hộ kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế du lịch chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững. Chưa làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, chưa xây dựng được thương hiệu du lịch riêng mang đặc trưng của huyện Đông Giang. Các cấp ủy đảng, ủy ban nhân dân, ủy ban MTTQVN và các tổ chức chính trị khác chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai của phát triển du lịch quan trọng đối với sự phát triển kinh tế

- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.


Tuy trên địa bàn Huyện có nhiều tiềm năng du lịch thu hút các nhà đầu tư nhưng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, thiếu và hầu hết chưa được đào tạo về nghiệp vụ. Nội dung tuyên truyền còn nhiều bất cập, chưa lồng ghép vào trong quy ước thôn, hình thức tuyên truyền đơn điệu, nhàm chán và chưa phù hợp với tiềm năng và điều kiện kinh tế của địa phương.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí