Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch


- Trên cơ sở phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và những bất cập của nền kinh tế thị trường: Nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm và giảm giá các dịch vụ cung cấp cho toàn xã hội. Nhờ đó, mà từng cá nhân, xã hội và các tổ chức đều được hưởng lợi từ kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm nêu trên, nền kinh tế thị trưởng của nước ta hiện nay không tránh khỏi những hạn chế như: độc quyền về sản xuất và phân phối, cung ứng hàng hóa không đầy đủ, thiếu công bằng, thông tin không chính xác về chất lượng hàng hóa,…gây ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Vì vậy, việc sử dụng các công cụ chính sách để giải quyết những vấn đề tiêu cực do nền kinh tế gây ra, tức là khắc phục những khó khăn của nền kinh tế thị trường như: chờ nguồn trợ cấp, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công và chống độc quyền…

- Tạo lập các cân đối trong phát triển: Để kinh tế - xã hội phát triển một cách ổn định, Nhà nước phải sử dụng các chính sách để bảo đảm các cân đối vĩ mô chính yếu như cân đối giữa hàng - tiền, cung - cầu, xuất - nhập khẩu, tiết kiệm - tiêu dùng,… Đồng thời, Nhà nước còn sử dụng chính sách để đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền của đất nước.

- Quản lý, kiểm soát việc phân bổ các nguồn lực trong xã hội: Nhà nước luôn hướng đến mục tiêu phát triển về số lượng và chất lượng hiện tại và trong tương lai, nên nguồn tài nguyên tự nhiên và xã hội của một quốc gia luôn trở thành một vấn đề quan tâm chính yếu của các Nhà nước. Để sử dụng tài nguyên theo hướng ổn định, bền vững và có hiệu quả, Nhà nước dùng chính sách để quản lý, kiểm soát quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bổ, tái phân bổ hợp lý các nguồn lực trong xã hội. Ví dụ: chính sách xây dựng nông thôn mới, giảm tiền thuê đất, chính sách thuế, kêu gọi và xúc tiến


đầu tư trong nước và ngoài nước, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch

- Tạo môi trường phù hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội: Thông qua các chính sách về phát triển du lịch, Nhà nước tạo ra những điều kiện cần thiết để tạo một môi trường thuận lợi cho các chủ thể xã hội hoạt động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản, phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách hội nhập…

- Thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành: Thông qua việc thực hiện chính sách nhằm thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và nhân dân tạo sự nhịp nhàng, đồng bộ trong việc thực hiện các mục tiêu, nội dung trong quản lý Nhà nước. Do vậy, Chính sách phát triển du lịch là định hướng hành động do Nhà nước lựa chọn thể hiện bằng một hệ thống các quyết định có liên quan với nhau (do Nhà nước ban hành), bao gồm các mục tiêu và giải pháp nhằm hướng tới phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy sự phát triển du lịch theo định hướng là kinh tế mũi nhọn nhằm thúc đẩy kinh tế

- xã hội trên địa bàn huyện Đông Giang. Chính sách phát triển du lịch huyện Đông Giang trong thời gian qua đã tạo động lực cho sự phát triển của du lịch của huyện nhà. Cụ thể lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch có chiều hướng tăng. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng được nâng cao, các sản phẩm du lịch sạch về nông - lâm nghiệp, sản phẩm du lịch đan lát mây tre, dệt thổ cẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã đạt chất lượng. Cơ sở lưu trú và các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống được cải thiện về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch đáp ứng được nhu cầu về thực tiễn cũng như chuyên môn về hoạt động lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện Đông Giang.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện chính sách phát triển du lịch

1.2.1. Các khái niệm

Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 3

a. Chính sách và chính sách công

Chính sách là một thành tố, công cụ của quản lý. Chính sách công là thành tố của quản lý nhà nước.

Trong cuốn sách kinh tế - xã hội: “Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu tổng thể của xã hội. Định nghĩa này tuy cố gắng nêu lên một cách đầy đủ các yếu tố cấu thành chính sách kinh tế - xã hội ở nước ta, song lại có sự trùng lặp như: quan điểm - tư tưởng, giải pháp - công cụ, đối tượng - khách thể quản lý...” [17, tr.3].

Tác giả Krafty Furloy cho rằng “Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng”. [17, tr.2].

Charles O.Jones định nghĩa chính sách công như sau “Chính sách công là một tập hợp các yếu tố gồm : Dự định, mục tiêu đề xuất, các quyết định hay các sự lựa chọn hiệu lực

Còn theo Doctor Eríc “ Chính sách công là một sản phẩm của một tiến trình tương tác giữa các cá nhân theo các nhóm làm việc nhỏ trong một khuôn khổ do các tổ chức đặt ra, các tổ chức này hoạt động trong một thể chế chính trị, luật pháp và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa – xã hội”.

Theo các nhà khoa học của viện chính trị học, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, “Chính sách công là đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các nhà hoạt động chính trị để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề cần quan tâm”


Do đó, “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân” [17, tr. 4].

Các nhà khoa học của Viện Chính trị, Học viện Hành chính cho rằng, “Chính sách công là chương trình hành động của nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể,”; “Chương trình hành động hướng đích của chủ thể hoặc chi phối quyền lực công cộng”; Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước mhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định [17, tr. 4].

