LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khóa 19, giai đoạn 2011 -2013.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Lâm nghiệp, cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Lâm nghiệp. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về những sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Trần Minh Hợi - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong suốt thời gian qua.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tạo điều kiện về thời gian để tác giả hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Nguyễn Kế Tiếp
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
ĐĂT
VẤ N ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Khái niệm và một số định nghĩa về khuyến lâm 3
1.2. Lịch sử và hoạt động khuyến nông lâm ở trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.2.1. Lịch sử và hoạt động khuyến nông lâm trên thế giới 3
1.2.2. Lịch sử và hoạt động khuyến nông lâm ở Việt Nam 9
1.2.3. Hệ thống khuyến nông Quảng Trị 14
1.3. Về khuyến lâm 15
1.4. Nhận xét, đánh giá chung 17
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Mục tiêu của đề tài 18
2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 18
2.3. Nội dung nghiên cứu 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu 19
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận 19
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 21
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: 24
2.5.1. Phương pháp tính toán các số liệu sinh trưởng 24
2.5.2. Phân tích ma trận SWOT trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 -2011 26
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 27
3.1. Vị trí địa lý 27
3.2. Khí hậu 28
3.3. Tài nguyên đất đai 29
3.4. Dân số, dân tộc và sự phân bố theo địa bàn 30
3.5. Phân bố lực lượng lao động 31
3.6. Tình hình thu nhập của dân cư 32
3.7. Tập quán sản xuất, canh tác 32
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1. Đánh giá thực trạng triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011 33
4.1.1. Đơn vị tham gia xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011 33
4.1.2. Kinh phí xây dựng mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 33
4.1.3. Cơ chế tổ chức xây dựng mô hình khuyến lâm giai đoạn 2006-2011 34
4.1.4. Các mô hình khuyến lâm đã triển khai tại Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 40
4.2. Đánh giá kết quả các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011 40
4.2.1. Đánh giá thành phần loài và biện pháp kỹ thuật áp duṇ g trong các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại Quảng Trị giai đoạn 2006-2011 40
4.2.2. Đánh giá về tổ chức triển khai và sinh trưởng của các loài cây trong một số mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại Quảng Trị giai đoạn 2006- 2011 44
4.3. Đánh giá tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 61
4.3.1. Tác động của một số mô hình khuyến lâm đến nhận thức và nhân rộng mô hình của người dân 61
4.3.2. Đánh giá tác động của mô hình khuyến lâm đến phát triển kinh tế - xã hội 64
4.4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị 67
4.4.1. Điểm mạnh 67
4.4.2. Điểm yếu 68
4.4.3. Cơ hội 68
4.4.4. Thách thức 69
4.4.5. Bài học kinh nghiệm 69
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng mô hình khuyến lâm 70
4.5.1. Nhóm các giải pháp tăng cường công tác khuyến lâm 70
4.5.2. Nhóm giải pháp phát huy hiệu quả các mô hình khuyến lâm 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀ I LIÊỤ PHỤ LỤC
THAM KHẢ O
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ | |
HTX | Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp |
TBKT | Tiến bộ kỹ thuật |
DAE | Cục khuyến nông |
MAFF | Bộ Thủy sản |
GMP | Thực hành Tốt sản xuất “Good Manufacturing Practices” |
GDP | Tổng sản phẩm trong nước |
CHTW | Chấp hành Trung ương |
PTNT | Phát triển nông thôn |
UBND | Ủy ban nhân dân |
KNV | Khuyến nông viên |
OTC | Ô tiêu chuẩn |
TRTC | Trồng rừng thâm canh |
KNQG | Khuyến nông Quốc gia |
TTKN | Trung tâm khuyến nông |
MH | Mô hình |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 2
- Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 3
- Đánh Giá Thực Trạng Tổ Chức Triển Khai Xây Dựng Các Mô Hình Khuyến Lâm Ở Tỉnh Quảng Trị, Giai Đoạn 2006 – 2011.
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
2.1 | Bảng tổng hợp các mô hình khuyến lâm được đánh giá. | 23 |
3.1 | Tổng hợp tình hình khí tượng thủy văn từ 2006 - 2011 | 28 |
3.2 | Hiện trạng sử dụng đất năm 2003 | 30 |
4.1 | Kinh phí xây dựng các mô hình khuyến lâm tại Quảng Trị giai đoạn 2006-2011 | 33 |
4.2 | Định mức áp dụng chi triển khai xây dựng mô hình khuyến lâm | 37 |
4.3 | Số liệu các mô hình khuyến lâm tại Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2011 | 40 |
4.4 | Thành phần loài cây trồng trong các mô hình Khuyến lâm đã xây dựng tại Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2011 | 41 |
4.5 | Thông tin về các mô hình điều tra đánh giá | 45 |
4.6 | Bảng so sánh kế hoạch triển khai và kết quả thực hiện mô hình | 47 |
4.7 | Hoạt động tập huấn kỹ thuật trong mô hình khuyến lâm | 48 |
4.8 | Hoạt động thông tin tuyên truyền trong mô hình khuyến lâm | 51 |
4.9 | Kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng của các loài cây trồng trong mô hình khuyến lâm và mô hình trồng đại trà | 53 |
4.10 | Nhận thức của người dân khi có mô hình khuyến lâm | 61 |
4.11 | Bảng số liệu nhân rộng mô hình khuyến lâm | 63 |
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình, biểu đồ | Trang | |
2.1 | Các bước nghiên cứu của đề tài | 20 |
4.1 | Hệ thống chuyển giao theo kênh khuyến lâm ở Quảng Trị | 46 |
4.2 | Tập huấn kỹ thuật tại hiện trường cho các hộ dân tại xã Triệu Vân – huyện Triệu Phong | 50 |
4.3 | Các hộ dân thăm quan mô hình Keo lá liềm tuổi 2 | 50 |
4.4 | Pano quảng bá mô hình | 52 |
4.5 | Mô hình khuyến lâm Loài cây: Keo lá liềm 2 tuổi | 56 |
4.6 | Mô hình đại trà Loà i cây: Keo lá liềm 2 tuổi | 56 |
4.7 | MH khuyến lâm được chăm sóc, bón phân | 57 |
4.8 | MH đại trà không được chăm sóc, bón phân | 57 |
4.9 | Mô hình khuyến lâm Loài cây: Mây nếp 4 tuổi | 57 |
4.10 | Mô hình đại trà Loài cây: Mây nếp 4 tuổi | 57 |
4.11 | Mô hình khuyến lâm | 58 |
4.12 | Mô hình đại trà | 58 |
4.13 | Mô hình khuyến lâm Loài cây: Bời lời 3 tuổi | 60 |
4.14 | Mô hình đại trà Loài cây: Bời Lời 3 tuổi | 60 |
4.1 | Tổng trữ lượng trung bình của mô hình keo lá liềm tuổi 5 | 54 |
4.2 | Tăng trưởng trữ lượng bình quân hàng năm của mô hình keo lá liềm tuổi 5 | 54 |
4.3 | Tổng trữ lượng trung bình của mô hình Keo lá liềm tuổi 4 | 54 |
4.4 | Tăng trưởng trữ lượng bình quân hàng năm của mô hình Keo lá liềm tuổi 4 | 54 |
4.5 | Chiều cao trung bình của mô hình Keo lá liềm tuổi 3 | 55 |
4.6 | Đường kính trung bình của mô hình Keo lá liềm tuổi 3 | 55 |
4.7 | Chiều cao trung bình của mô hình Bời lời tuổi 3 | 59 |
4.8 | Đường kính trung bình của mô hình Bời lời tuổi 3 | 59 |
ĐĂT
VẤ N ĐÊ
Hiện tại ở nước ta có gần 100 triệu dân, trong đó 25 triệu dân và 6 triệu hộ gia đình sống tại vùng miền núi. Các xã nghèo miền núi có diện tích chiếm khoảng 50 % tổng diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó 66 % là rừng và đất rừng. Người dân và các cộng đồng ở miền núi chủ yếu sống phụ thuộc vào rừng. Họ chủ yếu là các dân tộc thiểu số và có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong cả nước.
Đứng trước thách thức lớn về biến đổi khí hậu, vai trò của ngành lâm nghiệp ở nước ta ngày càng được đề cao, không ngừng hướng đến sản xuất bền vững. Các chương trình phát triển nông thôn miền núi, phát triển ngành lâm nghiệp đã và đang được nhà nước đầu tư nhằm thu hút người dân và các tổ chức tham gia vào phát triển lâm nghiệp, do vậy việc đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm ở Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng.
Phát triển Khuyến lâm là một trong những nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/2/2007 là:
- Nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý, bảo vệ rừng cho 80% hộ nông dân;
- Thu hút 50% thành phần kinh tế khu vực tư nhân và các tổ chức đoàn thể tham gia các hoạt động khuyến lâm;
- Bố trí ít nhất một cán bộ khuyến lâm chuyên trách hoặc kiểm lâm cho mỗi xã nhiều rừng và tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến lâm tự nguyện;
- Cải tiến và cập nhật nội dung, phương pháp khuyến lâm để phù hợp với trình độ của nông dân, đặc biệt hộ nghèo và dân tộc ít người;
- Xây dựng mối liên kết giữa hệ thống khuyến lâm và đào tạo với các chủ rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản.
Từ những nhiệm vụ trong Chiến lược Phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án phát triển khuyến lâm giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu trung hạn là: Phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ làm công tác khuyến lâm từ trung ương đến thôn bản, ưu tiên cho khuyến lâm cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển giao