Khi đề cập đến chính sách công, người ta thường đề cập đến chu trình của một chính sách công, bao gồm: Thiết lập chương trình nghị sự, xây dựng chính sách, ra quyết định chính sách công, thực thi chính sách, đánh giá và điều chỉnh chính sách [17, tr. 22]. Mỗi giai đoạn có vai trò và vị trí quan trọng riêng.

b. Thực hiện chính sách

Khái niệm thực hiện chính sách công là một khâu hợp thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực đối với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng [17, tr. 33].

Nhằm cụ thể hóa các nội dung chính sách để đạt được mục tiêu đã định hướng. Đây là quá trình ban hành các văn bản, chương trình, dự án, kế hoạch thực hiện chính sách để đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội.,...Tuy nhiên để có một chính sách tốt, đúng đắn theo đúng quy định các nhà hoạch định đã rất công phu trong quá trình nghiên cứu để ban hành các chính sách phù hợp với thực tiễn.

c. Du lịch và phát triển du lịch


Khoản 1, Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định thuật ngữ du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [24, tr.01]. Luận văn sử dụng định nghĩa của Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 để triển khai nghiên cứu.

Theo Luật Du lịch năm 2017 thì có 3 loại hình du lịch khác nhau đó là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi [24, tr. 7]. Ngoài ra còn rất nhiều các loại hình có du lịch giải trí, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, hoặc du lịch gắn với các hoạt động Lễ hội,….

Có thể thấy rằng, với các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú nhằm đáp ứng yêu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,… thì nhắc đến hoạt động du lịch người ta cũng thường coi đó là ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao nhận thức về tự nhiên, về lịch sử, văn hóa, đất nước, con người; hiệu quả về mặt kinh tế,… Theo nghĩa đó, Du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói. Ở Việt Nam, từ năm 1986, Du lịch được coi là một ngành kinh tế trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Hoạt động du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, và các sản phẩm


du lịch khác nhằm trao đổi hàng hóa về mặt kinh tế và giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các vùng miền với nhau…, nhưng cũng không tránh khỏi những bất cập như nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; bản sắc văn hóa có nguy cơ mai một và có thể mất đi bởi có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền… Chính vì vậy, khi phát triển các hoạt động du lịch cần phải được định hướng phát triển rõ ràng, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn.

Trên cơ sở Nghị quyết số 08-NQ/TW ban hành ngày 16 tháng 01 năm 2017, Bộ Chính trị đã khẳng định, Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đã, đang góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội; tạo công ăn việc làm cho người dân giúp người dân xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống kinh tế hộ gia đình và cũng nhằm mục đích giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh...đáp ứng nhu cầu phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [32].

Với những điều đã trình bày như trên, có thể thấy, phát triển du lịch là sự phát triển, một mặt, đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - xã hội; mặt khác, là đảm bảo việc bảo vệ môi trường. Đây là điều mà ngày nay người ta hay gọi là sự phát triển du lịch bền vững – sự phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến khả năng phát triển du lịch trong tương lai.

Điều 4, Luật Du lịch năm 2017 quy định nguyên tắc phát triển du lịch như sau:

- Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.


- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

- Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch”.

d. Chính sách phát triển du lịch và thực hiện chính sách phát triển du

lịch

Với những điều đã trình bày như trên về phát triển du lịch, về chính sách

công, có thể thấy rằng: Chính sách phát triển du lịch là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng những quyết định, quy định của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển du lịch; qua đó, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển du lịch của đất nước nói chung; các vùng miền, lĩnh vực du lịch nói riêng.

Thực hiện chính sách phát triển du lịch là việc triển khai chính sách này vào thực hiện có kết quả, hiệu quả cụ thể trong cuộc sống thông qua các hoạt động phát triển du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.

Một cách chung nhất, khi đề cập đến thực hiện chính sách phát triển du lịch thì người ta thường đề cập đến các nội dung cơ bản sau:

Thực hiện chính sách phát triển du lịch được Nhà nước ban hành hướng đến giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch Việt Nam. Khi chính sách được ban hành và triển khai thực hiện sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phát triển du lịch trong phạm vi toàn quốc, hoặc ở những phạm vi vùng miền, lĩnh vực.



lịch

1.2.2. Vai trò và đặc điểm của thực hiện chính sách phát triển du


Thứ nhất, định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động

phát triển du lịch.

Thứ hai, khuyến khích và tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu chung.

Thứ ba, phát huy những mặc tích cực, đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế của nền kinh tế thị trường.

Thứ tư, tạo lập sự cân đối trong phát triển.

Thứ năm, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong lĩnh vực du lịch. Thứ sáu, tạo môi trường phù hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Thứ bảy, thúc đẩy sự phối hợp nhịp nhàng các hoạt động giữa các cấp,

các ngành trong nhiều lĩnh vực.

1.3. Quy trình thực hiện chính sách phát triển du lịch

Nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả chính sách phát triển du lịch, cần thực hiện các bước như sau:

1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch

Đây là bước đầu tiên phải xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch quảng bá và xúc tiến đầu tư... rồi đến chương trình thực hiện chính sách một cách cụ thể hóa mục tiêu đã đưa ra; Tiếp theo, các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch.

1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch

Ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch cần tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng. Hiện nay, không ít các tỉnh, thành phố, các huyện, thị ở các địa phương, đặc biệt các cơ quan, cán bộ, công chức

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí